Vì Sao ánh Nắng Chiếu Vào Người Thì Nóng Còn ánh Trăng Chiếu Vào ...
Có thể bạn quan tâm
Ánh nắng và ánh trăng đều là ánh sáng, nhưng vì nguồn sáng không giống nhau, cho nên tính chất cũng có sự khác biệt rất lớn.
Ánh nắng hay còn gọi là ánh sáng mặt Trời là bức xạ điện từ phát ra từ mặt trời. Trên Trái Đất, ánh sáng mặt Trời được lọc qua bầu khí quyển của Trái Đất và hiển nhiên là ánh sáng ban ngày khi Mặt Trời ở phía trên đường chân trời. Khi bức xạ mặt Trời trực tiếp không bị mây che khuất, nó được trải nghiệm dưới dạng ánh nắng, tia nắng là sự kết hợp giữa ánh sáng rực rỡ và sức nóng bức xạ.
Nhiều người so sánh Mặt Trời với một quả cầu lửa khổng lồ. Tuy nhiên, đây không phải là sự so sánh chính xác. Những gì chúng ta thấy giống như lửa thực chất là năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Năng lượng này được tạo ra bởi phản ứng nhiệt hạch trong lõi của Mặt Trời. Nhiệt độ mặt Trời có thể nung chảy tất cả mọi thứ trên thế giới. Chúng ta đun sôi nước nhiệt độ khoảng 100°C. Thợ sắt nung sắt, nhiệt độ trong lò nung vượt quá 1.000°C. Nhiệt độ của mặt Trời còn cao hơn nhiệt độ trong lò nung rất nhiều. Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời vào khoảng 5.537 độ C, trong khi đó nhiệt độ bên trong lõi của Mặt Trời lên đến khoảng 15 triệu độ C. Ta có thể hình dung uy lực của Mặt trời như sau, nếu có một lớp băng dày 12m bọc kín bề mặt Mặt trời thì chỉ sau 1 phút, nhiệt lượng của Mặt trời sẽ làm nóng chảy toàn bộ lớp băng đó. Nhiệt độ của mặt Trời lớn như vậy, cho nên Trái Đất mặc dù cách mặt Trời rất rất xa nhưng khi ánh nắng mặt Trời chiếu vào người, chúng ta vẫn cảm thấy nóng, thậm chí có khi còn bỏng rát.
Mặt Trăng thì khác. Mặt Trăng không tỏa nhiệt, không phát sáng. Nhưng nó giống như một tấm gương, có thể phản chiếu ánh nắng mặt Trời. Mặt Trăng mà chúng ta nhìn thấy thực ra là ánh nắng mặt Trời được mặt Trăng phản chiếu. Khi các phi hành gia đặt chân lên Mặt trăng đã khám phá ra rằng bề mặt Mặt trăng có màu xám đen như màu bê tông, cũng chính vì bề mặt ghồ ghề cùng gam màu tối này mà Mặt trăng chỉ có thể phản chiếu khoảng 3% đến 12% ánh sáng Mặt trời. Ánh sáng ấy lại đi một quãng đường rất xa nên khi chiếu xuống sẽ không khiến con người cảm thấy nóng bức.
Phạm Thị Mỹ Bình (NASATI), tổng hợp, 3/2022
Từ khóa » Vì Sao Có ánh Trăng
-
Tại Sao Mặt Trăng Lại Phát Sáng?
-
Ánh Trăng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Giải Vì Sao Mặt Trăng Lại Phát Sáng - VietQ
-
Tại Sao Mặt Trăng Lại Phát Sáng? Sự Thật Thú Vị Về Mặt Trăng
-
Vì Sao Mặt Trăng Lúc Tròn, Lúc Khuyết? - Vũ Trụ - Hỏi đáp & Tư Vấn
-
Mặt Trăng Có Tự Phát Ra ánh Sáng Không. Tại Sao Mặt Trăng Phát Sáng
-
Tại Sao Mặt Trăng Lại Có Thể Phát Sáng? - VnExpress
-
Tại Sao Có Thể Thấy Mặt Trăng Giữa Ban Ngày? - VnExpress
-
Vì Sao Mặt Trăng Luôn đi Theo Chúng Ta? Cafe Số #122 - YouTube
-
Vì Sao Mặt Trăng Sáng
-
Giải Mã Hiện Tượng Mặt Trăng "thơ Thẩn Trên Trời" Vào Ban Ngày
-
Màu Của Mặt Trăng - Vietsciences
-
Bồi Dưỡng Kiến Thức Vật Lý - VÌ SAO MẶT TRĂNG LÚC TRÒN LÚC ...