Mềm Sụn Thanh Quản Là Gì, đi Khám ở đâu - BookingCare
Có thể bạn quan tâm
Mềm sụn thanh quản là gì
Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh khiến cho vùng thượng thanh môn sẽ bị hẹp lại trong thì hít vào, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn đường hô hấp trên từng cơn và tiếng rít thanh quản.
Mềm sụn thanh quản là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiếng rít ở trẻ sơ sinh, và cũng là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất tại vùng thanh quản, chiếm tỷ lệ 60%-70%.
Nguyên nhân
Tình trạng mềm sụn thanh quản xảy ra khi vùng thượng thanh môn bị hẹp lại trong thì hít vào. Nguyên nhân chính xác hiện tại vẫn chưa rõ, có thể có nhiều cơ chế phối hợp với nhau, sau đây là những giả thuyết phổ biến nhất:
- Do bất thường cấu trúc cơ thể học: có thể do nếp phễu-thanh thiệt ngắn và nắp thanh thiệt hình omega góp phần làm cho vùng thượng thanh môn bị hẹp lại.
- Các đường dẫn truyền thần kinh chưa trưởng thành đầy đủ, do đó sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa hoàn chỉnh khiến cho trương lực đường dẫn khí khu vực này thấp hơn so với mức cần thiết (do vậy dễ bị xẹp).
- Một số tác giả cho rằng trong bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản (GERD),hiện tượng viêm và phù nề niêm mạc sẽ gây hẹp đường dẫn khí vùng thượng thanh môn, làm gia tăng nguy cơ tắc nghẽn và dẫn đến mềm sụn thanh quản.
Phân loại
Mức độ nặng của bệnh không tương quan với tần suất hoặc cường độ của tiếng rít (thanh quản),nhưng sẽ tương quan với các triệu chứng kèm theo. Hiện nay có nhiều hệ thống phân loại trên thế giới, nhưng đáng tiếc là không có hệ thống phân loại nào tỏ ra vượt trội và được dùng rộng rãi.
Tuy nhiên, có thể phân loại mềm sụn thanh quản trên lâm sàng như sau:
- Mức độ nhẹ: nghe được tiếng rít và qua nội soi phát hiện được các tính chất của mềm sụn thanh quản, nhưng bệnh nhân không có suy hô hấp đi kèm và không có bằng chứng chậm tăng trưởng.
- Mức độ trung bình: có tiếng rít, tăng co kéo cơ hô hấp phụ, khó cho bú (ăn),và bệnh nhân có sụt cân hoặc tăng cân không đủ.
- Mức độ nặng: có khó thở nặng và tắc nghẽn đường dẫn khí, không tăng trưởng, khó nuốt, giảm oxy máu hoặc tăng nồng độ CO2 máu, có tình trạng tăng áp phổi, bệnh tâm-phế mạn, ngưng thở khi ngủ, biến dạng lồng ngực nặng (vùng ức lõm),và chậm phát triển hệ thần kinh-vận động.
Các triệu chứng thường gặp
- Khởi phát trong vòng 2 tuần sau sinh
Thông thường, tiếng rít (thanh quản) và tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí không xuất hiện ngay sau sinh. Điều này giúp phân biệt mềm sụn thanh quản với các bệnh lý khác có tắc nghẽn đường dẫn khí ngay sau sinh, ví dụ. liệt dây thanh, hẹp hạ- thanh-môn bẩm
- Tiếng rít thanh quản:
- Xảy ra từng cơn.
- Tăng lên khi bé khóc, khi hoạt động, nằm ngửa, hoặc bú (ăn).
- Tiếng rít trở nên rõ trong vòng 2 tuần sau sinh, có thể tăng (cường độ) trong vòng 6-8 tháng. Thường tự khỏi trong vòng 2 năm.
- Đối với những trường hợp giảm trương lực thanh quản (ví dụ. bại não): tiếng rít có thể kéo dài hơn và khó tự khỏi.
- Dấu hiệu tắc nghẽn đường hô hấp:
- Phập phồng cánh mũi.
- Co kéo cơ hô hấp phụ.
- Thở bụng.
- Lõm vùng ức.
- Thường bệnh nhân vẫn cảm thấy thoải mái (trừ khi có suy hô hấp),độ bão hòa oxy thường trong mức bình thường.
- Hiếm khi gặp tình trạng xanh tím (cyanosis).
- Có một trong các yếu tố nguy cơ sau:
- GERD (trào ngược dạ dày-thực quản).
- Rối loạn hệ thần kinh: nhược cơ toàn thể/khu trú, Bại não.
- Bất thường cấu trúc thanh quản.
- Nam giới.
- Các hội chứng di truyền bẩm sinh:
- Hội chứng down
- Bệnh tim bẩm
- Tự khỏi/Tự giảm triệu chứng trong vòng 2 năm (tuổi).
- Tiếng khóc bình thường
Các triệu chứng khác
- Khó bú/ăn.
- Bé bú chậm và tiếng rít to hơn lúc bú.
- Tiền căn: thường sặc trong lúc bú.
- Sụt cân hoặc tăng cân không đủ.
- Giảm trương lực cơ.
Nội soi thanh quản ống mềm
- Chỉ định: mọi trường hợp nghi ngờ mềm sụn thanh quản.
- Có thể có các đặc điểm sau:
- Nắp thanh thiệt dài hoặc sụp xuống che lấp vùng thanh môn khi hít vào (12%).
- Nẹp phễu-thanh thiệt ngắn (15%) kèm theo phần sau nắp thanh thiệt bị gập góc (làm nắp thanh thiệt có dạng cong hình chữ omega).
- Sụn phễu có vẻ dài do niêm mạc thừa (ở góc ngoài nắp thanh thiệt) sẽ phủ lên vùng thanh môn (khi hít vào).
Biến chứng
- Tắc nghẽn đường dẫn khí nặng, gây nguy hiểm tính mạng.
- Các tai biến của phẫu thuật chỉnh hình thượng-thanh-môn, mở khí quản.
- Trẻ chậm tăng cân.
- Viêm phổi do hít.
Từ khóa » Sụn Thanh Quản
-
Tìm Hiểu Về Mềm Sụn Thanh Quản | Vinmec
-
Làm Gì Khi Trẻ Bị Mềm Sụn Thanh Quản? | Vinmec
-
Trẻ Bị Mềm Sụn Thanh Quản Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Do đâu Và ...
-
Mềm Sụn Thanh Quản Và Những điều Bạn Cần Biết - YouMed
-
Làm Gì Khi Trẻ Bị Mềm Sụn Thanh Quản | BvNTP
-
Mềm Sụn Thanh Quản: Bệnh Gây Khò Khè Kéo Dài ở Trẻ - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Mềm Sụn Thanh Quản ở Trẻ Nhỏ - Báo Tuổi Trẻ
-
[Hướng Dẫn] Bệnh Mềm Sụn Thanh Quản Bẩm Sinh ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Thở Rít Do Mềm Sụn Thanh Quản | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Mềm Sụn Thanh Quản
-
[PDF] MỀM SỤN THANH QUẢN
-
Phác đồ điều Trị Mềm Sụn Thanh Quản
-
Mềm Sụn Thanh Quản - Y Học Cộng Đồng
-
Mềm Sụn Thanh Quản
-
MỀM SỤN THANH QUẢN - Health Việt Nam
-
Mềm Sụn Thanh Quản Có Nguy Hiểm?
-
Mềm Sụn Thanh Quản: Nguyên Nhân, Chẩn đoán, điều Trị
-
Mềm Sụn Thanh Quản | Website Bệnh Viện Nhi đồng 2