Mẹ Bầu Tuần 37 Cần Lưu ý Những Gì? - Mang Thai - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Mang Thai
- Thai kỳ
28/05/20223 phút đọc
Mục lục bài viếtMẹ bầu tuần 37 sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi của cơ thể. Đây cũng là thời điểm gần đến ngày dự sinh nên thai nhi cũng đã có sự dịch chuyển nhất định.
Thai nhi 37 tuần thay đổi thế nào?
Tử cung thai phụ tuần 37 thường cao hơn rốn khoảng 15cm. Cân nặng của bà bầu thời gian này đã tăng thêm từ 10 đến 13kg.
Lúc này thai nhi cũng đã phát triển ở mức gần như hoàn thiện. Lớp mỡ dưới da tiếp tục được tạo ra để có thể giữ ấm cho em bé sau khi chào đời.
Thai nhi có thể thực hiện các động tác như: Nắm ngón tay, mút ngón tay cái. Kích thước em bé lúc này khoảng 2,8 đến 3,2 kg và dài khoảng 45,7cm.
Não và phổi đã sẵn sàng để tồn tại độc lập ở môi trường bên ngoài tử cung. Nếu được sinh ra ở tuần 37, em bé đã có thể phát triển ổn định.
Phụ nữ mang thai tuần 37 cần thường xuyên thăm khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra được tình trạng vùng xương chậu, cổ tử cung. Đồng thời nắm được vị trí của thai nhi thay đổi như thế nào để việc sinh đẻ được thuận lợi nhất.
Những thay đổi đối với bà bầu tuần 37
Đối với cơ thể bà bầu sẽ không có sự thay đổi quá nhiều so với tuần trước đó. Tuy nhiên ở giai đoạn này em bé đã di chuyển dần xuống bên dưới, đầu áp vào bàng quang mẹ bầu.
Do vậy người mang thai sẽ cảm thấy buồn tiểu và bị đau vùng lưng dưới nhiều hơn trước.
Ngoài ra người mẹ còn bị rối loạn đi tiêu khi bào thai chèn ép vào trực tràng. Mẹ bầu hay bị táo bón, bị tiêu chảy, có cảm giác mót rặn thường xuyên mỗi khi đi đại tiện.
Em bé càng di chuyển dần xuống dưới, phụ nữ mang thai càng cảm thấy thở dễ dàng hơn. Bởi vì áp lực lên thành ngực đã được giảm dần.
Bầu ngực của mẹ cũng mềm mại hơn và sẵn sàng cho việc tiết sữa. Vùng âm đạo thi thoảng có thể chảy ít dịch có lẫn máu.
Một số triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu tuần 37
Ở tuần 37 người mang bầu có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
Chuyển động của thai nhi
Em bé ở giai đoạn này không còn thực hiện được các chuyển động mạnh như trước. Bé đã lọt xuống vùng xương chậu nên có ít không gian để vận động.
Đôi lúc bé có thể chìm vào giấc ngủ sâu và không di chuyển nhưng bà bầu vẫn có thể cảm nhận được thai nhi vẫn đang động đậy mỗi ngày.
Ợ nóng và khó tiêu
Các dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa trong giai đoạn này càng trở nên trầm trọng hơn khiến cho thai phụ tuần 37 thường xuyên bị ợ nóng và khó tiêu.
Dịch âm đạo có lẫn máu
Âm đạo mẹ sẽ tiết ra dịch nhầy có màu hồng hoặc nhuốm nâu ở giai đoạn này. Đây là do các tĩnh mạch máu tại cổ tử cung bị vỡ khi giãn ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ lâm bồn.
Suy tĩnh mạch
Dấu hiệu suy tĩnh mạch nghiêm trọng hơn so với giai đoạn trước. Bà bầu nên ngủ nghiêng về bên trái để giúp việc thở được dễ dàng hơn, máu lưu thông tốt hơn. Lưu ý khi nằm ngủ nên dùng gối kê cao phần chân để được thoải mái hơn.
Đau vùng chậu
Do ngôi thai thay đổi nên gây áp lực lớn lên vùng xương chậu, vùng hông và bàng quang của mẹ. Thai phụ lúc này thấy khó chịu và sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng.
Chị em mang thai có thể dùng một chiếc địu để làm giảm áp lực lên vùng lưng và xương chậu. Đồng thời hỗ trợ trọng lượng bụng để mẹ cảm thấy thoải mái hơn.
Rạn da
Các vùng bụng, ngực, vùng mông, đều phát triển căng, to nên xuất hiện các vết rạn da. Để khắc phục mẹ có thể dùng các loại kem bôi lên vùng da bị rạn.
Thay đổi kích thước núm vú
Bầu ngực, núm vú của mẹ lớn hơn trước rất nhiều. Sự thay đổi này cho thấy cơ thể mẹ đã sẵn sàng cho quá trình sinh và cho con bú.
