Mách Bạn Công Thức Nấu Cháo Gạo Lứt Ngon Bổ Dưỡng

Cháo Gạo Lứt Cá Hồi

Giới thiệu về gạo lứt

Gạo lứt là một loại gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao. Có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như cơm gạo lứt, cháo gạo lứt, sữa gạo lứt…Các món ăn được chế biến từ gạo lứt rất thích hợp để bồi bổ cho người ốm, phụ nữ mang thai, trẻ em ăn dặm, những ngwqowif có bệnh lý, những người thừa cân…

Gạo Lứt

Gạo lứt và giá trị dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo chỉ mới tách bỏ phần vỏ trấu, chưa qua giai đoạn chà cám. Vì vậy trong gạo lứt vẫn còn giữ nguyên lớp cám gạo bọc bên ngoài và phần phôi thóc. Tuy lớp cám gạo chỉ chiếm 10% khối lượng hạt gạo nhưng chiếm đến 65% hàm lượng dinh dưỡng của gạo.

Ngoài các thành phần chính gồm tinh bột, protein, chất xơ và chất béo thì gạo lứt rất giàu vitamin nhóm B gồm: B1, B2, B3, B5, B6;  Acid folic, phytic… và các khoáng chất như canxi, sắt, magiê, selen, kali và natri.

Công dụng của gạo lứt

Vì gạo lứt giàu chất xơ nhưng lại ít calo nên rất thích hợp để giảm cân. Ngoài ra tác dụng của chất xơ trong gạo lức giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa. Các chất chống oxy hóa và vitamin có trong gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch

Việc sử dụng cạo lứt trong thực đơn của những người bị bệnh tiểu đường giúp trung hòa và ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời nó có tác dụng làm giảm nồng đồng cholesterol nên rất tốt cho hệ tim mạch.

Đặc biệ gạo lứt chúa nhiều khoán chất tốt cho sự hình thành và phát triển của xương và răng nên rất tốt cho trẻ em trong giai đoạn ăn dặm

Phân biệt các loại gạo lứt và cách chế biến gạo lứt đúng cách

Theo tính chất gạo thì có thể chia gạo lứt thành hai loại là gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp

Nếu chia theo màu sắc gạo thì gồm 3 loại là gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen

Phân Biệt Gạo Lứt

Do gạo lứt cứng hơn so với các loại gạo thông thường. Vì thế trước khi chế biến các món ăn với gạo lứt chúng ta cần phải ngâm gạo lứt trước để gạo mềm và dễ nấu hơn.

Khi vo gạo lứt cùng cần chú ý không nên vo quá kỹ vì sẽ làm đi chất dinh dưỡng do gạo lứt bị mất đi lớp cám gạo bên ngoài.

Mặc dù gạo lứt rất bổ dưỡng, tuy nhiên không nên sử dụng gạo lứt thay thế hoàn toàn cho gạo thông thường. Chúng ta chỉ nên sử dụng gạo lứt 2- 3 lần trong tuần là tốt nhất

Công thức chế biến các món cháo gạo lứt ngon

Cháo gạo lứt rau củ

Nguyên liệu

– Gạo lứt đỏ: 200gr – Mè trắng: 1 muỗng canh – Cà rốt: 1 củ – Củ cải trắng: 1 củ – Hành boa rô: 1 cây – Nấm rơm: 100gr – Ngò rí: 1 ít – Gia vị: Dầu ăn, nước tương, muối, hạt nêm chay.

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế gạo lứt Ngâm gạo lứt trong khoảng 2 tiếng. Sau đó vo lại với nước sạch rồi để ráo

Làm nóng chảo sau đó đổ gạo lứt đã vo sạch vào đảo đều. Rang sơ gạo trong khoảng 3 phút thì tắt bếp.

Cho nước lọc vào nối rồi cho gạo lứt vào để hầm cháo

Ngâm Gạo
Vo Sạch Gạo
Rang Gạo
Nấu Cháo

Bước 2: Sơ chế rau củ

Nấm rơm gọt bỏ phần chân nấm. Sau đó cho nấm vào nước muối loàng ngâm khoảng 10 phút rồi rủa sạch, để ráo nước

Của cải trắng và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi xắt hạt lựu nhỏ

Hành boa rô cắt bỏ rễ, rửa sạch, bào sợi.

Rang mè trắng với một 1/4 muỗng cà phê muối, đảo đều khi mè hơi ngả vàng thì tắt bếp. Tiếp tục đảo cho mè nguội và không bị cháy. Đổ mè rang và muối ra cối, giã nhuyễn để muối mè thơm hơn.

Xắt Nhỏ Rau Củ
Rang Mè Và Bào Sợi Hành

Bước 3: Xào rau củ – Làm nóng chảo với 1 muỗng canh dầu ăn. Cho hành boa rô bào sợi vào phi thơm. Tiếp tục cho cà rốt, củ cải trắng, nấm rơm vào đảo đều. Nêm thêm 1 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê hạt nêm chay. Xào rau củ với lửa to khoảng 5 phút cho ngấm gia vị rồi tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thiện món ăn – Khi thấy cháo  đã nở bung, trút hỗn hợp rau củ vừa xào vào nồi. Gia giảm gia vị cho vừa miệng. Đợi cháo sôi trở lại thì tắt bếp. Múc cháo ra bát, trang trí thêm một vài cọng ngò để đẹp mắt hơn. Dọn kèm một ít muối mè cho đậm vị và thưởng thức nóng.

