Mai Một Nghệ Thuật Tuồng Cổ - VOV Giao Thông
Có thể bạn quan tâm
Đoàn Tuồng Phước Thành, 1 trong những đoàn nghệ thuật tuồng cổ ở Khánh Hòa.
Sân khấu nhỏ, vẫn giữ được những nét truyền thống của nghệ thuật tuồng cổ, hằng đêm các nghệ sĩ vẫn sống hết mình với các vai diễn để phục vụ khán giả.
Trước đây, các nghệ sĩ tuồng thường dùng mặt nạ khi biểu diễn, nhưng ngày nay vẽ trực tiếp lên mặt.
Nghệ thuật tuồng cũng như một số bộ môn nghệ thuật truyền thống khác có tính ước lệ rất cao. Chỉ cần tìm hiểu sơ qua cách vẽ mặt của diễn viên, khán giả có thể phân biệt được những nhân vật trong 1 tích tuồng. Ví dụ: Mặt trắng (diện mạo đẹp đẽ, tính cách trầm tĩnh), mặt đỏ (người trí dũng, chững chạc), mặt rằn (diện mạo xấu xí, tính cách nóng nảy), mặt tròng xéo đen (tướng phản, hai bên thái dương có vết đỏ là người nóng nảy, nếu tròng xéo đen nền đỏ thắm hay xanh là người vũ dũng), mặt mốc (nịnh), mặt lưỡi cày (người đoản hậu, nhát gan)
Một nữ diễn viên vừa hóa trang khuôn mặt xong đang ngồi nghỉ để chờ đến suất diễn của mình.
Đúng với phẩm hạnh và vai trò của một đế vương, kép vua có màu mặt đỏ đậm và đôi mày liên mi như hình con rồng đang uốn lượn. Khuôn mặt của kép vua không quá cầu kỳ về họa tiết, chỉ chăm chút vào sự ngay ngắn, nghiêm trang và thần thái hơn người.
Nhân vật phản diện với trang phục và hóa trang màu đen chủ đạo.
Lòng trung và màu đỏ của mặt tuồng đã đi vào câu ví: “Người trung mặt đỏ đôi tròng bạc, đứa nịnh râu đen mấy sợi còi”.
Sân khấu giản đơn, khán giả không còn nhiều, nhưng với mỗi suất diễn, các diễn viên vẫn thể hiện hết mình.
Đào võ cũng có khuôn mặt mang màu sắc và đường nét giống kép võ, tuy nhiên, với vai trò phụ nữ, khuôn mặt của đào võ cũng theo đó mà mềm mại hơn, uyển chuyển hơn.
---
Trang thiết bị khá thô sơ và đơn giản.
Không có tiếng trống chầu thì hát bội không còn là hát bội. Từng âm thanh roi chầu phát ra đều có quy tắc hẳn hoi, cứ thế tiếng trống chầu vang lên trong những đêm hát bội, như một chiếc cầu nối đặc biệt giữa khán giả và diễn viên.
---
---
---
Mỗi suất diễn chỉ có vài chục khán giả, bên 1 sân khấu nhỏ, đơn sơ, những nghệ sĩ Tuồng cổ ở Bình Định vẫn đang miệt mài với nghề, trăn trở để làm sao giữ gìn được nghệ thuật truyền thống của cha ông
Từ khóa » Ví Dụ Về Tuồng
-
Tuồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Về Tuồng - Trường Ca Kịch Viện
-
Tuồng Là Gì? Loại Hình Nghệ Thuật Nào được Xem Như Là Quốc Kịch ở ...
-
Những điều Cần Biết Về Nghệ Thuật Tuồng
-
Nghệ Thuật Tuồng - Một Giá Trị Di Sản
-
So Sánh Tuồng Với Các Loại Hình Kịch Nghệ Khác Trong Khu Vực
-
Đặc Sắc Mặt Nạ Tuồng - Báo Đại Đoàn Kết
-
Múa Tuồng
-
Nghệ Thuật Hóa Trang Trong Tuồng
-
Chèo-Tuồng-Cải Lương - Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam
-
Đưa Nghệ Thuật Tuồng đến Khán Giả Trẻ
-
Tuồng Cổ - Vốn Quý Của Sân Khấu Dân Gian Việt Nam
-
Nghệ Thuật Tuồng Việt Nam - Hoa Sen Đất Việt