- Trang Chủ
- Thông Tin
- Phật giáo trong nước
- Phật giáo thế giới
- Xã hội
- Thông báo
- Phật Học
- Thiền tông
- Tịnh độ
- Mật tông
- Phật học ứng dụng
- Phật pháp căn bản
- Vấn đáp Phật pháp
- Văn Hoá
- Thơ ca
- Tùy bút - Văn học
- Tự truyện
- Nghệ thuật
- Truyện ngắn
- Nghi lễ - tập tục
- Ẩm thực Phật Giáo
- Đời Sống
- Nhật ký hành trình
- Sự kiện
- Chia Sẻ
- Sức khỏe
- Nhân vật
- Danh Tăng
- Nghệ thuật sống
- Giới thiệu sách mới
- Giáo Dục
- Thai giáo
- Thiếu nhi
- Thanh niên
- Hôn nhân
- Kiến thức
- Phật giáo
- Gia Đình Phật Tử
- Nghiên Cứu
- Lịch sử
- Phật học
- Khoa học
- Văn học
- Văn hóa
- Công nghệ
- Kinh doanh
- Máy ảnh - Lens
- Gia Đình Phật Tử
- Tam Tạng
- Tự Viện
- Di tích
- Miền Bắc
- Miền Trung
- Miền Nam
- Tây Nguyên
- Quốc tế
- Nghệ Thuật
- Điện ảnh
- Kiến trúc
- Hội họa
- Thư pháp
- Đồ họa
- Sân khấu
- Âm nhạc
- Pháp Âm
- Thuyết giảng
- Kinh tụng
- Khóa tu
- Audio Phật giáo
- Video Phật giáo
- Nhật ký du lịch
- Media Đất Việt
- Hoa Sen Audio
- Audio
- Media Audio
- Truyện Dài
- Lời Phật Dạy
- Đọc Sách
- Văn Học Phật Giáo
- Văn Học Dân Gian
- Văn Học Hiện Đại
- Văn Học Nước Ngoài
- Sách Hay
Menu Menu
- Trang chủ
- Thông Tin
- Phật giáo trong nước
- Phật giáo thế giới
- Xã hội
- Thông báo
- Phật Học
- Thiền tông
- Tịnh độ
- Mật tông
- Phật học ứng dụng
- Phật pháp căn bản
- Vấn đáp Phật pháp
- Văn Hoá
- Thơ ca
- Tùy bút - Văn học
- Tự truyện
- Nghệ thuật
- Truyện ngắn
- Nghi lễ - tập tục
- Ẩm thực Phật Giáo
- Đời Sống
- Nhật ký hành trình
- Sự kiện
- Chia Sẻ
- Sức khỏe
- Nhân vật
- Danh Tăng
- Nghệ thuật sống
- Giới thiệu sách mới
- Giáo Dục
- Thai giáo
- Thiếu nhi
- Thanh niên
- Hôn nhân
- Kiến thức
- Phật giáo
- Gia Đình Phật Tử
- Nghiên Cứu
- Lịch sử
- Phật học
- Khoa học
- Văn học
- Văn hóa
- Công nghệ
- Kinh doanh
- Máy ảnh - Lens
- Gia Đình Phật Tử
- Tam Tạng
- Tự Viện
- Di tích
- Miền Bắc
- Miền Trung
- Miền Nam
- Tây Nguyên
- Quốc tế
- Nghệ Thuật
- Điện ảnh
- Kiến trúc
- Hội họa
- Thư pháp
- Đồ họa
- Sân khấu
- Âm nhạc
- Pháp Âm
- Thuyết giảng
- Kinh tụng
- Khóa tu
- Audio Phật giáo
- Video Phật giáo
- Nhật ký du lịch
- Media Đất Việt
- Hoa Sen Audio
- Audio
- Media Audio
- Truyện Dài
- Lời Phật Dạy
- Đọc Sách
- Văn Học Phật Giáo
- Văn Học Dân Gian
- Văn Học Hiện Đại
- Văn Học Nước Ngoài
- Sách Hay
Trang chủ
Văn Hoá
Nghệ thuật
Nghệ thuật Tuồng Việt Nam Ngày đăng: 09:40:39 08-10-2014 . Xem: 12516
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước. Trong quá trình lao động sản xuất cực nhọc, con người đã sáng tạo ra những giá trị nhằm thỏa mãn những yêu cầu về vật chất và tinh thần. Chính vì thế nên đã có rất nhiều loại hình nghệ thuật dân gian đã ra đời, tiêu biểu trong đó là nghệ thuật tuồng. Nghệ thuật Tuồng ra đời nhằm phục vụ cho đời sống của những lao động lúc bấy giờ và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Ngày nay, văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi con người sáng tạo ra văn hóa, văn hóa chi phối mọi hoạt động của con người, đáp ứng nhu cầu tinh thần cho con người, làm cho con người hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển văn hóa rất được chú trọng, trong đó có văn hóa dân gian. Ngày nay, có rất nhiều loại hình giải trí mới thu hút hơn đã làm cho nghệ thuật Tuồng dần đi vào quên lãng. Vậy nên, việc nghiên cứu về văn hóa dân gian là rất quan trọng, giúp chúng ta hiểu thêm, lưu giữ và phát triển văn hóa của dân tộc mình. Và đối với nghệ thuật Tuồng cũng vậy, nghiên cứu để giữ gìn những nét văn hóa độc đáo, để đưa tuồng đến gần hơn với mọi người.