Hiện tượng chuột rút
Tình trạng chuột rút thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm gây đau đớn, khó chịu cho mẹ. Để cải thiện người mang thai nên uống nhiều nước hơn vào ban ngày. Đồng thời đảm bảo bổ sung đầy đủ canxi và magie cho cơ thể.
Mất ngủ, hay quên
Hầu hết mẹ bầu tuần 37 đều gặp phải tình trạng mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra tâm lý căng thẳng, hay suy nghĩ cũng có thể khiến chị em hay quên. Để tránh bị quên có thể ghi chú lại những vấn đề quan trọng hoặc nhờ người thân nhắc nhở
Mẹ bầu nên chú ý việc nghỉ ngơi, cố gắng ngủ lâu hơn một chút và chỉ nên ngủ một giấc ngắn vào ban trưa.
Một số triệu chứng khác
Ngoài ra mẹ bầu tuần 37 còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
-
Chân tay bị phù gây khó khăn cho việc sinh hoạt, khiến mẹ khó chịu.
-
Có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, hay bị chóng mặt và đau đầu.
-
Có các cơn co thắt Braxton - Hicks và càng về sau càng xuất hiện nhiều hơn.
-
Không thể đứng lâu, hay bị đau bụng, trằn bụng, cơ thể nặng nề, chân tay đau nhức,...
Xem thêm: Mẹ bầu 36 tuần quan hệ có sao không? Cần lưu ý gì?
Bà bầu tuần thứ 37 cần lưu ý những gì?
Mẹ bầu 37 tuần cần lưu ý một số vấn đề dưới đây nếu muốn có một sức khỏe tốt để sẵn sàng cho việc sinh nở.
Chế độ dinh dưỡng
Ở thời điểm này mẹ nên chú ý bổ sung vitamin K cho cơ thể. Đây là loại vitamin có công dụng tạo đông máu, giúp cầm máu khi thai nhi rời khỏi bụng mẹ. Một số thực phẩm giàu vitamin K mẹ bầu nên bổ sung như:
-
Các loại trái cây: Dưa hấu, dưa vàng, dâu tây, lê, đu đủ,...
-
Các loại rau xanh: Súp lơ xanh, măng tây, bắp cải, mùi tây, cần tây,...
-
Các loại đậu, đỗ, đậu tương, đậu ván, ớt chuông,...
-
Các loại sữa, nếp cẩm, bánh mì được làm bởi ngũ cốc,...
Chế độ vận động
Thực hiện các vận động dưới đây có thể giúp cho bà bầu giảm bớt căng thẳng và thư giãn hơn:
-
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng mặt, chân hoặc toàn thân nhưng trừ vùng lưng.
-
Giữ hơi thở thư giãn, tập các bài Yoga nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe.
-
Thực hiện một số động tác như siết chặt và thả lỏng nhóm cơ ở toàn bộ cơ thể. Có thể bắt đầu từ các ngón chân rồi đến ngón tay, cánh tay, bắp chân,...
Tiếp tục quá trình thai giáo
Hãy thường xuyên cho bé nghe các câu chuyện, các bài hát mỗi ngày để tăng sự nhận thức cho trẻ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Nếu còn đang băn khoăn tìm kiếm nguồn câu chuyện, bài hát thì bố mẹ có thể tham khảo app Vmonkey hoặc Monkey Stories . Tại đây có muôn vàn các câu chuyện, các bài hát để bố mẹ có thể đọc hoặc bật cho con nghe mỗi ngày.
VMonkey là kho tàng những bài hát, những câu chuyện bằng tiếng Việt được trình bày một cách khoa học, đa dạng, phong phú về thể loại. Thông qua việc cho nghe mỗi ngày không chỉ giúp tăng tương tác giữa bố mẹ và em bé mà còn mang đến những lợi ích tích cực như:
-
Có đời sống tinh thần phong phú hơn, giàu tình cảm ngay từ khi bé còn nhỏ.
-
Được cải thiện khả năng ngôn ngữ, thúc đẩy bé giao tiếp và cách ứng xử khi bé lớn lên.
-
Kích thích và nâng cao kỹ năng vận động, giúp kiểm soát cảm xúc tốt hơn, giúp em bé ngủ ngon hơn khi chào đời.
Nếu bố mẹ muốn cho em bé tiếp cận tiếng Anh, có thể chọn app Monkey Stories. Chắc chắn với sự phong phú và đa dạng của các bài hát, các câu chuyện tại đây sẽ khiến bố mẹ cảm thấy hài lòng. Em bé thường xuyên được nghe những câu chuyện ý nghĩa, những giai điệu du dương mang đến nhiều lợi ích về sau.
