Thai 37 Tuần Phát Triển Như Thế Nào Và Mẹ Cần Lưu ý Gì? - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Thai 37 tuần tuổi đang phát triển như thế nào?
Thai nhi 37 tuần tuổi đã phát triển khá toàn diện, cơ thể lớn và cứng cáp với trọng lượng trung bình khoảng 2800g, chiều dài cơ thể khoảng 48.3 cm. Trong những tuần thai cuối, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên rất nhanh, trung bình khoảng 14 g mỗi ngày.
Thai 37 tuần tuổi đã phát triển đầy đủ các cơ quan
Cụ thể một số điểm nổi bật về sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi như sau:
1.1. Thai nhi thường đã ổn định vị trí đầu
Đến gần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ thay đổi tư thế với đầu của em bé di chuyển xuống phía dưới xương chậu đè lên xương mu của mẹ để chuẩn bị cho việc sinh dễ dàng hơn. Thường khi đến 37 tuần tuổi, thai đã ổn định vị trí này. Nếu thai chưa có dấu hiệu quay đầu, được gọi là ngôi thai ngược, cần trao đổi với bác sĩ để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp tới thành công.
1.2. Thai nhi hoàn thiện hệ thống miễn dịch
Cấu tạo các cơ quan của thai nhi 37 tuần tuổi đã tương đối đầy đủ, điểm phát triển nổi bật của thai độ tuổi này là sự hoàn thiện của hệ thống miễn dịch. Miễn dịch của bé là được nhận trực tiếp từ mẹ, duy trì đến khi sinh và khoảng thời gian đầu bảo vệ bé trước khi hệ miễn dịch cơ thể có thể sự sản xuất kháng thể.
Thai từ 37 tuần có thể sinh bất cứ khi nào
1.3. Thai nhi phát triển hoàn thiện não bộ và phổi
Mặc dù thai từ 37 tuần tuổi được đánh giá là khá cứng cáp, có thể sinh ra và sống khỏe mạnh song thực tế, thời gian những tuần cuối này trẻ sẽ hoàn thiện hơn cấu tạo của phổi. Ngoài phổi thì sau khoảng ít nhất 2 tuần, não của bé mới hoàn toàn trưởng thành, sẵn sàng thích nghi với thế giới bên ngoài.
1.4. Thai nhi tập luyện nhiều động tác trong bụng mẹ
Trong những tuần thai cuối này, do thai đã cứng cáp nên các hoạt động trong bụng mẹ cũng mạnh mẽ, thường xuyên hơn như:
-
Bé tập hít vào, thở ra trong nước ối để luyện tập hoạt động của hệ hô hấp.
-
Bé mở mắt hoặc chớp mắt để tập phản xạ của mắt.
-
Trẻ cầm nắm giống như đang cầm đồ vật nào đó, điều này thể hiện ngón tay bé đã cử động linh hoạt khéo léo hơn. Nhiều trường hợp siêu âm thấy bé có thể tự cầm nắm bộ phận cơ thể mình như mũi hay ngón chân.
-
Bé có thể vô thức đưa tay lên miệng với động tác giống như mút tay ở trẻ sơ sinh. Động tác này là cần thiết để trẻ tập thói quen bú sữa mẹ sau khi sinh ra.
Thai lớn đạp mạnh và nhiều hơn vào bụng mẹ
Không còn là những lần đạp thưa thớt và nhẹ nhàng, thai từ 37 tuần tuổi trở đi đã cứng cáp nên vận động liên tục trong bụng mẹ. Thai thường xuyên xoay người, dùng tay chân thực hiện các cú đá hoặc đạp do không gian trong bụng mẹ không còn đủ rộng rãi. Ngược lại nếu thai 37 tuần tuổi nhưng không hoặc thấy rất ít các cú đạp thai thì mẹ cần đi khám, có thể thai đang gặp vấn đề sức khỏe cần can thiệp sớm.
2. Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 37 tuần tuổi?
Từ tuần thai này, chắc hẳn cha mẹ đang rất hồi hộp chào đón con ra đời bởi ngày sinh đang đến rất gần. Bé có thể sinh ra vào bất cứ khi nào trong 3 tuần thai sắp tới, do vậy cha mẹ cũng cần chuẩn bị đi sinh đầy đủ ngay từ bây giờ.