1. Sơ lược về lịch sử hình thành nghệ thuật Tuồng. Theo các nhà nghiên cứu thì nghệ thuật Tuồng của nước ta chịu ảnh hưởng của hí khúc Trung Quốc. Nhưng nghệ thuật Tuồng của nước ta vẫn giữ được nét riêng, vẫn có nét độc đáo của nó. Giáo sư Phan Huy Lê có quan điểm: "Về nghệ thuật sân khấu thì thế kỷ XV, tuồng và chèo khá phát triển. Vấn đề nguồn gốc của tuồng và chèo lâu nay vẫn có nhiều kiến giải khác nhau, nhưng theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật gần đây thì tuồng và chèo là những nghệ thuật cổ truyền của dân tộc xuất hiện từ rất sớm. Tuồng và chèo là những nghệ thuật sân khấu kết hợp ca kịch với vũ đạo, mang nhiều bản sắc dân tộc”.Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được thời điểm chính xác lối hát Tuồng du nhập vào nước ta. Có truyền thuyết kể rằng vào năm 1005 (thời Tiền Lê), kép hát người Tàu tên Liêu Thủ Tâm đã đến Hoa Lư và biểu diễn lối hát xướng bên nhà tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng để dạy cung nữ ca hát trong cung. Đến thời Trần, Trần Quốc Tuấn bắt được một kép hát tên Lý Nguyên Cát. Ông tha tội chết cho Nguyên Cát và bắt dạy lối hát đó cho binh sĩ. Tuy nhiên, chính Đào Duy Từ (1572-1634), quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa mới là nghệ nhân đặt nền móng cho nghệ thuật Tuồng Việt. Ông là người học giỏi, thông minh. Vừa là nhà thơ, nhà nghệ thuật, nhà quân sự và ngoại giao. Cha ông tên Đào Tá Hán - một xướng hát chuyên nghiệp. Mẹ ông là người họ Nguyễn. Do là con nhà phường chèo nên khi đi thi ông bị gạch tên không cho vào thi. Từ đó ông hận sự vô lý của chế độ nhà Trịnh và vào Đàng Trong phò chúa Nguyễn. Đào Duy Từ được tôn vinh là ông tổ của nghệ Tuồng nhưng người góp công lớn trong việc mở mang loại hình nghệ thuật này chính là danh sĩ, nhà soạn Tuồng Đào Tấn. Đào Tấn (1845-1907), quê ông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông rất quan tâm và đam mê với nghệ thuật Tuồng và đào tạo ra rất nhiều kép hát, là người đạo diễn mẫu mực và là nhà lý luận sân khấu. Đào Tấn quan tâm đến việc hệ thống hóa nghệ thuật, đào tạo diễn viên, âm nhạc và thơ. Bằng chính tài năng và bản lĩnh của mình, ông đã phá bỏ sự hà khắc của chế độ phong kiến. Nghệ thuật Tuồng có những biến đổi rất quan trọng, nhất là nửa sau của thế kỷ XIX. Ba dòng Tuồng (cung đình, sĩ phu yêu nước, dân gian) song song phát triển và tồn tại là hiện tượng mới chưa từng có trong lịch sử. Tuồng là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu, tức là nghệ thuật tổng hợp gồm có cả văn học, hội họa, âm nhạc, múa, trò diễn,... ; là một trong những loại hình âm nhạc dân gian chuyên nghiệp, cũng như chèo, ca trù, cải lương, hát văn, nhạc cung đình,... Riêng với tuồng lại là một trường hợp đặc biệt, do là một loại hình nghệ thuật được giai cấp thống trị sử dụng vừa được nhân dân yêu mến, do đó có lúc chỉ trong một lớp tuồng lại chứa đựng cả hai ý thức hệ đối lập, chống chọi nhau.
