Vì Sao Mặt Trăng Lúc Tròn, Lúc Khuyết? - Vũ Trụ - Hỏi đáp & Tư Vấn
Có thể bạn quan tâm
“Như ta thấy, hình dạng Mặt Trăng luôn biến đổi, có lúc trong như cái đĩa, có lúc khuyết một nửa, có lúc lại cong cong như lưỡi liềm.
Vì sao Mặt Trăng lại biến đổi lúc tròn, lúc khuyết?
Như ta đã biết, Mặt Trăng là một vệ tinh quay quanh Trái Đất. Nó không phát nhiệt, cũng không phát sáng. Trong vũ trụ tối tăm Mặt Trăng dựa vào phản xạ ánh sáng Mặt Trời nên ta mới nhìn thấy nó.
Trong quá trình Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, vị trí tương đối của nó với Mặt Trời và Trái Đất không ngừng biển đổi. Khi nó chuyển đến giữa Trái Đất và Mặt Trời thì phía Mặt Trăng đối diện với Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng, nên lúc đó ta không nhìn thấy nó. Đó là ngày đầu tháng hoặc gọi là sóc.
Qua 2 – 3 ngày sau, Mặt Trăng chuyển qua một góc trên quỹ đạo, mép của nó đối diện với Trái Đất dần dần được Mặt Trời chiếu sáng, do đó ta nhìn thấy trăng lưỡi liềm trên bầu trời.
Từ đó về sau Mặt Trăng tiếp tục quay quanh Trái Đất, phía nó hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng ngày càng nhiều hơn, do đó mảnh trăng lưỡi liềm ngày càng “”béo”” dần. Đợi đến ngày 7 – 8, nửa Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng, nên ban đêm ta nhìn thấy nửa trăng sáng, gọi là trăng thượng huyền.
Sau thượng huyền Mặt Trăng dần dần chuyển đến phía đối diện với Mặt Trời, khi đó phía Mặt Trăng hướng về Trái Đất ngày càng được Mặt Trời chiếu sáng nhiều hơn, vì vậy ta nhìn thấy Mặt Trăng ngày càng tròn hơn. Đến lúc Mặt Trăng tròn hoàn toàn cũng là lúc nửa Mặt Trăng đối diện với Trái Đất hoàn toàn được Mặt Trời chiếu sáng, nên ta thấy trăng tròn vành vạnh, đó là ngày rằm, gọi là vọng.
Sau khi trăng tròn, phía Mặt Trăng đối diện với Trái Đất có một phần dần dần không được Mặt Trời chiếu sáng, do đó ta thấy Mặt Trăng “”gầy”” dần. Đến ngày 17 hoặc 18 trên bầu trời chỉ nhìn thấy trăng sáng một nửa, đó là trăng hạ huyền.
Từ trăng hạ huyền trở đi, Mặt Trăng tiếp tục gầy đi, qua 4 – 5 ngày sau chỉ còn lại hình lưỡi liềm. Sau đó trăng hoàn toàn biến mất, bắt đầu một tháng mới.
Sự biến đổi trăng tròn hay khuyết là do kết quả Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và bản thân nó không phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng Mặt Trời gây nên.”
Chia sẻ Twitter Facebook LinkedInTừ khóa » Vì Sao Có ánh Trăng
-
Tại Sao Mặt Trăng Lại Phát Sáng?
-
Ánh Trăng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Giải Vì Sao Mặt Trăng Lại Phát Sáng - VietQ
-
Tại Sao Mặt Trăng Lại Phát Sáng? Sự Thật Thú Vị Về Mặt Trăng
-
Mặt Trăng Có Tự Phát Ra ánh Sáng Không. Tại Sao Mặt Trăng Phát Sáng
-
Tại Sao Mặt Trăng Lại Có Thể Phát Sáng? - VnExpress
-
Tại Sao Có Thể Thấy Mặt Trăng Giữa Ban Ngày? - VnExpress
-
Vì Sao Mặt Trăng Luôn đi Theo Chúng Ta? Cafe Số #122 - YouTube
-
Vì Sao Mặt Trăng Sáng
-
Giải Mã Hiện Tượng Mặt Trăng "thơ Thẩn Trên Trời" Vào Ban Ngày
-
Vì Sao ánh Nắng Chiếu Vào Người Thì Nóng Còn ánh Trăng Chiếu Vào ...
-
Màu Của Mặt Trăng - Vietsciences
-
Bồi Dưỡng Kiến Thức Vật Lý - VÌ SAO MẶT TRĂNG LÚC TRÒN LÚC ...