Lý Thuyết Sinh Học 11-: Vận Chuyển Các Chất Trong Cây

BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

A- LÝ THUYẾT CƠ BẢN

  1. Trong cây có hai dòng vận chuyển:

- Dòng mạch gỗ: gồm các tế bào chết, vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ đến các bộ phận khác của cây.

- Dòng mạch rây: gồm các tế bào sống, vận chuyển chất hữu cơ và ion khoáng từ lá đến nơi cần sử dụng và các cơ quan dự trữ (rễ, hạt, củ, quả,…)

 

 

Dòng mạch gỗ

Dòng mạch rây

Cấu tạo

Đặc điểm

- Gồm các tế bào chết

- 2 loại tế bào: quản bào và mạch ống.

+ Các loại tế bào chết không có màng và bào quan → giảm lực

cản, vận chuyển vật chất ngược chiều trọng lực dễ dàng hơn.

+ Thành tế bào được linhin hóa → mạch gỗ bền chắc và chịu nước.

 

- Gồm các tế  bào sống

- 2 loại tế bào: tế bào ống rây và tế bào kèm.

+ Tế bào ống rây: không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh còn lại là các sợi mảnh

→ vận chuyển dịch mạch rây.

+ Tế bào kèm: nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ

→ cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây.

Cách sắp xếp

+ Các tế bào cùng loại nối với nhau bằng cách đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành một ống dài.

+ Các tế bào khác loại nối với nhau qua các lỗ bên.

+ Các tế bào ống rây nối với nhau qua các bản rây tạo thành ống xuyên suốt.

+ Các tế bào kèm nằm sát xung quan h các tế bào ống rây

 

Thành phần

- Chủ yếu là nước, các ion khoáng.

- Các axit amin, vitamin, hoocmon,… được tổng hợp ở rễ

- Chủ yếu là saccarozo, axit amin, hoocmon,… được tổng hợp từ lá

- Một số ion khoáng được tái sử dụng, đặc biệt nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8,0-8,5.

Động lực dòng vận chuyển

- Áp suất rễ: sinh ra do hoạt động trao đổi chất ở rễ giúp đẩy nước lên cao

- Lực hút do thoát hơi nước của lá (động lực chính)

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

- Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (ASTT cao) và cơ quan đích (ASTT thấp).

 (*) Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá:

Ban đêm, độ ẩm không khí cao, bão hòa hơi nước, nên nước bị đẩy từ rễ lên lá (nhờ áp suất rễ) không thể thoát ra dưới dạng hơi nước mà đọng lại thành giọt ở mép lá (do nước có sức căng bề mặt)

- Hiện tượng này dễ thấy ở các cây thân thảo, vì

+ cây thấp nên áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước lên lá

+ cây ở gần mặt đất nên dễ bị bão hòa hơi nước, tạo điều kiện cho hiện tượng ứ giọt xảy ra.

 

B- BÀI TẬP VÍ DỤ.

Câu 1: Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:

          A. lá và rễ.                                        B. cành và lá.

          C. thân và rễ.                                    D. cành và thân.

Đáp án: A.

Vì động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệnh áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan đích. Cơ quan nguồn thường là lá-nơi sản xuất cacbohidrat, cơ quan đích thường là nơi dự trữ (rễ, củ, quả,….)

Câu 2: Động lực chính của dòng mạch gỗ là:

          A. Lực đẩu của rễ.

          B. Lực hút của lá.

          C. Lực liên kết giữa các phân tử với nhau và với thành mạch.

          D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các cơ quan của cây.

Đáp án: B.

Dòng mạch gỗ có 3 động lực: lực hút của lá, lực đẩy của rễ, lực liên kết giữa các phân tử. Trong đó lực hút của lá nhờ thoát hơi nước là lực mạnh nhất, giúp dòng mạch gỗ có thể vận chuyển được lên cao ngược chiều trọng lực ở những cây cao vài chục mét

Câu 3: Thành phần chính của dịch mạch gỗ là:

          A. Nước và ion khoáng.                    B. Axit amin và muối khoáng.

          C. Saccarozo và ion khoáng.             D. Nước và hoocmon.

Đáp án: A.

Theo lý thuyết cơ bản.

Câu 4: Cấu tạo của mạch rây gồm các loại tế bào:

          A. Tế bào kèm và mạch ống.            B. Quản bào và ống rây.

          C. Ống rây và tế bào kèm.                D. Mạch ống và quản bào.

Đáp án: C.

Mạch rây được cấu tạo từ ống rây và tế bào kèm, vận chuyển các chất dinh dưỡng được tổng hợp từ lá đến rễ, củ, quả,…

Câu 5: Hiện tượng ứ giọt chứng minh điều gì?

          A. Nước có thể thoát ra ngoài dưới dạng lỏng.

          B. Ban đêm, cây vẫn thoát hơi nước.

          C. Lực hút của lá là động lực của dòng mạch gỗ

          D. Áp suất rễ là động lực của dòng mạch gỗ.

Đáp án: D.

Theo lý thuyết cơ bản.

 

C- BÀI TẬP VẬN DỤNG.

Câu 1: Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cây?

     A. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây

     B. Dịch mạch rây di chuyển từ trên xuống trong mỗi ống rây

     C. Dịch mạch rây di chuyển từ dưới lên trên trong mỗi ống rây

     D. Dịch mạch rây di chuyển trong mỗi ống rây, không di chuyển được sang ống rây khác

Câu 2: Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở những loại cây nào?

A. Cây bụi thấp và cây thân thảo     B. Cây thân bò

C. Cây thân gỗ                                  D. Cây thân cột

Câu 3: Động lực chính của dòng mạch rây là:

          A. Áp suất rễ.

          B. Lực liên kết giữa các phân tử với nhau và với thành mạch.

          C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan đích

          D. Cả A và B.

Câu 4: Cấu tạo của mạch gỗ là là:

          A. Quản bào.                                    B. Ống rây.

          C. Ống rây và tế bào kèm.                D. Quản bào và mạch ống.

Câu 5: Cho các phát biểu về quá trình vận chuyển vật chất trong cây như sau:

          (1) Cấu tạo của mạch gỗ gồm quản bào mạch ống, chúng đều là những tế bào chết.

          (2) Sự sắp xếp các tế bào mạch gỗ là đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành ống dài, các lỗ bên xếp sít khớp nhau tạo thành dòng vận chuyển ngang.

           (3) Cấu tạo của mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

          (4) Mạch gỗ gồm quản bào mạch ống có ở tất cả các loài thực vật.

          (5) Các tế bào hình rây giàu ti thể và là nguồn cung cấp năng lượng ATP cho quá trình vận chuyển chủ động một số thành phần trong mạch rây. Có bao nhiêu phát biểu đúng ?

          A. 2.                     B. 3.                     C. 4.                     D. 5.

Câu 6: Khi tranh luận về vai trò của các động lực đẩy dòng mạch gỗ, bạn Sơn cho rằng:

          (1) Lực đẩy của rễ có được là do quá trình hấp thụ nước.

          (2) Nhờ lực lực đẩy của rễ nước được vận chuyển từ rễ lên lá.

          (3) Hiện tượng ứ giọt là một thực nghiệm chứng minh lực đẩy của rễ.

          (4) Lực hút của lá đảm bảo cho dòng mạch gỗ được vận chuyển liên tục trong cây.

Theo em, trong các ý kiến của bạn Sơn có bao nhiêu phát biểu đúng?

           A. 1.                              B. 2.                     C. 3.                     D. 4.

Câu 7: Nước được vận chuyển ở thân bằng những con đường nào?

          (1) Từ rễ lên lá qua mạch gỗ.

          (2) Từ lá xuống rễ theo mạch rây.

          (3) Từ mạch gỗ sang mạch rây.

          (4) Từ mạch rây sang mạch gỗ.

Có bao nhiêu phương án đúng ?