2. Đặc điểm của nghệ thuật tuồng Trung Quốc có Kinh kịch, Nhật Bản có kịch Noh thì người Việt có nghệ thuật Tuồng. Tuồng còn gọi là hát bội hay hát bộ. Tuồng được hình thành, phát triển trên cơ sở của vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian trong cuộc sống hằng ngày rất phong phú và đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Ngôn ngữ của Tuồng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn chương chữ Hán với chữ Nôm. Đến cuối thế kỷ XVIII, môn nghệ thuật này trở thành “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc do sự hoàn thiện về kịch bản cho đến nghệ thuật biểu diễn, trở thành môn nghệ thuật cổ điển bậc nhất Việt Nam. Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương, Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng Cho dù là biểu diễn Tuồng trong cung đình hay trong cuộc sống đời thường cho nhân dân thì phải có sự chuẩn bị thật chu đáo và biểu diễn phải thật chính xác, thật hay. Đầu tiên là phải có kịch bản hay, nội dung thu hút người xem, tiếp theo là đạo diễn và diễn viên hay các kép đào phải có trình độ, có tay nghề cao. Bởi vì khi diễn tuồng đòi hỏi phải chính xác từng câu chữ, từng động tác biểu diễn cho đến những tiếng trống chầu. Trong biểu diễn nghệ thuật Tuồng, người đánh trống chầu giữ vai trò rất quan trọng. Người cầm chầu như là người MC bây giờ, có nhiệm vụ giới thiệu, chuẩn bị, mời gọi người xem giữ trật tự và mời các diễn viên hát Tuồng ra biểu diễn. Người đánh trống chầu còn có nhiệm vụ khen chê các diễn viên hát Tuồng khi họ đang biểu diễn bằng cách là gõ dùi vào chiếc trống chầu. Khen hát hay thì gõ tiếng lớn vào mặt trống chầu, chê thì gõ vào bên hông trống. Bởi vì vậy nên các diễn viên hát Tuồng phải hát thật cẩn thận. Việc cầm trống chầu rất là khó khăn, nên đòi hỏi phải am hiểu, kinh nghiệm. Vậy nên người xưa có câu: Trên đời có bốn cái ngu. Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu. Các diễn viên hát Tuồng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Họ phải hát theo tiếng trống chầu, phải hát cho đúng từng chữ, từng câu ca khi biểu diễn trước người xem. Đồng thời họ phải biết dần hoàn thiện về nghệ thuật, thủ pháp và ca từ khi biểu diễn.
2.2. Phân loại tuồng. Người ta phân Tuồng thành hai loại chính là Tuồng kinh điển và Tuồng dân gian. Tuy nhiên có lúc người ta lại phân Tuồng thành các thể loại như: Tuồng thầy (mẫu mực), Tuồng ngự (diễn cho vua xem), Tuồng đô (phóng tác, tưởng tượng, không có trong sử sách), Tuồng cung đình (diễn trong hoàng cung), tuồng pho (nhiều hồi diễn nhiều đêm), tuồng tân thời (chuyển thể từ các tiểu thuyết). Hiện nay có ba lưu phái Tuồng nổi tiếng là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Bình Định là cái nôi của nghệ thuật Tuồng nên nghệ thuật biểu diễn Tuồng của Trung Bộ đa dạng và mang màu sắc dân tộc nhất.Theo con người, Tuồng có mặt khắp ba miền đất nước. Ở mỗi vùng đất khác nhau, tập tục sinh hoạt khác nhau nên Tuồng phải có những thay đổi để phù hợp và hòa nhập với văn hóa vùng đó.
