Màu Của Mặt Trăng - Vietsciences
Có thể bạn quan tâm
Bài đọc thêm:
Những sắc thái kỳ diệu của vầng trăng
Nói đến ánh trăng người ta thường liên tưởng đến màu trắng bạc và cho rằng những cảm nhận khác nhau về màu là do xúc cảm gây nên. Thật ra điều này không phải do xúc cảm, mà là do những phản ứng quang học khác nhau trong thời kỳ sáng trăng.
Từ thập niên 1960, các nhà thiên văn học đã sử dụng những loại phim ảnh cực nhạy để làm sáng tỏ về màu trăng. Mặt trăng chỉ hoàn toàn trắng vào ban ngày. Điều này là do màu xanh da trời được hoà vào màu vàng chính của mặt trăng.
Trong những ngày có trăng, vào buổi chiều hoặc sẩm tối, màu xanh da trời yếu đi, mặt trăng trở nên vàng hơn, và đến một lúc nào đó sẽ gần như vàng tuyền. Khi hoàng hôn tắt hẳn, trăng lại trở nên trắng vàng. Trong thời gian còn lại của đêm, trăng giữ màu vàng sáng.
Vào mùa đông, trong những đêm trời quang đãng, khi trăng lên cao có vẻ trắng hơn. Nhưng khi xuống gần tới chân trời, trăng lại có màu đỏ và cam.
Nếu quanh mặt trăng có những đám mây hồng cam, ánh trăng chuyển sang màu lá cây pha xanh lơ. Sự tương phản màu sắc như vậy được thấy rõ hơn trong những ngày trăng lưỡi liềm. Sự tương phản giảm bớt khi trăng đầy thêm. Nhìn qua ánh sáng nến vốn có màu sắc hơi đỏ, trăng cũng sẽ có màu xanh lá cây pha xanh lơ.
Thị giác cũng bị đánh lừa. Nếu bạn nhìn vào một đống lửa màu cam khoảng nửa tiếng, sau đó nhìn lên mặt trăng, bạn sẽ thấy nó có màu lam.
Mặt trăng cũng như mặt trời, khi ở vị trí thấp gần sát đường chân trời, chúng có màu vàng cam, đôi khi đỏ sậm như màu máu. Đó là do sự khúc xạ các chùm tia sáng trong khí quyển và cũng do trạng thái của chính khí quyển.
Cũng có trường hợp khác ánh trăng mang sắc máu. Đó là ánh trăng sau nguyệt thực. Vì ánh trăng là do sự phản chiếu ánh sáng mặt trời. Trong thời gian nguyệt thực, trái đất che khuất mặt trăng. Bầu khí quyển trái đất phân tán tia xanh nhiều hơn tia đỏ. Trong thời gian trái đất bắt đầu ra khỏi vùng che mặt trăng, những tia đỏ đi đến mặt trăng nhiều hơn. Khi bắt đầu chấm dứt nguyệt thực, mặt trăng nhận tia đỏ nhiều hơn và phản chiếu về trái đất một màu đỏ úa. Sau đó, ánh trăng từ từ trở lại bình thường.
Đó là những thay đổi của ánh trăng nhìn từ trái đất. Qua sự phân tích các tia hồng ngoại và tử ngoại, các nhà khoa học còn tìm thấy những sự thay đổi màu sắc khác, ngay trên bề mặt mặt trăng. Từ những miệng núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu đến các vùng khác trên mặt trăng, do ảnh hưởng của các loại quặng kim loại, cũng có nơi tương đối xanh, có nơi tương đối đỏ.
Tài Hoa Trẻ (theo ask.com)
Từ khóa » Vì Sao Có ánh Trăng
-
Tại Sao Mặt Trăng Lại Phát Sáng?
-
Ánh Trăng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Giải Vì Sao Mặt Trăng Lại Phát Sáng - VietQ
-
Tại Sao Mặt Trăng Lại Phát Sáng? Sự Thật Thú Vị Về Mặt Trăng
-
Vì Sao Mặt Trăng Lúc Tròn, Lúc Khuyết? - Vũ Trụ - Hỏi đáp & Tư Vấn
-
Mặt Trăng Có Tự Phát Ra ánh Sáng Không. Tại Sao Mặt Trăng Phát Sáng
-
Tại Sao Mặt Trăng Lại Có Thể Phát Sáng? - VnExpress
-
Tại Sao Có Thể Thấy Mặt Trăng Giữa Ban Ngày? - VnExpress
-
Vì Sao Mặt Trăng Luôn đi Theo Chúng Ta? Cafe Số #122 - YouTube
-
Vì Sao Mặt Trăng Sáng
-
Giải Mã Hiện Tượng Mặt Trăng "thơ Thẩn Trên Trời" Vào Ban Ngày
-
Vì Sao ánh Nắng Chiếu Vào Người Thì Nóng Còn ánh Trăng Chiếu Vào ...
-
Bồi Dưỡng Kiến Thức Vật Lý - VÌ SAO MẶT TRĂNG LÚC TRÒN LÚC ...