Các chuyên gia khuyên rằng, nên đợi dấu hiệu chuyển dạ sinh tự nhiên với các thai phụ khỏe mạnh, không nên can thiệp mổ lấy thai khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ sinh. Ngoài ra, mẹ cũng nên theo dõi các dấu hiệu sức khỏe, cử động của thai nhi, đi khám sớm nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau:
2.1. Chảy máu dịch âm đạo
Gần đến ngày sinh, mẹ sẽ thấy cơ thể tiết lượng dịch âm đạo nhiều hơn so với bình thường, nếu trong chất nhầy có chứa lượng nhỏ máu thì đây có thể là dấu hiệu gần ngày sinh. Tuy nhiên, nếu máu chảy từ âm đạo hoặc dịch ối chảy nhiều thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đây thường là dấu hiệu sinh.
Mẹ bầu cần lưu ý khi bị chảy máu dịch âm đạo
2.2. Theo dõi các cơn gò
Sự xuất hiện của các cơn gò từ tuần thai thứ 37 là rất quan trọng bởi đây là dấu hiệu cho biết tử cung đang tập luyện để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ thực sự sắp tới. Tuy nhiên nếu các cơn gò này xuất hiện thường xuyên, kéo dài nhưng mẹ chưa đến ngày dự sinh thì cần đi khám bác sĩ. Nếu có nguy cơ, mẹ bầu có thể được yêu cầu nằm viện theo dõi.
2.3. Xoa bóp, uống nước để giảm phù nề
Hầu hết mẹ bầu trong những tuần cuối thai kỳ thường gặp tình trạng phù nề tay, chân nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên có thể cải thiện phù nề khi mang thai và cũng giúp ích cho sức khỏe, mẹ nên uống đủ khoảng 8 ly nước mỗi ngày.
2.4. Chuẩn bị sinh bằng các bài tập
Chuyển dạ sinh là một quá trình kéo dài và gây nhiều đau đớn, mất sức, để quá trình này trở nên nhẹ nhàng hơn, bạn có thể tham khảo 1 số cách tập luyện với bóng hoặc massage tầng sinh môn. Tâm lý thoải mái, tin tưởng cũng rất quan trọng trong những tuần cuối trước khi đón con chào đời.
Một số bài tập giúp mẹ dễ sinh hơn
Chuẩn bị quần áo, bình sữa, vật dụng cho bé yêu từ tuần thai này cũng là cần thiết. Điều này còn đem đến niềm vui, sự gắn kết với con, giúp mẹ có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn khi sinh và sau sinh.
Nếu cần tư vấn thêm về sức khỏe mẹ, bé khi mang thai hay có các dấu hiệu bất thường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khóa » đẻ Lúc 37 Tuần
-
Sinh Con ở Tuần 37 Có Sao Không?
-
Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Sinh Ra ở Tuần Thứ 37 - Vinmec
-
Thai Bao Nhiêu Tuần được Coi Là đủ Tháng để Sinh? | Vinmec
-
Dấu Hiệu Sắp Sinh ở Tuần 37 - Sinh Non Hay Bình Thường?
-
Những Dấu Hiệu Chuyển Dạ Tuần 37 Mẹ Cần Biết | TCI Hospital
-
Thai 37 Tuần Sinh được Chưa? ( CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ VẤN ĐỀ ...
-
Thai Bao Nhiêu Tuần Thì Sinh An Toàn, Không được Coi Là Sinh Non?
-
Sinh Mổ Lần 3 ở Tuần 37 Có Phải Là Sinh Non Không?
-
Thai Nhi 37 Tuần Phát Triển Như Thế Nào? - Huggies
-
Thai 37 Tuần: Sự Phát Triển Và Những điều Mẹ Cần Lưu ý - MarryBaby
-
Kinh Nghiệm Mẹ Bầu Mang Thai Lần 2 Bao Nhiêu Tuần Thì Sinh?
-
Thai Nhi 37 Tuần, Sự Phát Triển Của Bé, Thay đổi ở Cơ Thể Mẹ Và ...
-
9 Dấu Hiệu Sinh Non Bà Mẹ Mang Thai Cần Biết
-
Mẹ Bầu Tuần 37 Cần Lưu ý Những Gì? - Mang Thai - Monkey
-
Trẻ Sinh Non Lúc 37 Tuần Cho ăn Dặm Lúc 6 Tháng Tuổi được Không?
-
11 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Trong 24 Giờ, 2 Ngày Và 1 Tuần
-
Sinh Non: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Bé