Cháo Gạo Lứt

 

Món cháo gạo lứt bí đỏ thịt bò

Nguyên liệu

– Gạo lứt: 200gr

– Bí đỏ: 50gr

– Trứng cút: 10 quả

– Thịt bò 150gr

– Hành tím: 2 củ nhỏ

– Gia vị: Muối, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế gạo và nấu cháo

Ngâm gạo lứt cho nở mềm từ 1 – 2 tiếng trước khi nấu. Sau đó vo sạch gạo rồi cho vào nồi với 1 lít nước lọc. Đậy nắp đợi cháo sôi thì mở nắp để tránh cháo bị tràn. Thính thoảng khuấy đều để cháo không dính đáy nồi.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Trứng cút rửa sạch, sau đó luộc trũng cút với lửa nhỏ liu riu trong khảng 10 phút cho trứng chín hoàn toàn. Sau đó vớt trúng ra để nguội rồi lột sạch vỏ trứng

Luộc Trứng
Bóc Vỏ Trứng Cút

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu

Thịt bò mua về đem rửa với một ít rượu trắng để khử mùi hôi. Lọc bỏ gân trắng nếu có rồi tiến hành băm nhuyễn thịt bò

Hành tím, lột vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn

Bước 3: Xào thịt bò.

Làm nóng chảo với 1 muỗng canh dầu ăn, sau đó cho hành tím băm vào phi thơm. Khi hành vừa vàng, cho thịt bò vào đảo đều. Nêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê nước mắm. Xào thịt săn rồi tắt bếp

Xào Thịt Bò
Xào Chín Thịt Bò

Bước 3: Hoàn thành món ăn Khi thấy cháo bắt đầu nở bung thì cho bí đỏ xắt hạt lựu vào nấu cùng. Chờ bí đỏ chín mềm thì cho thịt bò đã xào vào đảo đều. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng. Đợi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.

Bước 4: Trình bày

Múc cháo ra tô, trang trí thêm hành, ngò, ớt xắt lát nếu thích. Bỏ vài trứng cút luộc lên trên rồi dùng nóng

Cháo Gạo Lứt Thịt Bò

Cháo gạo lứt cá hồi

Nguyên liệu

– Cá hồi phi lê: 200g

– Gạo lứt : 100g

– Cà rốt: 80g

– Đậu que: 80g

– Đậu đen: 80g

– Bắp Mỹ: 1/2 trái

– Hành ngò

– Gia vị: Dầu ăn, muối, hạt nêm, tiêu xay 

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế

Cá hồi mua về ngâm với sữa tươi để khử mùi tanh, sau đó xả sạch lại với nước rồi để ráo. Cắt cá hồi thành khối vuông với cạnh khoảng 1,5cm. Ướp cá hồi với 1 muỗng cà phê hạt nêm và một chút tiêu xay rồi để khoảng 15 phút cho cá ngấm gia vị

Sơ Chế Cá Hồi (2)
Sơ Chế Cá Hồi (3)
Sơ Chế Cá Hồi (1)
Sơ Chế Cá Hồi (4)

Cà rốt gọt vỏ,  rửa sạch, sau đó cắt hạt lựu. Đậu que tước bỏ xơ rồi cắt khúc bằng với cà rốt.

Rủa sạch bắp mỹ sau đó cho vào nồi luộc chín rồi tách lấy hạt.

Hành ngò rửa sạch, xắt nhỏ

Sơ Chế Rau Củ
Sơ Chế Hành Ngò

Bước 2: Chiên cá hồi

Bắt chảo lên bếp, làm nóng chảo với 1 muỗng canh dầu ăn. Sau đó cho cá hồi vào chiên áp chảo. Trở đều để cá vàng hai mặt rồi gắp ra

Chiên Cá Hồi (2)
Chiên Cá Hồi (1)

Bước 3: Nấu cháo

Vo sạch gạo và đậu đen, sau đó cho vào nồi cùng với 1,5l nước. Đậy nắp, chờ đến khi cháo sôi thì mở nắp để tránh cháo bị tràn. Bạn có thể sử dụng nồi áp suất để hầm cháo sẽ nhanh hơn

Vo Sạch Gạo (2)
Hầm Cháo
Khi cháo đã nở bung, cho phần cà rốt, đậu que, bắp mỹ vào nấu chín. Khi phần rau củ đã chín thì cho phần cá đã chiên vào cháo. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng, đợi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.  Bước 4: Trình bày món ăn Múc cháo ra tô, rắc thêm tiêu và hành ngò rồi dùng nóng Cháo Gạo Lứt Cá Hồi Trên đây là một số công thức cháo gạo lứt đơn giản. Bạn có thể áp dụng để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho gia đình. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Gạo Lứt Cá Hồi