2.3. Đề tài, nội dung của Tuồng. Tuồng là sân khấu của những người anh hùng. Tuồng mang âm hưởng hùng tráng với những tấm gương anh hùng xả than vì đạo nghĩa, tận trung báo quốc, những bài học về lẽ ứng xử giữa cái chung và cái riêng, gia đình và Tổ quốc... Đặc trưng thẩm mĩ của tuồng là sự bi hùng. Cá nhân hay lực lượng chính nghĩa đấu tranh dung cảm trong hoàn cảnh khốn khó với niềm tin, khát vọng to lớn gây cho người xem xúc cảm mạnh mẽ. Trong những hoàn cảnh đầy mâu thuẫn và xung đột bạo liệt bi ai các nhân vật chính diện của Tuồng đã vươn lên thoát khỏi sự chế ngự của hoàn cảnh, hành động một cách dũng cảm, anh hùng, trở thành một tấm gương, một bài học cho người đời ngưỡng mộ noi theo. Tùy theo các giai đoạn mà nghệ thuật Tuồng có những chủ đề khác nhau. Nhưng chủ đề nổi trội là “phò vua, diệt ngụy”. Con người với những phẩm chất tốt đẹp đấu tranh vì chính nghĩa trong giai đoạn này rất được yêu thích và tồn tại rất lâu sau đó vì nó chứa đựng những nội dung đạo đức và tính nhân dân.
Về nội dung : Nói chung là đi vào đề tài cung đình, nhưng không phải chỉ phản ánh những sự kiện trong cung đình mà là bao gồm cả những chuyện xảy ra trong quan hệ, - chủ yếu là quan hệ chính trị, - giữa các phe phái phong kiến nói chung. Chuyện kịch mở đầu thường bằng cảnh triều đình đang nằm trong một trạng thái bình yên tương đối, tuy vua đã già yếu và mầm mống phản loạn đã có, tức là đã có phe phản thần do tên thái sư dẫn đầu. Đứng về kịch mà nói, thì như thế mâu thuẫn kịch đã có từ đầu. Sau đó vua băng hà, hoàng tử còn bé hoặc chưa được sinh. Tên gian thần kia bèn tiếm ngôi vua. Cũng có trường hợp, bọn gian thần tiếm ngôi vua trong lúc vua còn sống nhưng yếu thế. Nhưu thế là xung đột bắt đầu và phát triển. Tình thế ngày càng gay go, ác liệt. Bọn gian thần tiếm ngôi vua xong, xúc tiến mọi biện pháp hoặc thô bạo để trừ diệt dòng vua cũ hoặc trấn áp các phe phái đối lập. Các trung thần trải qua rất nhiều hiểm nguy gian khổ, tìm mọi cách để cứu hoàng tử khỏi nanh vuốt của kẻ thù, rồi đưa ra một nơi biên trấn, hiểm địa, chiêu binh mãi mã, sau đó dùng ngọn cờ danh nghĩa của hoàng tử về đánh hạ bọn tiếm ngôi để phục nghiệp cho dòng vua cũ. Trước khi đi đến thắng lợi cuối cùng, phe trung thần đã trải qua rất nhiều hy sinh gian khổ, kể cả thương vong, biểu hiện một khí tiết trung trinh, kiên cường vô hạn. Các vở tuồng mang tính cung đình không có nhân vật chuyển biến. Ai tốt, ai xấu, ai trung nghĩa, ai gian tà... đều được biểu hiện ngay từ đầu và cứ thế mà phát triển lên. Không có ai lúc đầu trung chính sau biến thành gian tà hay ngược lại. Các nhân vật chính nghĩa trong Tuồng cung đình đều có một đời sống rất sóng gió và nội tâm thường biến động gây gắt. Nhiều trường hợp tình cảm của họ phát triển đến tột cùng của xót đau, hờn giận, căm ghét...Và cũng từ đó hành động của họ phát triển mạnh thêm, quan điểm, tư tưởng của họ càng sáng tỏ.
