Lý Thuyết Dãy Số

Lý thuyết về dãy số, các khái niệm và tính chất của dãy số tăng, dãy số giảm, dãy số bị chặn

1. Định nghĩa dãy số

a) Mỗi hàm số u xác định trên tập số nguyên dương N* được gọi là một dãy số vô hạn (gọi tắt là dãy số). Kí hiệu:

\(\begin{array}{l}u:\,\,{N^*}\,\, \to \,\,\,R\\\,\,\,\,\,\,\,n\,\,\,\, \to \,\,\,\,u\left( n \right)\end{array}\)

Dãy số thường được viết dưới dạng khai triển \({u_1};{u_2};{u_3};...;{u_n};...\)

trong đó un = u(n) là số hạng thứ n và gọi nó là số hạng tổng quát, u1 là số hạng đầu của dãy số (un)

b) Mỗi hàm số u xác định trên tập \(M = \left\{ {1;2;3;...;m} \right\}\), với \(m \in {N^*}\) được gọi là một dãy số hữu hạn

Dạng khai triển của nó là: \({u_1};{u_2};{u_3};...;{u_m}\) , trong đó \(u_1\) là số hạng đầu, \(u_m\) là số hạng cuối.

2. Cách cho một dãy số

a) Dãy số được cho bằng công thức của số hạng tổng quát

Khi đó \({u_n} = f\left( n \right)\), trong đó f là một hàm số xác định trên N* .

Đây là cách khá thông dụng (giống như hàm số) và nếu biết giá trị của n (hay cũng chính là số thứ tự của số hạng) thì ta có thể tính ngay được un.

b) Dãy số cho bằng phương pháp mô tả

Người ta cho một mệnh đề mô tả cách xác định các số hạng liên tiếp của dãy số. Tuy nhiên, thường thì không tìm ngay được un với n tuỳ ý.

c) Dãy số cho bằng phương pháp truy hồi (hay quy nạp)

– Cho số hạng thứ nhất (hoặc một vài số hạng đầu).

– Với \(n \ge 2\), cho một công thức tính \(u_n\) nếu biết \({u_{n - 1}}\) (hoặc một vài số hạng đứng trước đó)

Chẳng hạn, công thức có thể là: \({u_1} = a{u_n} = f\left( {{u_{n - 1}}} \right);\,\,n \ge 2\) hoặc \({u_1} = a;{u_2} = b{u_n} = f\left( {{u_{n - 1}};{u_{n - 2}}} \right);\,\,n \ge 3\)

3) Thế nào là dãy số tăng, dãy số giảm

– Dãy số un được gọi là dãy số tăng nếu \({u_{n + 1}} > {u_n}\,\,\forall n \in {N^*}\)

– Dãy số un được gọi là dãy số giảm nếu \({u_{n + 1}} < {u_n}\,\,\forall n \in {N^*}\)

Phương pháp khảo sát tính đơn điệu của dãy số (un):

Phương pháp 1: Xét hiệu \(H = {u_{n + 1}} - {u_n}\)

– Nếu \(H>0\) với mọi n ∈ N* thì dãy số tăng

– Nếu \(H<0\) với mọi n ∈ N* thì dãy số giảm

Phương pháp 2:

Nếu \({u_n} > 0\) với mọi n ∈ N* thì lập tỉ số , rồi so sánh với 1.

– Nếu > 1 với mọi n ∈ N* thì dãy số tăng.

– Nếu < 1 với mọi n ∈ N* thì dãy số giảm.

4. Định nghĩa dãy số bị chặn

– Dãy số un được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại số M sao cho \({u_n} \le M\,\,\forall n \in {N^*}\)

– Dãy số un được gọi là bị chặn dưới nếu tồn tại số m sao cho \({u_n} \ge m\,\,\forall n \in {N^*}\).

– Dãy số un được gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới, tức là tồn tại hai số m, M sao cho: \[m \le {u_n} \le M\,\,\forall n \in {N^*}\]

Từ khóa » Khái Niệm Về Dãy Số