Mắc Giun Sán Vì ăn Cua, ốc Nướng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Mùa hè đến, tại các điểm du lịch biển: tôm, cua, ốc nướng là một trong những món ăn hấp dẫn thực khách. Nhưng nếu ăn tôm, cua… nướng chưa chín kỹ có thể gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Nguyên nhân là trong cua, ốc có các loại ấu trùng mà khi xâm nhập vào cơ thể người có thể gây bệnh nguy hiểm.
Mắc bệnh vì món khoái khẩu
Sán lá phổi thường gặp trong cua. Sau khi vào cơ thể, sán lá phổi đi qua bạch huyết rồi lên phổi, khiến người bệnh có thể ho ra máu, để kéo dài có thể gây suy kiệt, không được điều trị có khả năng gây tử vong. Bệnh viện Nhiệt đới TƯ đã từng tiếp nhận những bệnh nhi là trẻ em miền núi, trong lúc đi chăn trâu đã bắt cua đá trong hang nướng chưa kĩ đã ăn rồi nhiễm sán lá phổi.
Ăn ốc nướng chưa chín kỹ có nguy cơ nhiễm giun sán.
Trong ốc nước ngọt lại mang ấu trùng sán lá gan nhỏ. Nếu ăn phải sán sẽ chui vào đường mật và gây bệnh. Người bệnh nhiễm sán lá gan nhỏ sẽ thấy ậm ạch khó chịu vùng gan, ăn uống khó tiêu, để lâu có thể gây viêm gan, xơ gan.
Ấu trùng giun tròn ký sinh ở chuột, khi thải ra, ốc sên ăn phải sẽ nhiễm ký sinh trùng. Con người ăn phải loại ốc này mà chưa được nấu chín thì sán sẽ chui vào não gây viêm não, viêm màng não với các biểu hiện: Nhìn mờ, đau đầu kéo dài, nghiêm trọng sẽ phù não, nặng sẽ gây hôn mê và có thể gây tử vong.
Một số trường hợp sán di chuyển xuống phổi sẽ gây tràn dịch màng phổi, viêm phổi do dị ứng.
Ngoài ra, ăn tôm, cua, ốc nướng còn có nguy cơ mắc bệnh, gây ngộ độc do sơ chế bẩn, đựng trong đồ bẩn, nướng chưa chín, hàng ươn, hỏng… Không những thế, nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra khí độc PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon) bám vào thức ăn có thể gây ung thư.
Ăn cua, ốc nướng đúng cách
Để phòng bệnh, cần ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn đồ sống. Nếu ăn ốc, cua nướng thì chỉ ngoài vỏ mới chín, bên trong chưa chín hẳn, các loại sán vẫn còn sống thì nguy cơ nhiễm sán còn cao hơn. Với người có nguy cơ nhiễm sán (sống trong vùng đã có người mắc, ăn đồ sống, lại có biểu hiện như sốt, đau đầu, lơ mơ, …) thì nên đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Vì cua, ốc chết, ươn rất nhanh bị nhiễm khuẩn, do đó khi ăn ở hàng quán vỉa hè nên tìm cách kiểm tra trước khi nướng và giám sát chế biến đúng cách, đảm bảo chế biến vệ sinh, nướng chín… để giảm nguy cơ bị ngộ độc.
Tuyệt đối không dùng vỉ nhôm vì khi nướng sẽ tạo ra chất độc hại. Nên nướng ở nhiệt độ thấp, hoặc vừa phải để hạn chế khói. Thường xuyên quay vỉ để món nướng chín đều.
Hạn chế quét dầu, mỡ vì khi chảy xuống lửa sẽ sinh ra chất độc và bám vào thực phẩm. Khi ăn cần bỏ hết những phần bị cháy sém vì dễ có chất độc.
Khi nướng trên than hoa nên để than cháy hết (không còn khói) mới cho tôm cua ốc lên nướng. Có thể dùng lá chuối, giấy thiếc bọc rồi nướng để tránh bị sém, khét. Một số loài thủy hải sản vào những mùa nhất định trong năm có nguy cơ nhiễm độc cao (cá nóc, sao biển, sứa…), do đó cần lưu ý về thời gian sinh sản của chúng để tránh bị ngộ độc khi ăn.
Để an toàn khi ăn tôm, cua, ốc nướng là nên luộc, hoặc hấp trước khi nướng.
Thu Huyền
Mẹo đếm nhịp thở để phát hiện bệnh hô hấp cho bé | Bài thuốc từ ngó sen | Dấu hiệu nhận biết anh ấy chính là một nửa dành cho bạn |
Từ khóa » Trong Cua Có Sán Không
-
Mẹo “đánh Bay” ấu Trùng Giun Sán Khi ăn Cua, ốc, Nghêu, Sò
-
4 Lưu ý Bất Ngờ Nhất Khi ăn Cua đồng - Zing
-
Ăn Cua đã Nhiều Năm Nhưng Không Phải Ai Cũng Biết Có Một Hình ...
-
Không Cho Trẻ ăn Những Thực Phẩm Này để Không Nhiễm Sán
-
Ăn Cua đồng: Ngon Nhưng Nguy Hiểm - Gia đình
-
Ăn Cua đồng Sai Cách: Rất Dễ Nhiễm Sán - GiaDinhMoi
-
Các Thực Phẩm ăn Hàng Ngày đều Nhiễm Sán Và Cách Phòng Tránh ...
-
Ăn Cua đồng Nhiễm Ký Sinh Trùng Rất Nguy Hiểm - SOHA
-
Đỉa Bò Lúc Nhúc Trong Cua đồng, Chuyên Gia Nói Gì?
-
Ăn Thịt Lợn Nhiễm Sán Nấu Chín Có Sao Không? | Vinmec
-
HẢY CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG MÓN ĂN DỄ BỊ NHIỄM GIUN SÁN
-
Nấu Canh Cua đồng: Không Cần Hoảng Khi Nhìn Thấy đỉa - VietQ
-
Sán - Mối Nguy Hại đối Với Sức Khỏe Con Người | Medlatec