Nguyên Nhân Xe Oto đề Khó Nổ Và Cách Xử Lý - Hà Thành Garage

    • 1. Xe đề khó nổ vào mùa lạnh
    • 2. Xe đề khó nổ do hết nhiên liệu
    • 3. Xe đề khó nổ do hệ thống chống trộm hoặc chìa khoá xe bị lỗi
    • 4. Cần số chưa đúng vị trí hoặc chưa đạp phanh (côn)
    • 5. Xe đề khó nổ do ắc quy bị yếu
    • 6. Xe đề khó nổ do hệ thống đề bị lỗi
    • 7. Xe đề khó nổ do rơ le hoặc bơm nhiên liệu bị lỗi
    • 8. Xe đề khó nổ do bugi hoặc bô bin đánh lửa bị trục trặc
    • 9. Kim phun nhiên liệu bị tắc
    • 10. Xe đề khó nổ có những cách nào để tránh?
    • 11. Kết luận

Xe ô tô đề khó nổ xuất phát từ nhiều nguyên nhân và gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người lái. Vậy do đâu mà xe đề khó nổ, hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu 9 nguyên nhân khiến xe ô tô đề khó nổ và cách xử lý trong từng trường hợp trong bài viết ngay dưới đây!

Nguyên nhân xe oto đề khó nổ và cách xử lý

1. Xe đề khó nổ vào mùa lạnh

Xe đề khó nổ có thể xuất phát từ chính điều kiện thời tiết.

Nguyên nhân

Điều kiện thời tiết lạnh, chủ yếu là vào mùa đông và đầu xuân tại miền Bắc gây cản trở hoạt động hiệu quả của nhiên liệu và bugi ô tô.

Thời tiết lạnh khiến nhiên liệu bị bốc hơi ít hơn, dầu bị đông đặc lại trên bề mặt ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn và đốt nhiên liệu, hoặc là nguyên nhân khiến ắc quy làm việc không hiệu quả.

Cách xử lý

Đề nhiều và dài hơi hơn so với thông thường để nhiên liệu có thời gian được nóng lên. Đồng thời, hạn chế để xe ngoài trời quá lâu nếu có thể.

2. Xe đề khó nổ do hết nhiên liệu

Nguyên nhân

Để ý vạch báo nhiên liệu xem có phải xe đã hết xăng hoặc gần hết xăng chưa. Xe hết nhiên liệu hoặc gần hết nhiên liệu cũng dẫn đến hiện tượng khó đề nổ xe.

Cách xử lý

Trường hợp này rất đơn giản, anh/chị chỉ cần đổ thêm xăng là xe lại đề nổ lại như bình thường. Bên cạnh đó, anh/chị cũng cần nhớ thường xuyên để ý vạch báo nhiên liệu để kịp thời đổ xăng khi gần hết. Tránh hiện tượng quá nhiều lần để cạn kiệt nhiên liệu rồi mới đổ.

Xe đề khó nổ do hết nhiên liệu

3. Xe đề khó nổ do hệ thống chống trộm hoặc chìa khoá xe bị lỗi

Nguyên nhân

Hệ thống chống trộm của ô tô bị lỗi cũng có thể khiến ô tô khó nổ khi đề xe. Thậm chí, với những xe ô tô sử dụng chìa khoá thông minh và khởi động bằng nút bấm, nếu chìa khóa bị hư hỏng hay hết pin, xe sẽ không thể nổ máy.

Cách xử lý

Thay chìa khóa thông minh mới (chìa dự phòng hoặc mua mới) hoặc phải đến các garage sửa chữa để kiểm tra và sửa chữa hệ thống chống trộm.

4. Cần số chưa đúng vị trí hoặc chưa đạp phanh (côn)

Nguyên nhân

Người lái không đạp chân côn xe (với xe hộp số sàn) hay không đạp chân phanh xe (với xe hộp số tự động). Khi đó, cần số không chuyển về vị trí số P, khiến xe ô tô đề không nổ máy.

Cách xử lý

Cách duy nhất là người lái cần nắm rõ về các bước nổ máy xe ô tô đúng cách.

Nếu kiểm tra những lỗi kỹ thuật trên không phải là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe khó nổ thì có thể động cơ ô tô đã gặp một số vấn đề.

5. Xe đề khó nổ do ắc quy bị yếu

Nguyên nhân

Ắc quy ô tô bị yếu là một trong những nguyên nhân thường gặp phổ biến khiến xe ô tô đề khó nổ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ắc quy yếu. Có thể kể ra một số nguyên nhân sau:

  • Thói quen quên tắt các thiết bị điện trên xe (như đèn, điều hòa, màn hình, loa xe…) tiêu tốn điện ắc quy. Lầu dần khiến ắc quy bị yếu điện.

  • Các đầu cực ắc quy bị mòn do thời gian sử dụng lâu dài.

  • Ắc quy sử dụng nhiều năm, tuổi thọ bị giảm xuống.

Cách xử lý

Nếu ắc quy bị yếu điện, anh/chị có thể sử dụng bộ kích điện ô tô hoặc nhờ một xe ô tô khác hỗ trợ kích điện, hoặc câu bình ắc quy.

Nếu đầu cực ắc quy bị mòn và tuổi thọ ắc quy bị giảm xuống, nên thay mới ắc quy để đạt hiệu suất hoạt động tốt nhất.

Xe đề khó nổ do ắc quy bị yếu

6. Xe đề khó nổ do hệ thống đề bị lỗi

Nguyên nhân

Khi đề xe, phát hiện những tiếng lách tách bên trong và không thể nổ xe thì hệ thống đề của xe đã bị lỗi. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những bộ phận sau:

  • Ống nam châm điện trong hệ thống đề đóng và ngắt liên tục khiến xe không khởi động được.

