Mang Thai Hộ Là Gì? Những điều Luật Mới Nhất Về ...
Có thể bạn quan tâm
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc mang thai hộ cũng như những điều luật bất thành văn mà Nhà nước quy định đối với vấn đề này.
1. Mang thai hộ là gì?
Để hiểu về khái niệm mang thai hộ là gì, chúng ta có thể tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau, thậm chí, tự bản thân mỗi người cũng đã có những hình dung nhất định về nó. Tuy nhiên, dựa vào những nguồn tin chính thống thì chúng ta có thể hiểu về mang thai hộ như sau:
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia, khái niệm mang thai hộ được định nghĩa như sau:
Mang thai hộ có cách gọi tiếng Anh là Surrogacy. Nó chỉ việc một người phụ nữ mang thai, sinh con thay cho người khác. Những người nhận con sẽ là cha mẹ của đứa bé mà không phải là người phụ nữ mang thai hộ.
Có thể vì nhiều nguyên nhân mà người cha mẹ không thể trực tiếp mang thai và phải thuê một người khác có khả năng để mang thai và sinh con hộ. Chủ yếu nguyên nhân đến từ sức khỏe.
Đa số việc mang thai hộ được thực hiện bằng việc cấy trứng đã được thụ tinh của cha mẹ có nhu cầu vào trong tử cung của người phụ nữ được thuê mang thai hộ. Thông thường việc này sẽ phải được tiến hành thỏa thuận hợp tình hợp lý giữa bên thuê và bên được thuê.
Theo bộ luật, tại Khoản 22 Điều 3 trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2024 cũng đã đưa ra những khái niệm hết sức chi tiết, rõ ràng về việc mang thai hộ. Bộ luật khẳng định rằng đây là một hành vi mang mục đích nhân đạo.
Tìm kiếm việc làm
Mang thai hộ là gì?
Cụ thể như sau:
Mang thai hộ chính là việc người phụ nữ tự nguyện giúp mang thai cho đôi vợ chồng mà người vợ đó không thể mang thai, sinh con dù đã có sự hỗ trợ của các kỹ thuật sinh sản.
Về cách thức mang thai hộ: noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng sẽ được lấy ra và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Khi hợp tử đã được thụ tinh sẽ được cấy vào trong tử cung của người phụ nữ mang thai hộ. Người mang thai hộ này sẽ là người mang thai và sinh con.
Tại Việt Nam, vào ngày 19/06/2024, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam cho phép việc mang thai hộ diễn ra với mục đích nhân đạo. Theo luật, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo này cần phải được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của những bên liên quan và có văn bản công chứng xác nhận.
Tháng 1 năm 2024, ca mang thai hộ đầu tiên đã được thực hiện và em bé được chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong niềm hạnh phục vô bờ của cặp vợ chồng mắc bệnh hiếm muộn đã 16 năm ngóng chờ đứa con đầu lòng. Với ca này, người phụ nữ mang thai hộ gia đình của cặp vợ chồng chính là người cô họ.
Như vậy, bạn đã hiểu rõ khái niệm mang thai hộ là gì chưa? Dù thế, trong luật pháp tại Việt Nam vẫn đưa ra những điều lệ chi tiết đối với việc mang thai hộ mà nhất định những người “trong cuộc” cần phải nắm rõ để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Việc làm luật - pháp lý tại hà nội
2. Những quy định của pháp luật về việc mang thai hộ
2.1. Pháp luật cấm hay không cấm việc mang thai hộ
Xuất phát từ tình trạng vô sinh, hiếm muộn hay chỉ đơn giản là vì không muốn trực tiếp mang thai và sinh con vì mục đích giữ vóc dáng, nhu cầu thuê người mang thai hộ đã diễn ra ngày càng nhiều. Có nhiều trường hợp không vì mục đích nhân đạo trong vấn đề mang thai hộ là cơ sở để pháp luật cấm hành vi này được thực hiện. Tuy nhiên, vẫn luôn luôn diễn ra các giao dịch ngầm để mang thai hộ.
Có rất nhiều quan điểm được đề cập về việc mang thai hộ. Trong đó, đa số các ý kiến cho rằng, mang thai hộ chính là hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và còn vi phạm pháp luật.