2.4. Làn điệu, ca nhạc của Tuồng. Âm nhạc trong Tuồng đóng một vị trí vô cùng quan trọng, có sức thu hút kỳ lạ, thôi thúc mọi người đến xem hát. Việc sử dụng các nhạc khí trong biểu diễn Tuồng rất quan trọng, đòi hỏi niềm đam mê, sự hiểu biết của người chơi để có hồn, có thể hòa vào từng câu ca của diễn viên. Lấy ví dụ như việc sử dụng trống trong hát Tuồng. Người nghệ sĩ phải sử dụng tiếng trống sao cho tiếng trống hòa vào vở diễn, phù hợp với tiếng hát, tâm trạng của các diễn viên. Không chỉ vậy, tiếng trống phải hài hòa, nhuần nhuyễn với các nhạc cụ khác để tạo nên một vở Tuồng hay. Để làm được điều đó, người chơi trống và các nhạc cụ phải có tình yêu với các nhạc cụ, với nghệ thuật và sự khổ luyện. Dàn nhạc Tuồng chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ trong biểu diễn của diễn viên. Trong dàn nhạc Tuồng gồm có bộ gõ: (trống, thanh la, mõ..), bộ hơi (kèn, sáo, chủ yếu là kèn); bộ dây (nhị, cò, hồ, đại, tiểu...) bộ gảy (tam, tứ, nguyệt...). Nhạc trong Tuồng gồm 2 bộ phận chủ đạo: khí nhạc (dàn nhạc) và thanh nhạc. Số lượng nhạc cụ trong dàn nhạc tuồng không cố định về số lượng. Một dàn nhạc cổ thường gồm có: trống chầu, trống chiến - được mệnh danh là vị phó sư của dàn nhạc, kèn, thanh la. Về sau có thêm trống trận, trống cơm, trống bồng, trống lệnh, trống bản, đàn nhị, sáo, chập choã, não bạt… Hiện nay, tùy theo quan điểm thẩm âm của từng vùng, quy mô, số lượng nhạc cụ trong mỗi dàn nhạc cũng có điểm khác nhau. Thanh nhạc trong Tuồng gồm 2 bộ phận: bộ phận có bài bản và không bài bản (làn điệu). Dạng có bài bản: có 3 loại, là những bài nhỏ - cho các vai phụ, vai hề gọi chung là “nồi niêu”; Bài thường - những bài bản trong tình huống bi thương, sầu oán; bài chính - gồm những bài dài hơn, phân theo các nhóm tính chất: trữ tình, hoành tráng, những bài dành cho các vai nữ với nét giai điệu mềm mại, những bài có tính chất vui tươi, ngân nga hoặc ngâm vịnh… Dạng theo làn điệu là những điệu hát cơ bản và khá phổ biến, gồm những điệu chưa có khúc thức hoàn chỉnh. Tính chất co giãn và tương đối tự do của làn điệu là cơ sở cho phong cách ngẫu hứng của diễn viên. Dạng theo làn điệu có hai loại: loại không theo nhịp và loại theo nhịp.
Loại không theo nhịp gồm có: + Nói Lối gồm: Nói Lối Tuồng (đào kép xưng tên), Nói Lối Bóp (hai tướng địch gặp nhau), Nói Lối Dặm (như nói thường), ... Kỹ thuật nói rất đặc thù và phổ biến nhất trong Tuồng. Các diễn viên rất chú trọng kỹ thuật này vì làn điệu phong phú, sâu sắc và tính tự do, phóng khoáng của nói lối. Có nhiều kiểu nói lối, lệ thuộc vào những hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau của nhân vật + Thán gồm: Thán Nhớ, Thán Sầu, Thán Chết, Thán Hận, ... Gồm những làn điệu mang tính thất vọng, oán thán, than thở. + Xướng : là kỹ thuật hát nói (declamacion) rất đặc thù trong Tuồng, gồm nhiều loại lệ thuộc vào những hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau của nhân vật. Ở các kịch bản Tuồng cổ, có sự phân biệt rất rõ giữa ca và xướng. Nếu trong ca, giai điệu được dùng để diễn tả tình cảm thì trong xuớng, ngữ khí đóng một vai trò quan trọng. Xướng thường cất cao giọng, dựng hơi lên. Xướng thường dùng thể hiện những cảm xúc hùng tráng + Bạch : Là những làn điệu chỉ dùng cho các vai nữ tướng, tính chất oai nghi, khí khái. + Oán : làn điệu tiết tấu chậm rãi, oán trách, uất ức. + Ngâm: Thể hiện những tâm trạng vui, buồn, giai điệu trải dài, mang tính ngâm ngợi. + Vịnh: Mang tính lãng mạn, phóng khoáng. + Sa mạc: Thường gặp trong các cảnh thể hiện cảm xúc trữ tình.