Một số xét nghiệm
Để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của em bé và sức khỏe của mẹ các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra. Kiểm tra vùng xương chậu, cổ tử cung để nắm được vị trí sinh của em bé sẽ là đầu trước, chân trước hay mông trước.
Càng gần tới ngày sinh thì tính chính xác của các kiểm tra, xét nghiệm này sẽ càng cao. Bác sĩ biết được cổ tử cung đã mềm và giãn ra hay chưa, mỏng đi bao nhiêu? Thông qua đó xác định được khi nào thì cơ thể mẹ sẵn sàng cho việc chuyển dạ sinh em bé.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mặc dù những thay đổi ở mẹ bầu tuần 37 có thể là dấu hiệu chuyển dạ nhưng cũng có thể là do bệnh lý gây nên do đó người mang thai không được chủ quan. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu như bạn có các dấu hiệu bất thường sau:
-
Có hiện tượng đau bụng dữ dội, không thuyên giảm mà đau liên tục và kéo dài. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhau thai bong non đe doạ tính mạng mẹ và bé.
-
Âm đạo chảy máu đỏ tươi và tạo thành một hoặc hai đốm máu bất thường. Đây thường là dấu hiệu của đứt nhau thai đe doạ sức khoẻ của mẹ và nguy hiểm trực tiếp đến thai nhi.
-
Nhận thấy tần số chuyển động của thai nhi giảm dần thì cần cẩn trọng bởi dấu hiệu này không bình thường. Mẹ có thể kiểm tra ngay bằng cách nằm nghiêng về bên trái, sau đó tính số lần cử động của em bé. Nếu như thấp hơn 4 cử động trong vòng 1 giờ đồng hồ thì mẹ cần gặp bác sĩ ngay.
Trên đây là một vài thông tin xung quanh vấn đề mẹ bầu tuần 37 mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng đã giúp các mẹ có cách xử lý đúng đắn những bất thường để có một kỳ chuyển dạ an toàn, mẹ tròn, con vuông.
Tài liệu tham khảo37 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 22/05/2026
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-37.aspx
37 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 22/05/2026
https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/37-weeks-pregnant
You and your baby at 37 weeks pregnant - Truy cập ngày 22/05/2026
https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/28-to-40-plus/37-weeks/
37 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 22/05/2026
https://www.healthline.com/health/pregnancy/37-weeks-pregnant
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Thúy AnhVới kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình
Bài viết liên quan- Thuốc tránh thai khẩn cấp có gây dị tật thai nhi? - Chuyên gia giải đáp
- Thực đơn cho bà bầu không tăng cân - Ăn gì để mẹ khỏe, bé phát triển?
- Chăm sóc bà bầu sau khi sinh thường và sinh mổ theo hướng dẫn của chuyên gia
- Mẹ bầu tuần 20 cần biết những gì?
- Top 10 bài tập yoga cho bà bầu tháng cuối dễ sinh và các vấn đề mẹ cần lưu ý
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » đẻ Lúc 37 Tuần
-
Sinh Con ở Tuần 37 Có Sao Không?
-
Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Sinh Ra ở Tuần Thứ 37 - Vinmec
-
Thai Bao Nhiêu Tuần được Coi Là đủ Tháng để Sinh? | Vinmec
-
Dấu Hiệu Sắp Sinh ở Tuần 37 - Sinh Non Hay Bình Thường?
-
Những Dấu Hiệu Chuyển Dạ Tuần 37 Mẹ Cần Biết | TCI Hospital
-
Thai 37 Tuần Sinh được Chưa? ( CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ VẤN ĐỀ ...
-
Thai Bao Nhiêu Tuần Thì Sinh An Toàn, Không được Coi Là Sinh Non?
-
Thai 37 Tuần Phát Triển Như Thế Nào Và Mẹ Cần Lưu ý Gì? - Medlatec
-
Sinh Mổ Lần 3 ở Tuần 37 Có Phải Là Sinh Non Không?
-
Thai Nhi 37 Tuần Phát Triển Như Thế Nào? - Huggies
-
Thai 37 Tuần: Sự Phát Triển Và Những điều Mẹ Cần Lưu ý - MarryBaby
-
Kinh Nghiệm Mẹ Bầu Mang Thai Lần 2 Bao Nhiêu Tuần Thì Sinh?
-
Thai Nhi 37 Tuần, Sự Phát Triển Của Bé, Thay đổi ở Cơ Thể Mẹ Và ...
-
9 Dấu Hiệu Sinh Non Bà Mẹ Mang Thai Cần Biết
-
Trẻ Sinh Non Lúc 37 Tuần Cho ăn Dặm Lúc 6 Tháng Tuổi được Không?
-
11 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Trong 24 Giờ, 2 Ngày Và 1 Tuần
-
Sinh Non: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Bé