Có lẽ xuất hiện những ý kiến này là bởi vì đa số con người ta căn cứ vào quan niệm xưa cũ và phong tục tập quán từ lâu đời của ông cha đó là: người con ruột phải là người con được chính cha mẹ sinh ra, tức là người mẹ phải mang nặng, đẻ đau để đứa con của họ chào đời. Ông cha ta và người dân Việt Nam từ xưa đến nay đều tôn thờ tình mẫu tử, vì đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng mà chính người mẹ, người cha mới có thể cảm nhận được, mới dành trọn vẹn tình cảm yêu thương ngay từ khi đứa trẻ còn là giọt máu trong bụng mình.
Từ tình cảm đó, dù cho hành vi mang thai hộ cũng trải qua thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai nhưng bản chất đứa bé sinh ra lại không phải là con ruột của người mang thai, trong khi đó, người mang thải cũng đã trực tiếp mang đứa trẻ trong bụng, là khúc ruột liền tâm thì sợi dây tình cảm đó không thể nào tự nhiên mà dứt bỏ được. Khi đó, sinh con và phải “trả con” cho cha mẹ thực sự cũng phần nào làm tình cảm của người mang thai hộ bị ảnh hưởng nặng nề, nó tựa như tình mẫu tử bị chia cắt vậy. Chính vì thế, người đời cho rằng việc mang thai hộ không phù hợp, lại là hành vi trái đạo lý.
Mặc dù, theo Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành năm 2024 chưa đưa ra quy định cho việc mang thai hộ thế nhưng tại Nghị định 12/2024/NĐ-CP về việc sinh con theo phương pháp khoa học đã nghiêm cấm hành vi này. Trong quy định của pháp luật nói chung có đưa ra những trường hợp cụ thể cho việc mang thai hộ để giảm bớt mức độ thiếu hợp lý.
>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề: Đơn tố cáo là gì? Một vài khái niệm cần phần biệt với tố cáo
2.2. Những đối tượng được phép mang thai hộ
Khi việc mang thai hộ được thực hiện đúng theo Quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình nếu như mục đích của hành động này là nhân đạo. Nhà nước cấm mang thai hộ khi hành động này mang mục đích thương mại, theo đó, người thuê và người được thuê mang thai hộ hoàn toàn không được ràng buộc với nhau về vật chất.
Không chỉ vậy, trong Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình cũng có quy định rằng, cặp vợ chồng chỉ được phép nhờ người khác mang thai hộ khi họ đã nhận được xác nhận từ phía bệnh viện về việc người vợ đó không có khả năng mang thai, sinh con dù đã áp dụng các phương pháp kỹ thuật sinh sản. hoặc trường hợp người vợ chồng hiện không có con chung bi hiếm muộn và đã nhận được sự tư vấn đầy đủ về các mặt y tế, tâm lý và mặt pháp lý.
Quy định về việc mang thai hộ
Đối với những người được nhờ mang thai hộ thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Người có mối quan hệ thân thiết, họ hàng bên vợ hoặc bên chồng được yêu cầu hỗ trợ mang thai.
- Người đã từng sinh con, chỉ được mang thai hộ một lần
- Mang thai hộ ở độ tuổi phù hợp, được xác nhận về khả năng mang thai hộ
- Người mang thai hộ nếu có chồng thì cần phải được người chồng đồng ý bằng văn bản rõ ràng
- Đã nhận được sự tư vấn về các mặt: y tế, tâm lý, pháp lý
Nói chung, để có thể tránh khỏi tình trạng “đẻ thuê” không mong muốn thì trong quy định của pháp luật chỉ có những người trong quan hệ họ hàng, thân thích mang thai hộ mới được chấp nhận. Ngoài ra, nếu không có quan hệ họ hàng thì sẽ không được phép thực hiện việc mang thai hộ.
Việc làm luật sư tập sự
2.3. Cần làm gì để có thể mang thai hộ?
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được cho phép bởi pháp luật và có hiệu lực từ ngày 15/03/2024. Vì theo quy định của pháp luật cho nên cần phải làm thủ tục cho việc mang thai hộ? Vậy những thủ tục đó là gì? Làm sao để một người có thể đăng ký mang thai hộ?
Nếu có nguyện vọng nhờ người khác mang thai hộ thì người trực tiếp có nhu cầu cần thực hiện điều gì để mong muốn này trở thành hiện thực? Đây là câu hỏi mà nhiều cặp vợ chồng hiếm muốn rất mong chờ lời giải đáp thích đáng từ các cơ quan pháp luật.