  • Lỗi hoặc hư hỏng bộ phận bánh răng, ổ trục hay vòng bi… theo thời gian sử dụng.

  • Củ đề xe ô tô bị lỗi. Khi đó, khiến xe ô tô khó nổ vào buổi sáng hoặc xe ô tô khó nổ lúc máy nguội… Nguyên nhân có thể do chổi than củ đề bị mòn, rơ le đề hoặc vả đề bị hỏng hoặc bị hoen rỉ các mối nối.

Cách xử lý

Trong trường hợp này, không thể tự sửa, anh/chị cần đưa xe đến các garage sửa chữa để nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra và đưa ra biện pháp khắc phục.

7. Xe đề khó nổ do rơ le hoặc bơm nhiên liệu bị lỗi

Nguyên nhân

Khi rơ le hoặc bơm nhiên liệu bị lỗi, nhiên liệu sẽ không được phun hoặc phun với lưu lượng không đủ để quá trình cháy diễn ra, khiến xe ô tô đề khó nổ.

Cách khắc phục

Đưa xe đến các garage sửa chữa để nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra và đưa ra biện pháp khắc phục. Đồng thời, trang bị đồng hồ áp suất nhiên liệu để tiện theo dõi lượng nhiên liệu động cơ khi có vấn đề phát sinh.

8. Xe đề khó nổ do bugi hoặc bô bin đánh lửa bị trục trặc

Nguyên nhân

Khi bugi hoặc bô bin đánh lửa bị trục trặc, buồng đốt sẽ không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện yếu.

Điều này sẽ khiến hỗn hợp khí và nhiên liệu không được đốt cháy hoặc đốt cháy chậm. Khi đó, xe ô tô sẽ không thể đề nổ hoặc khó nổ hoặc đề dài mới có thể nổ máy.

Cách khắc phục

Trong trường hợp này, anh/chị có thể tự kiểm tra bugi và theo dõi thời điểm đánh lửa để đưa ra biện pháp xử lý đúng.

Để kiểm tra bugi, tháo bugi và để bugi gần miếng kim loại rồi quay động cơ. Nếu bugi phát ra tia lửa điện thì vẫn còn sử dụng được. Còn nếu không có hiện tượng gì xảy ra, bugi không phát ra tia lửa điện thì bugi không thể sử dụng được nữa, cần thay thế.

Xe đề khó nổ do bugi hoặc bô bin đánh lửa bị trục trặc

9. Kim phun nhiên liệu bị tắc

Nguyên nhân

Kim phun nhiên liệu bị tắc sẽ khiến nhiên liệu không thể vào buồng đốt xi lanh hoặc vào không đủ, khiến động cơ không đủ nhiên liệu để hoạt động.

Nguyên nhân do kim phun nhiên liệu trong động cơ bị bẩn sau một thời gian dài sử dụng khiến đường phun nhiên liệu bị hạn chế hoặc thậm chí bị tắc.

Cách khắc phục

Cách khắc phục là cần vệ sinh kim phun nhiên liệu thường xuyên, định kỳ để tránh hiện tượng bị bẩn hoặc bị tắc kim phun.

10. Xe đề khó nổ có những cách nào để tránh?

Để tránh hiện tượng xe khó nổ, anh/chị cần lưu ý những điều sau:

  • Tắt toàn bộ các thiết bị điện trên xe sau khi sử dụng, sau khi ra khỏi xe.

  • Thay ắc quy ô tô định kỳ thông thường sau 100.000 km chạy, tương đương khoảng 4 năm sử dụng.

  • Kiểm tra, vệ sinh bugi ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km, thay bugi sau mỗi 40.000 - 100.000 km.

  • Kiểm tra, vệ sinh kim phun nhiên liệu ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km.

  • Kiểm tra rơ le, bơm nhiên liệu… định kỳ sau mỗi 20.000 km.

  • Đồng thời, cần vệ sinh, bảo dưỡng xe định kỳ để phát hiện những lỗi, hỏng hóc xe.

11. Kết luận

Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng xe ô tô đề khó nổ. Hà Thành Garage mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, anh/chị đã có thể tìm đã nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng khó nổ cho chiếc xe của mình.

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm và theo dõi. Chúc anh/chị luôn an toàn trên mọi chuyến đi!

Bảo dưỡng ô tô thường xuyên, định kỳ là một hạng mục quan trọng mỗi chủ xe đều cần phải lưu ý để đảm bảo xế yêu của mình luôn hoạt động mượt mà và trơn tru nhất. Tại Hà Thành Garage, quy trình bảo dưỡng ô tô sẽ giúp kiểm tra tổng quát xế yêu của anh/chị qua 14 bước với 33 hạng mục chi tiết và chuyên sâu. Tham khảo ngay: Dịch vụ bảo dưỡng ô tô định kỳ tại Hà Thành Garage

>>> Tham khảo thêm bài viết khác

  • Ô tô bị rung khi đang chạy hoặc phanh nguyên nhân do đâu?

  • 10 nguyên nhân xe ô tô bị giật khi đạp ga và cách xử lý

  • Nguyên nhân và cách xử lý xe ô tô bị chết máy khi giảm ga

  • 4 nguyên nhân khiến xe ô tô hao nhớt và cách khắc phục

Liên hệ với hà thành garage để được tư vấn

  • Điện thoại: 0568 05 0505
  • Zalo:0568050505
  • Fanpage Facebook
  • Điện thoại: 0926 05 0505
  • Zalo:0926050505
  • Youtube

Từ khóa » đề Xe ô Tô Khó Nổ