Loại theo nhịp gồm có: + Hát Khách, còn gọi là hát Bắc. Trong đó: 1.Hát Khách hành binh (để diễn tả tâm trạng nhân vật trước hoặc đang lúc ra quân); 2.Hát Khách đối thoại (dành cho 2 người); 3.Hát Khách tự sự: nhân vật thể hiện tâm trạng của chính mình; 4. Hát Khách tửu: Nhân vật đang uống rượu; 5.Khách tử: Nhân vật khi sắp chết; 6.Khách tẩu: Đang chạy, hoặc đang lúc khẩn trương ra trận; 7.Khách hồn: nhân vật là hồn ma hiện về; 8.Khách phú: Nhân vật là người quí phái, sang trọng. + Hát Nam. Có các loại: 1. Nam xuân: Tâm trạng vui tươi, sảng khoái; 2. Nam ai: Tâm trạng buồn bi lụy; 3. Nam xuân nữ: Ít thấy sử dụng trong các vở Tuồng cổ. Tâm trạng buồn nhưng không không bằng Nam ai. Các điệu ca trong Tuồng được gọi là làn điệu. Làn điệu là điệu hát chưa có khúc thức hoàn chỉnh, còn phụ thuộc vào tâm trạng nhân vật mà sang tạo thêm, có thể hát nguyên câu hay hát nửa câu. Vậy nên nó tạo cho diễn viên sự tự do trong trường độ, sử dụng ngữ khí, ngữ điệu nhưng phải phát âm đúng với ngữ âm miền Bắc. Để có thể ca hay những làn điệu này, người diễn diên phải học tập, rèn luyện phát âm cho to dài, ngân vang. Về kỹ thuật hát, diễn viên hát Tuồng ngoài chất giọng bẩm sinh, cần phải học tập, rèn luyện lâu dài. Sân khấu Tuồng ngày trước thường hát ngoài trời nên cần có chất giọng vang to, ngân dài và khi tập cần phải sử dụng sức rất nhiều. Trong khi học cách phát âm, nhả chữ, họ phải luôn tuân thủ những luật hát rất nghiêm ngặt. Đây là tập hợp những kinh nghiệm, thói quen về ngữ âm, nhận thức thẩm mỹ về thanh nhạc trong nghệ thuật Tuồng của từng địa phương. Diễn viên hát Tuồng phải phát âm chính xác các dấu, rõ tiếng, không bị biến âm, không nói ngọng. Vì vậy trước khi tập hát, các diễn viên thường tập nói, luyện ngữ âm, ngữ khí trong các kỹ thuật nói lối như một trong những phương thức nghệ thuật tinh tế nhằm biểu hiện cảm xúc của nhân vật đến với người thưởng ngoạn. Có thể xem đây như một trong những ngôn ngữ mang đậm yếu tố tượng trưng trong Tuồng. Ngoài ra, người học hát Tuồng luôn tuân thủ nguyên tắc: trống/mái (theo qui luật âm/dương trong Dịch). Chính vì những đặc trưng nêu trên, không thể nghiên cứu nghệ thuật thanh nhạc trong Tuồng như phân tích kỹ thuật hát một ca khúc. Đặc trưng của âm nhạc truyền thống Việt Nam là tính ngẫu hứng. Điều này cũng đã không ngoại lệ đối với Tuồng, vì vậy, cần nhìn phương diện thanh nhạc trong Tuồng “bằng cái nhìn đối với một lời nói sân khấu bằng thơ được âm nhạc hoá”. Ngoài lối hát, múa Tuồng là yếu tố quan trọng tạo nên đặc trưng nghệ thuật cho Tuồng. Múa Tuồng có chức năng minh họa, bài cảnh. Điệu múa có thể dung thay cho lời nói hay tâm trạng của nhân vật. Các điệu múa được hình thành dựa trên những động tác sinh hoạt và tâm lý trong cuộc sống thường nhật. Các diễn viên múa sẽ dựa trên những động tác sinh hoạt đó và kết hợp với những điệu múa trong dân gian, các điệu múa trong tín ngưỡng tôn giáo, các điệu múa trong các lễ hôi...để xây dựng hệ thống động tác. Nhưng các động tác đó phải tuân theo những quy định cụ thể như: nội ngoại tương quan, tả hữu tương ứng, thượng hạ tương phù. Múa Tuồng và các điệu hát Tuồng có sự lien quan mật thiết và đều phải tuân theo những quy luật nhất định.