Các cặp vợ chồng có nhu cầu sinh con nhưng không có khả năng hoàn toàn có quyền nhờ mang thai hộ, và việc này cần xuất phát từ mục đích nhân đạo. Phía bệnh viện sẽ là đơn vị phụ trách tính pháp lý trong hồ sơ đăng ký mang thai hộ và thực hiện kỹ thuật thụ tinh này.
Như vậy có nghĩa là, những người có nhu cầu muốn có con bằng biện pháp mang thai hộ thì sẽ cần phải gửi hồ sơ đến cho các cơ sở y tế đã được pháp luật cấp phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ này.
Nếu bạn đang có ý định tìm việc làm tại Long An thì đừng bỏ lỡ những tin tuyển dụng mới nhất mà chúng tôi cập nhật tại đây nhé.
3. Con sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ được quy định là con của ai?
Mặc dù quy trình mang thai hộ, nhưng nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi liệu đứa trẻ sinh ra có phải là con của người mẹ chuyển phối hay không? Vì có rất nhiều điều kiện liên quan về các mặt bao gồm sinh học và pháp lý cho thấy, việc xác định con sinh ra là con của ai rất khó khăn.
Vì trong thực tế cho thấy, người mẹ mang thai hộ trên phương diện sinh học thực sự không phải là mẹ ruột của đứa trẻ mặc dù trực tiếp sinh bé ra. Thế nhưng trên cơ sở mối quan hệ dân sự thì giữa người sinh và đứa trẻ lại có quan hệ mẹ ruột và con ruột do trực tiếp sinh con trong khi ở mặt pháp lý lại không thừa nhận mối quan hệ này.
Mang thai hộ, con là của ai
Khi xác định đưa trẻ là con ai trong mối quan hệ mang thai hộ này không đơn giản là việc xác định quan hệ cha mẹ - con cái mà nó còn liên quan tới vấn đề nhân thân, vấn đề về quyền được thừa kế và các quyền dân sự khác. Đôi khi, những thỏa thuận ngay từ ban đầu không được xác định rõ ràng thì sẽ dễ dẫn tới những hậu quả không mong muốn về mặt pháp lý sau khi đứa trẻ của việc mang thai hộ ra đời.
Pháp luật cũng đã đưa ra cụ thể quy định về việc vi phạm đối với việc sinh con theo phương pháp khoa học tại Điều 31 như sau:
- Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu với một trong số những hành vi sau đây:
- Tiết lộ thông tin của người cho, nhận tinh trùng và phôi
- Thực hiện việc cho nhận noãn, tinh trùng, phôi khi không được phép
- Không đảm bảo các điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định
- Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đối với một trong số những hành vi dưới đây:
- Sinh sản vô tính
- Mang thai hộ
Như vậy, chúng ta đã được biết mang thai hộ là gì thông qua nội dung bài viết này. Hy vọng, nếu như ai có nhu cầu mang thai hộ hoặc nhờ mang thai hộ thì sẽ tìm kiếm được những thông tin cần thiết về việc mang thai hộ.
Việc làm thư ký luật
Từ khóa » đẻ Mướn Là Gì
-
Mang Thai Hộ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mang Thai Hộ Là Gì? Phân Biệt đẻ Thuê Và Mang Thai Hộ - LuatVietnam
-
“Đẻ Thuê” Là Gì? “Đẻ Thuê” Có Hợp Pháp Hay Không?
-
Mang Thai Hộ: Thông Tin Cần Biết
-
Đẻ Mướn - Wiki Là Gì
-
Đẻ Mướn - Báo Thanh Niên
-
3 Phút Cùng Luật Sư: Đẻ Thuê Có Vi Phạm Pháp Luật Không? | Báo Dân Trí
-
Đẻ Mướn Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Mang Thai Hộ Vì Mục đích Nhân đạo - Chế độ Chính Sách Lĩnh Vực Y Tế
-
ĐẺ MƯỚN Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Con Sinh Ra Nhờ Mang Thai Hộ Là Con Của Ai? - Luật Hoàng Phi
-
'Nghề' đẻ Thuê - VnExpress
-
đẻ Mướn
-
đẻ Mướn
-
Đường Dây Mang Thai Hộ, đẻ Thuê - Báo Tuổi Trẻ
-
Đẻ Mướn: Một Thực Tế Chưa được Công Nhận
-
NGƯỜI ĐẺ MƯỚN VÀ TÌNH MẪU TỬ