Lý Thuyết đo Thể Tích Chất Lỏng | SGK Vật Lí Lớp 6

ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

I – ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH

Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một thể tích khác đã được chọn làm đơn vị.

- Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là mét khối \(\left( {{m^3}} \right)\) và lít \(\left( l \right)\)

Ngoài ra còn dùng các đơn vị: \(c{m^3},ml,cc,d{m^3},...\)

\(\begin{array}{l}1{m^3} = 1000d{m^3} = 1000000c{m^3} = 1000000ml \\= 1000000cc\\1c{m^3} = 1ml = 1cc\\1{m^3} = \dfrac{1}{{1000000000}}k{m^3}\end{array}\)

\(1\) lít \( = 1d{m^3} = 1000c{m^3} = 1000ml\)

II – ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

1. Dụng cụ đo thể tích

- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: Dùng bình chia độ, ca đong, can, …

- Trên mỗi bình chia độ đều có:

+ Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.

+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Trên ca đong hay can có GHĐ nhưng có thể có hoặc không có các vạch chia (có thể có hoặc không ĐCNN).

Lưu ý: Trên một cái can có ghi 5l thì ta hiểu can đo đựng được chất lỏng có thể tích tối đa là 5l hay còn gọi là dung tích của can là 5l.

2. Cách đo thể tích

Các bước đo thể tích:

1. Ước lượng thể tích cần đo

2. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp

3. Đặt bình chia độ thẳng đứng

4. Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình

5. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng

Loigiaihay.com

Từ khóa » độ Dài Chất Lỏng