           A. 1.                              B. 2.                     C. 3.                     D. 4.

Câu 8: Các tế bào ở mạch rây là

           A. các tế bào sống.                           B. các tế bào chết.

          C. các tế bào non.                                       D. các tế bào già.

Câu 9: Nước vận chuyển ở thân chủ yếu

          A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.          B. từ mạch gỗ sang mạch rây.

          C. từ mạch rây sang mạch gỗ.                    D. qua mạch gỗ.

Câu 10: So sánh sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan đích.

          A. cơ quan nguồn có áp suất thẩm thấu thấp hơn cơ quan đích.

          B. cơ quan nguồn có áp suất thẩm thấu cao hơn cơ quan đích.

          C. cơ quan nguồn có áp suất thẩm thấu bằng cơ quan đích.

          D. cơ quan nguồn có áp suất thẩm thấu cao hơn hoặc bằng cơ quan đích.

Câu 11: Nếu một ống gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó sẽ như thế nào?

          A. Nước vào nhiều tạo ra một áp lực lớn giúp cho ống bị tắc sẽ dần được thông, và dòng mạch gỗ sẽ tiếp tục di chuyển lên trên.

          B. Dòng mạch gỗ di chuyển ngược lại (từ trên xuống dưới).

          C. Các chất trong dòng mạch gỗ đó sẽ di chuyển qua các mạch ống khác và tiếp tục được đưa lên lá.

          D. Dòng mạch gỗ đó sẽ di chuyển qua các ống rây.

Câu 12: Thành mạch gỗ được linhin hóa có tác dụng gì?

          A. Giúp tăng lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch.

          B. Giúp vận chuyển nước dễ dàng ngược chiều trọng lực.

          C. Giúp mạch gỗ bền chắc và chịu nước.

          D . Giúp giảm ma sát giữa các phân tử nước và thành mạch.

Câu 13: Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là:

          A. Glucozo.                             B. Fructozo.

          C. ion khoáng.                         D. Saccarozo.

Câu 14: Trong một thí nghiệm  chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào dòng mạch rây của một cây đang phát triển mạch một dung dịch màu đỏ, đồng thời tiêm một dung dịch màu vàng vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau cùng một ngày?

          A. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ, chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm vàng.

          B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng, chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

          C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

          D. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm vàng.

Câu 15: Trong các đặc điểm sau:

          (1) Đầu tế bào này nối với đầu tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá.

          (2) Gồm những tế bào chết.

          (3) Thành tế bào được linhin hóa.

          (4) Gồm tế bào kèm và mạch ống.

Có bao nhiêu đặc điểm của mạch gỗ?

          A. 3.                     B. 2.                     C. 1.                     D. 4.

Câu 16: Trên một cây, cơ q uan nào có thế nước thấp nhất?

          A. Các lông hút ở rễ.                         B. lá cây.

          C. thân cây.                                       D. cành cây.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?

          A. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

          B. Chất hữu cơ được dự trữ ở củ chủ yếu được tổng hợp ở lá.

          C. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ trên lá xuống rễ.

          D. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.

Câu 18: Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầngvượt tán, cao đến 100 mét?

          I. Lực hút bán trao đổi của keo nguyên sinh

          II. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước.

          III. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ

          IV. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ.

          A. I, IV                 B. III, IV               C. II, IV                D. II, III

Câu 19: Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do

          A. sự thoát hơi nước yếu.

          B. các phân tử nước có liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt. (1)

          C. độ ẩm không khí cao gây bão hòa hơi nước. (2)

          D. cả (1) và (2) đúng.

Câu 20: Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:

A. Lực hút của lá, do thoát hơi nước

B. Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ.

C. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá.

D. Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước.

Đáp án:

1- A

2- A

3- C

4- D

5- B

6- B

7- D

8- A

9- D

10- B

11- B

12-C

13-D

14- C

15-A

16- B

17- C

18- C

19- D

20- C

 

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý:

1. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

2. Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 1: Sự Hấp Thụ Nước Và Muối Khoáng Ở Rễ

3. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC

Từ khóa » Thành Phần Chính Trong Dịch Mạch Gỗ Và Mạch Rây Là