Lý Thuyết Hóa 10: Bài 18. Phân Loại Phản ứng Trong Hóa Học Vô Cơ

Tóm tắt Lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 18: Ôn tập chương V theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Hóa học 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 18: Ôn tập chương V

Mục lục nội dung I. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệtII. Biến thiên enthalpy của phản ứng1. Biến thiên enthalpy 2. Biến thiên enthalpy chuẩn3. Ý nghĩa của biến thiên enthalpyIII. Tính biến thiên enthapyl của phản ứng theo nhiệt tạo thành1. Khái niệm nhiệt tạo thành2. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thànhIV. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết

I. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 18

Ví dụ:

- Khi than, củi cháy, không khí xung quanh ấm hơn do phản ứng tỏa nhiệt.

- Pha viên sủi vitamin C vào nước, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn, đó là do xảy ra phản ứng thu nhiệt.

- Khi nung vôi, người ta sử dụng phản ứng đốt than để cung cấp nhiệt cho phản ứng phân hủy đá vôi. Phản ứng đốt than là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

II. Biến thiên enthalpy của phản ứng

1. Biến thiên enthalpy 

- Biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng), kí hiệu là ∆rH là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở một điều kiện xác định.

- Phương trình hóa học kèm theo trạng thái của các chất và giá trị ∆rH gọi là phương trình nhiệt hóa học.

2. Biến thiên enthalpy chuẩn

- Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học, kí hiệu là ΔrHo298, chính là lượng nhiệt (tỏa ra hoặc thu vào) của phản ứng đó ở điều kiện chuẩn.

- Chú ý: Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K (25oC).

3. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy

- Dấu của biến thiên enthalpy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt:

+ ∆rH > 0: phản ứng thu nhiệt

+ ∆rH < 0: phản ứng tỏa nhiệt

- Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.

III. Tính biến thiên enthapyl của phản ứng theo nhiệt tạo thành

1. Khái niệm nhiệt tạo thành

- Nhiệt tạo thành của một chất (∆fH) là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.

- Nhiệt tạo thành chuẩn ( ΔfHo298) là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.

2. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành

- Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành:

Ở điều kiện chuẩn:

ΔrHo298 = ∑ΔfHo298(sp) − ∑ΔfHo298(cd)

- Trong tính toán cần lưu ý đến hệ số của các chất trong phương trình hóa học.

IV. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết

- Phản ứng hóa học là quá trình phá vỡ các liên kết trong chất đầu và hình thành các liên kết mới để tạo thành sản phẩm

- Biến thiên enthalpy của phản ứng (mà các chất đều ở thể khí), bằng hiệu số giữa tổng năng lượng liên kết của các chất đầu và tổng năng lượng liên kết của các sản phẩm (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)

- Ở điều kiện chuẩn

ΔrHo298 = ∑Eb(cd)−∑Eb(sp)

>>> Xem toàn bộ: 

- Lý thuyết Hóa 10 Kết nối tri thức

- Soạn Hóa 10 Kết nối tri thức

- Sơ đồ tư duy Hóa 10 Kết nối tri thức

- Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 18: Ôn tập chương V theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 10 nhé. Chúc các bạn học tốt.

Từ khóa » Các Loại Phản ứng Hóa Học Vô Cơ