2.5. Tính tượng trưng, ước lệ của nghệ thuật Tuồng. Nghệ thuật Tuồng không có xu hướng tả thực mà chú trọng lột tả cái thần, là lột tả cái cốt lõi cơ bản, không đi sâu vào những chi tiết vụn vặt không có hiệu quả nghệ thuật. Chính vì muốn lột tả cái thần nên phải dung thủ pháp khoa trương, cách điệu từng lời nói cho đến động tác nhưng phải có nguyên tắc, quy luật cụ thể. Những điệu múa hát của Tuồng đều mang tính chất mô hình như là: đi theo hình chữ nhất, ngồi để chân chữ đinh, phụ nữ có thai ngồi để hở hai gối, vai nịnh thường vuốt râu từng sợi... Người diễn viên căn cứ vào đó để vận dụng vào vai diễn cho phù hợp. Sự khoa trương, cách điệu còn thể hiện trong âm nhạc và hóa trang. Việc hóa trang khuôn mặt hay hóa trang mặt nạ của diễn viên là rất quan trọng. Sự khoa trương, cách điệu thể hiện trên từng đường nét, nếp nhăn trên khuôn mặt và tuân theo quy luật âm dương. Một số mẫu chung như: vai trung mặt đỏ râu dài, vai nịnh mặt răn râu ngắn... Kép là diễn viên nam gồm có kép văn, kép võ, kép rừng... Đào là diễn viên nữ gồm có đào chiên, đào lắng... Nghệ thuật Tuồng không tả chân thật mà chỉ toàn tượng trưng, hóa trang diện mạo cho diễn viên trong từng vai diễn. Chính nhờ sự hóa trang đó nên khan giả nhìn sẽ biết tính cách, tâm lý, giai cấp của từng nhân vật. Ngoài thủ pháp khoa trương, cách điệu. Nghệ thuật tuồng còn sủ dụng thủ pháp biểu trưng, ước lệ, lấy chi tiết thay cho toàn thể. Khi diễn viên biểu diễn, thông qua câu hát, hành động mà khán giả sẽ tưởng tượng ra khung cảnh của vở Tuồng. Chỉ cần cái roi buộc thêm túm lông và người diễn viên làm vài động tác như cưỡi ngựa thì người xem sẽ hiểu đó là con ngựa. Chiếc mái chèo với vài động tác như đang chèo thuyền thì người xem sẽ tưởng tượng ra con thuyền. Chính nghệ thuật ước lệ đã mang lại cho người xem những xúc động nghệ thuật rất mạnh mẽ. Chính vì vậy nên sân khấu nghệ thuật Tuồng ít được bài trí như sân khấu hiện thực tâm lý. Sân khấu Tuồng thường rất trống, khi diễn viên xuất hiện thì thời gian và không gian cũng đồng thời xuất hiện. Sân khấu Tuồng là sân khấu tổng thể vì có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố ca, vũ, nhạc một cách hài hòa trong trong biểu diễn.
2.6. Một số vở Tuồng, diễn viên và soạn giả Tuồng nổi tiếng Một số vở Tuồng nổi tiếng như: Sơn Hậu, Diễn Võ Đình, Phụng Nghi Đình, Đào Phi Phụng, Trần Quốc Toản, Tam nữ đồ vương, Ngoại tổ dâng đầu, Lý Thiên Luông, Tiếng gọi non sông, Xuân Đào cắt thịt,... Một số diễn viên tuồng nổi tiếng như: Bạch Trà, Quang Tốn, Xuân Hợi, Phương Thảo, Đặng Ngọc Minh, Văn Vỹ, Lệ Quyên,... Một số soạn giả Tuồng nổi tiếng như: Đào Tấn, Hoàng Châu Ký, Nguyễn Hiển Dĩnh, Tống Phước Phổ, Bùi Hữu Nghĩa,... Các soạn giả nổi tiếng đã viết ra những vở Tuồng hay và được trình bày bởi những diễn viên Tuồng xuất sắc đã để lại trong lòng người xem những xúc cảm mạnh mẽ, những ấn tượng khó phai và để cho thế hệ sau noi gương phấn đấu.
