Phân Loại Phản ứng Trong Hóa Học Vô Cơ

Rss Feed Trang nhất Tin Tức Hóa 10 Lớp học nhóm tại nhà Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ Đăng lúc: Thứ bảy - 14/10/2017 11:51. Đã xem 24629 - Người đăng bài viết: Phạm Hồng Gấm Chuyên mục : Hóa 10 Phản ứng trong hóa học vô cơ được chia thành hai loại là phản ứng oxi hóa khử và phản ứng không oxi hóa khử Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

I. Phản ứng oxi hóa khử và phản ứng không oxi hóa khử

1. Phản ứng hoá hợp

4P + O2 → P2O5Là phản ứng hóa học, trong đó 2 hay nhiều chất hóa hợp với nhau tạo thành một chất mới.Tгопg phản ứng hoá hợp. số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

2. Phản ứng phân huỷ

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2OLà phản ứng hóa học, trong đó một chất bị phân hủy thành 2 hay nhiều chất mớiTrong phản ứng phân huý. số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thav đổi.

3. Phản ứng thế

Là phản ứng hóa học, trong đó nguyên tử của nguyên tố này ở dạng đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chấtFe + HCl → FeCl2 + H2Trong hoá học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

4. Phản ứng trao đổi

Là phản ứng hóa học, trong đó các hợp chất trao đổi nguyên tử hay nhóm nguyên tử với nhauTrong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.

KỂT LUẬN

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, có thể chia phản ứng hoá học thành hai loại :a) Phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá là phản ứng oxi hoá - khử.Các phản ứng thế, một số phản ứng hoá hợp và một sô phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.b) Phản ứng hoá học không có sự thay dổi số oxi hoá, không phải là phản ứng oxi hoá - khử.Các phản ứng trao đổi, một số phản ứng hoá hợp và một sô phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.

II. Phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.Thí dụ: Phản ứng đốt cháy xăng dầu, cung cấp năng lượng để vận hành xe cộ, máy móc,...Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.Thí dụ: Khi sản xuất vôi, người ta phải liên tục cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt để thực hiện phản ứng phân hủy đá vôi.

Xem thêm:

  • Lý thuyết phản ứng Oxi hóa khử
  • Liên kết ion - Tinh thể ion
Từ khóa:

phản ứng, hóa học, vô cơ, phân loại phản ứng hóa học

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 63 trong 14 đánh giá Click để đánh giá bài viết Được đánh giá 4.5/5

Những tin mới hơn

  • Bài tập Phản ứng Oxi hóa - Khử (16/10/2017)
  • Khái quát về nhóm Halogen (16/10/2017)
  • CLO (18/10/2017)
  • Hidro clorua, axit clohidric và muối clorua (20/10/2017)
  • Hợp chất có Oxi của Clo (22/10/2017)
  • FLO - BROM - IOT (24/10/2017)
  • Bài tập về nhóm Halogen (26/10/2017)
  • Bài tập về Clo (28/10/2017)
  • Bài tập về Hidro clorua, axit clohidric và muối clorua (30/10/2017)
  • Luyện tập hợp chất có Oxi của Clo (01/11/2017)

Những tin cũ hơn

  • Lý thuyết Phản ứng Oxi hóa - Khử (12/10/2017)
  • Lý thuyết Hóa trị và số oxi hóa (11/09/2017)
  • Tinh thể nguyên tử - Tinh thể phân tử (11/09/2017)
  • Liên kết cộng hóa trị (11/09/2017)
  • Liên kết ion - Tinh thể ion (08/09/2017)
  • Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử (13/08/2017)
  • Cấu hình electron nguyên tử (15/08/2017)
  • Hạt nhân nguyên tử và nguyên tố hóa học (11/08/2017)
  • Thành phần cấu tạo của nguyên tử (08/08/2017)
  • Giải đáp một số câu đố về bảng tuần hoàn (06/03/2017)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Nội dung

Mã an toàn: Mã chống spamThay mới

Xem bản: Desktop | Mobile thaydungdayhoa.com là trang web cá nhân của thầy Phạm Ngọc Dũng Cronjob

Từ khóa » Các Loại Phản ứng Hóa Học Vô Cơ