So Sánh Tuồng Với Các Loại Hình Kịch Nghệ Khác Trong Khu Vực

Tuồng với chèo

Tuồng và chèo là hai  loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam. Tuồng bắt nguồn từ Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của Kinh Kịch. Trái ngược lại, chèo hoàn toàn là của Việt Nam. Có thể nói, nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh Kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.

Người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng Việt Nam là Đào Duy Từ (1572-1634), người có công phát triển Tuồng ở Việt Nam là Đào Tấn. Ở Miền Trung Việt Nam trở ra gọi Tuồng do chữ “Liên Trường” là kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn. Từ “liên trường” do ngôn ngữ địa phương mà thành “luông tuồng”, “luôn tuồng”…

Tuồng thuộc dòng sân khấu tự sự phương Ðông. Phương thức phản ánh đã sinh ra thủ pháp và phương tiện biểu diễn Tuồng. Trong quá trình tái hiện cuộc sống, Tuồng không có xu hướng tả thực mà chú trọng lột tả cái thần. Tả thần là biện pháp nhằm lột tả cái cốt lõi cơ bản, không đi sâu vào những chi tiết vụn vặt khi những chi tiết ấy không gây được hiệu quả nghệ thuật. Ðể lột tả được cái thần của nhân vật Tuồng dùng thủ pháp khoa trương cách điệu. Cùng với khoa trương cách điệu, Tuồng còn dùng thủ pháp biểu trưng ước lệ nghĩa là thủ pháp lấy chi tiết để thay cho toàn thể cuốn hút khán giả cùng tham gia vào sự tưởng tượng và sáng tạo của người diễn viên. Một chiếc roi ngựa có thể thay thế cho một con ngựa, chiếc mái chèo thay cho con thuyền, vài người lính có thể thay thế cho cả một đạo quân, một vòng đi quanh sân khấu có thể thay cho vạn dặm đường trường.

Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ thứ X. Chèo từ kịch nói trở thành kịch hát sau khi ảnh hưởng của binh sĩ Mông Cổ bị bắt giữ tại Việt Nam vào thế kỷ XIV. Tới thế kỷ XV, do ảnh hưởng của đạo Khổng mà vua Lê Thánh Tông đã cấm không cho biểu diễn chèo trong cung đình. Do vậy, chèo quay trở lại trong dân gian và tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các thế kỷ sau.

Có thể nói, chèo và múa rối nước là hai sản phẩm độc đáo của văn minh châu thổ sông Hồng nhưng chèo có phần tinh tế hơn. Nếu tuồng chỉ chú trọng vào việc ca tụng hành động anh hùng của giới quý tộc thì chèo mô tả cuộc sống bình dị của người nông dân, nói lên khát vọng của họ về một cuộc sống thanh bình giữa xã hội đầy rẫy bất công.

Cũng giống tuồng, nhân vật trong chèo có sự rập khuôn, ước lệ, chuẩn hóa. Trong kịch nói, tính cách và tâm lý nhân vật có thể thay đổi bất cứ lúc nào nhưng với chèo thì không thay đổi. Họ là lão say, thầy đồ điếc, phú ông, hề chèo, đào lẳng …. không có tên mà có thể đổi đi đổi lại, lắp vào bất cứ vở diễn nào.

Khi hát chèo, các nghệ sỹ phải hát rõ chữ, rõ âm để biểu lộ tính cách nhân vật (chèo khác với tuồng ở điểm này). Nghệ sỹ chèo được phép bẻ làn, nắn điệu để thể hiện xúc cảm của nhân vật theo ý mình. Số làn điệu chèo hiện nay tại Việt Nam ước tính lên tới trên 200 làn điệu.

Tuồng Việt Nam và Kịch truyền thống Trung Quốc

Không bị ảnh hưởng bởi Kinh kịch Bắc Kinh, nhưng có lẽ nghệ thuật sân khấu Tuồng truyền thống Việt Nam có ảnh hưởng từ nghệ thuật sân khấu truyền thống ở miền Nam Trung Quốc:

Về sự khác biệt giữa Sân khấu Tuồng và Sân khấu truyền thống Trung Quốc, tôi cho rằng “Nghệ thuật Tuồng Việt Nam có đặc thù riêng, vì những đặc điểm của nó không giống như nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc”. Ở Trung Quốc có tới hơn 200 thể loại sân khấu truyền thống khác nhau theo vùng miền lãnh thổ của Trung Quốc. Loại hình theo vùng miền ở phía Nam Trung Quốc ra đời sớm hơn như kịch Liyuan có tuổi đời khoảng 800 năm, loại hình mới hơn như Kinh kịch Bắc Kinh có tuổi đời chỉ khoảng 200 năm. Trong khi đó, nghệ thuật Tuồng Việt Nam có lịch sử phát triển gần một nghìn năm, do vậy ta có thể khẳng định nghệ thuật Tuồng truyền thống Việt Nam không chịu ảnh hưởng của Kinh kịch Bắc Kinh Trung Quốc. Có chăng nghệ thuật Tuồng có thể chịu ảnh hưởng bởi nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc cổ ra đời từ thế kỷ 13, ở phía Nam Trung Quốc do sự gần gũi địa lý.

Đọc thêm: Lịch sử và đặc điểm nghệ thuật chèo

Có giả thuyết trong giai đoạn chiến tranh, thời Trần, một diễn viên nam có tên là Lý Nguyên Cát đã bị người Việt bắt làm tù binh, ông có biết hát múa và ông ta đã được Triều đình giao cho dạy những đứa trẻ nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc và hình thức nghệ thuật biểu diễn này có lẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của nghệ thuật Tuồng chăng?. Nhiều ví dụ về các hình thức nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống tại Đông Nam Á cho chúng ta thấy rằng quá trình hình thành nghệ thuật được du nhập từ các nước khác sẽ trải qua quá trình bản địa hóa được các yếu tố âm nhạc, trò diễn dân gian của địa phương tác động vào. Bởi vậy, Việt Nam gần gũi với Trung Quốc, có thể có một số nhóm nghệ thuật sân khấu truyền thống từ phía Nam Trung Quốc đã tới Việt Nam biểu diễn. Cũng tương tự như vậy, các loại hình kịch Chaozhou, kịch Cantonese và Kinh kịch Hải Nam Trung Quốc cũng được phổ biến tại Thái Lan. Điều này có thể được thấy qua các câu truyện Trung Quốc trong vở Tuồng như “Lã Bố hý Điêu Thuyền” và “Bao Công tra án Quách Hòe” xuất hiện trong Liên hoan.

Bản địa hóa và địa phương hóa

Trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài, thông thường đối với các nghệ sĩ Tuồng Việt Nam sẽ hấp thụ âm nhạc bản xứ mới và tạo ra sự lựa chọn nghệ thuật mới trong thiết kế trang phục, các kiểu mẫu điệu bộ, và các cách thức tô vẽ mặt cho những nhân vật cá tính. Bởi vậy những điệu bộ như mở cửa, cưỡi ngựa, biểu hiện sự giận dữ hay lo lắng… rất khác so với nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc. Tôi thấy các quá trình phát triển này rất thú vị khi những đặc điểm này đã làm cho Tuồng trở thành một hình thức nghệ thuật riêng biệt. Do đó, khi các nghệ sĩ Tuồng đang trình bày các câu chuyện có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng cách biểu đạt lại khác nhau. (Ví dụ: Khi Bao Công đến lò gạch đổ nát gặp Lý Thần Phi (mẹ vua của Bao Công) đang ở đó, diễn viên nam đã bất ngờ nhảy lên và ngồi trên nền nhà để thể hiện sự kinh ngạc của mình. Hành vi nghệ thuật này được thấy trong các câu chuyện khác khi các nhân vật biểu lộ sự ngạc nhiên bởi những tin xấu hay trải qua những xúc cảm mạnh mẽ). Trong nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc, các diễn viên nam sẽ sử dụng điệu bộ khác để biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ của họ nhưng không nhảy lên và ngồi trên nền nhà như sân khấu Tuồng truyền thống của Việt Nam. Trong cách hóa trang, phục trang cũng khác nhau. Ví dụ: nhân vật Quách Hòe với thiết kế trang phục của ông ta cũng rất khác nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc. Nhân vật Quách Hòe ở trong nghệ thuật Tuồng truyền thống, phục trang đơn giản, có miệng rộng và sử dụng một cây gậy để chống và khi cần dùng làm động tác để tạo nên sự uy quyền. Đây là một quyết định nghệ thuật rất khôn ngoan để biểu hiện một người độc ác. Trong quá trình đồng bộ hóa cốt truyện hoặc có thể thay đổi thêm chút ít nội dung phụ nếu những điều chỉnh đó được xem là cần thiết. Ví dụ “Bao Công tra án Quách Hòe” có sự khác biệt một chút với phiên bản nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc có cùng cốt truyện. Các loại hình thay đổi này trong quá trình bản địa hóa và địa phương hóa nghệ thuật diễn kịch cũng thường thấy diễn ra ở các nước khác. Ví dụ câu chuyện “Ramayana” của Ấn Độ cũng được thể hiện khác nhau tại Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, Malaysia và Singapore 3. Sự tương đồng giữa nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc và sự bản địa hóa và địa phương hóa nghệ thuật Tuồng.

Trong giới hạn khái niệm về thời gian và không gian, Tuồng tương tự như nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc và các nghệ thuật sân khấu truyền thống khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Nó có một quy ước biểu tượng và phong cách nghệ thuật cao. Nghệ thuật sân khấu Tuồng giống như nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc, một số nước châu Á và Đông Nam Á bao gồm ca hát, múa, biểu diễn và âm nhạc, tạo hình thẩm mĩ riêng biệt. Nhìn chung những loại hình nghệ thuật sân khấu này sử dụng kịch bản sáng tạo để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ đối với khán giả. Điệu bộ thường được cách điệu tượng trưng, ví dụ như: đi bộ một vòng trên sân khấu có nghĩa là đi một quãng đường xa. Sử dụng một số người lính để tượng trưng cho hàng ngàn lính. Trong cảnh tượng bàn tiệc, sẽ không bày thức ăn, chỉ có những chiếc cốc bày trên bàn và những điệu bộ cho thấy các nhân vật đang uống và đang ăn cỗ linh đình. Quy ước ước lệ tượng trưng trên sân khấu biểu diễn nêu trên đã tiết kiệm được kinh tế hơn và không biến sân khấu thành một hình ảnh thực. Điều quan trọng hơn là các nghệ sĩ đã tìm cách biểu đạt tính cách nhân vật; chiều sâu tâm lý, thông qua bài hát, điệu múa, âm nhạc và lời thoại theo phong cách diễn đạt riêng biệt của loại hình. Trong cuộc trò chuyện, nhân vật cũng biểu đạt nhiều loại cử chỉ điệu bộ để thể hiện sự tương đồng của nghệ thuật sân khấu truyền thống Đông Nam Á.

Đọc thêm: So sánh hai đoạn thơ trong bài Vội vàng (Xuân Diệu) và Sóng (Xuân Quỳnh)

Chính phủ các nước và các nghệ sĩ trong khu vực đang hết sức nỗ lực để bảo vệ và phát huy nghệ thuật Sân khấu truyền thống. “Bảo tồn và đổi mới phải đi song hành, do vậy chúng ta có thể vươn tới khán giả trẻ và bảo tồn di sản văn hóa của mình” để duy trì nghệ thuật sân khấu truyền thống. Đây là cơ hội cho nhà lãnh đạo, nhà quản lý các tổ chức và các nghệ sĩ Tuồng nghĩ đến việc duy trì, thừa kế và phát triển nghệ thuật Tuồng.

Tuồng và Cải Lương

Tuồng có nguồn gốc từ Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của kinh kịch. Bạn đã xem kinh kịch chưa? Diễn viên ai cũng hóa trang đậm thật là đậm – nhìn thế thôi là đủ phân biệt rồi. Tùy từng nhân vật mà có cách hóa trang khác nhau, người xem chỉ cần nhìn cách hóa trang đó là phân biệt được tính cách của nhân vật (chủ yếu là trắng, đỏ, xanh, đen). Đối với diễn viên nam, bạn để ý, những người già có bộ râu dài khủng khiếp luôn. Những người làm quan thì họ đi đôi giày mà mũi cứ cong hết cả lên đấy, nói thế này đã rõ chưa nhỉ? Ông tổ của tuồng ở VN là ông Đào Duy Từ, và người có công lớn trong phát triển tuồng ở VN là Đào Tấn. Ở tuồng, người ta chú trọng thủ pháp khoa trương cách điệu và ước lệ tượng trưng. Giọng biểu diễn tuồng mang đặc phương ngữ miền Trung (nếu bạn xem tuồng gốc). Ví dụ nghe xem: “Giui, giui quá đi mấc mà thôi”, “Ải ải, nếu giậy, khổ dã châng khổ dã, nguy tai thị nguy tai! Cuộc chiếng tranh nếu cứ kéo dài, ta e nữa mộôc mai dâng khổ. Ớ này, bá quang!” (Đấy, tiếng miền Trung, không phải viết sai chính tả đâu nghe! – cái này lôi ra từ truyện của Nguyễn Công Hoan, hehe). Cải lương thì biểu diễn giống như kịch vậy. Bạn đã xem Romeo và Juliette chưa? Cải lương diễn giống thế, nhưng chủ yếu các câu thoại toàn là “ca vọng cổ”, chứ không “nói” bình thường (chủ yếu là ngân lấy 1 hơi dài ơi là dài) . Tuồng thì người ta hò hét nhiều, ví như có ông tướng nào đó lên sân khấu thì y như rằng ông ấy phải hét to to rồi cầm một cái “roi ngựa” chạy vòng vòng quanh sân khấu mấy lần liền. Còn cải lương thì họ chủ yếu “tâm sự” với nhau, nhẹ nhàng và tình cảm. Cải lương không trang điểm đậm như tuồng. Mà cải lương có đề tài lịch sử thì ăn mặc không khác gì phim cổ trang Trung Quốc hết (cái này là sự thật nha). Cải lương Hồ quảng không rõ xuất xứ tên gọi nhưng người ta thường xem những vở cải lương mà có ca nhạc, có bài bản giống phim Đài Loan là cải lương Hồ quảng. Hồi dòng cải lương này xuất hiện (khoảng những năm 1960) thì miền Nam đang chuộng phim Đài Loan tình cảm sướt mướt.

Từ khóa » Ví Dụ Về Tuồng