3. Nghệ thuật Tuồng trong cuộc sống hiện đại. Trong thời buổi hiện nay, nghệ thuật Tuồng dần đi xuống. Xã hội có nhiều biến động, chiến tranh, hai miền chia cắt...đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước. Cùng với đó là sự du nhập của các loại hình nghệ thuật mới được giới trẻ hào hứng tiếp nhận nên nghệ thuật Tuồng dần lui về. Thế nhưng, những thế hệ lớn hơn, lớp người già thì vẫn dành tình yêu cho các đào kép, cho tiếng trống chầu một thời đã làm cho họ ngất ngây. Ngày nay, việc bảo tồn và phát huy truyền thống là nhiệm vụ hàng đầu. Chúng ta phải bảo tồn và phát triển những tinh hoa văn hóa của cha ông, nhất là những nghệ thuật dân gian đã gắn liền với dân tộc bao thế kỷ qua. Trước đây, đất nước đã có nhiều cố gắng để có thể phát triển lại nghệ thuật Tuồng nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng ở miền Bắc, Nhà nước đã tập hợp các nghệ sĩ nổi tiếng khắp mọi miền, thành lập các tổ chức bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này. Miền Trung – cái nôi của nghệ thuật Tuồng, rất nhiều vở Tuồng hay được dịch, in ra. Nói chung, đã có rất nhiều cố gắng để bảo tồn nghệ thuật Cần nhanh chóng cho thành lập các hồ sơ khoa học nghiên cứu về Tuồng và đặc biệt truy tìm những vở tuồng đã từng biểu diễn trong cung đình. Có chính sách đãi ngộ cụ thể với các nghệ nhân, nghệ sĩ và xây dựng tầm chiến lược lâu dài để nghệ thuật tuồng có thể biểu diễn phục vụ khán giả mà không phụ thuộc vào kinh tế. Đẩy mạnh việc phổ cập sâu rộng như: đưa nghệ thuật tuồng vào học đường một cách có hệ thống chứ không mang tính phong trào như hiện nay. Tiền nhân của chúng ta đã để lại một nền nghệ thuật đồ sộ, và cũng để lại rất ít những sách, những văn bản tư liệu mang tính thi pháp về nghệ thuật. Bởi vậy, khi làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Tuồng cung đình, cần phải học cách tư duy trên những qúa trình lao động, lúc đó chúng ta mới tìm ra được giá trị đích thực của một nền nghệ thuật đã và đang ngày bị mai một. Tuồng vừa mang tính sân khấu cổ điển vừa mang nét sân khấu hiện đại. Là loại sân khấu tổng thể, thuộc dòng sân khấu tự sự. Nghệ thuật Tuồng, một loại hình sân khấu độc đáo của dân tộc, chứa đựng biết bao nét văn hóa, tinh hoa người Việt. Tuồng – người bạn tri âm, tri kỷ của dân tộc Việt Nam. Tổng hợp
Chia Sẻ Các Tin Khác -
Đừng vội lập gia đình sớm
-
9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp
-
Sắc đẹp hoa sen
-
Những người hạnh phúc họ rất khôn ngoan
-
Nghệ thuật phật giáo
Tự truyện
Tìm về cuộc sống bình an
-
Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"
-
Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi
Truyện ngắn
Truyện cổ tích Tấm Cám
-
Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh
-
Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn
Tùy bút - Văn học
Bóng Núi, Dáng Xưa
-
Bước ngoặt nhiệm mầu
-
Nắng mưa mặc đời
Nghệ thuật
Đừng vội lập gia đình sớm
-
9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp
-
Sắc đẹp hoa sen
Thơ ca
Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa
-
Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…
-
Thế Giới Buồn
Ẩm thực Phật Giáo
Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay
-
Ăn chay có giảm được ung thư?
-
Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt
Nghi lễ - tập tục
MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu
-
Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?
-
Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN
- Trang Chủ
- Thông Tin
- Phật Học
- Văn Hoá
- Đời Sống
- Nghiên Cứu
- Media Đất Việt
- Pháp Âm
- Tự Viện
- Tam Tạng
- Nghệ Thuật
- Giáo Dục
- Hoa Sen Audio
- Đọc Sách
Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email:thichnhatchieu@gmail.com Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam - www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV