Mềm Sụn Thanh Quản: Nguyên Nhân, Chẩn đoán, điều Trị
Có thể bạn quan tâm
- Đối tác Hot
- RSS
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Bệnh viện
- Phòng khám
- Bác sĩ
- Gói khám
- Tin sức khoẻ
- Thông Tin Sức Khỏe
- Cẩm nang tiêm chủng
- Tra cứu
- Tra cứu bệnh
- Tra cứu thuốc
- Tra cứu từ điển y khoa
- Tra cứu phẫu thuật
- Tra cứu xét nghiệm y khoa
- Tra cứu thảo dược
- Đối tác Hot
- RSS
- Trang chủ
- Thông Tin Sức Khỏe
- Mềm sụn thanh quản: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị
Mục lục:
- Nội dung chính
- 2. Chẩn đoán mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh
- 3. Điều trị mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh
- 4. Rủi ro khi điều trị
Mềm sụn thanh quản gây những tiếng thở khò khè đối với trẻ sơ sinh, và cũng là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất tại vùng thanh quản.
Dưới đây là nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị Mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt1. Nguyên nhân của mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh
Mềm sụn thanh quản thông thường là bẩm sinh nhưng có thể không phải do di truyền. Nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ. Nó có thể bị gây ra do trương lực cơ yếu và cơ chưa trưởng thành ở đường Hô hấp trên.
Trong mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh, nắp thanh môn hoặc sụn phễu bị mềm. Những mô mềm này bị đẩy vào đường dẫn khí gây nên tình trạng tắc nghẽn tạm thời một phần đường dẫn khí khi hít vào. Các mô này bị đẩy ra lại khi trẻ thở ra và mở lại đường thở.
2. Chẩn đoán mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh
Bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu bé tím tái hoặc ngưng thở hoặc tạm dừng thởPhát hiện mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh bằng cách Nội soi với ống mềm, lúc này bác sĩ sẽ thấy các bất thường đặc trưng của mềm sụn thanh quản.
Nội soi huỳnh quang đường thở có thể thấy đường thở và những cấu trúc khác ở cổ và ngực khi trẻ đang thở.
Uống chất cản quang barium là một Xét nghiệm dùng để nhìn thấy cấu trúc xung quanh đường dẫn khí, thực quản và dạ dày khi trẻ đang nuốt chất lỏng đặc biệt này.
Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang khi cần để xác định các vấn đề có thể đi kèm bệnh. Chụp chiếu X-quang tại vùng cổ và vùng ngực sẽ giúp bác sĩ thấy được cấu trúc đường Hô hấp dẫn khí dưới nắp sụn thanh môn.
Cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu nếu:
- Tím tái hoặc ngưng thở hoặc tạm dừng thở
- Trẻ bị co rút hoặc hõm các cơ ngực, cơ cổ liên tục trong khoảng thời gian dài
- Ăn khó khăn, nghẹn với thức ăn, không đủ lượng thông thường, hoặc giảm lượng phân trong tã
- Khó tăng cân hoặc giảm cân.
3. Điều trị mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh
Mềm sụn thanh quản bẩm sinh có nguy hiểm không? còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Thường thì không cần thiết phải điều trị tích cực khi các triệu chứng của trẻ đều nhẹ và trẻ ăn mà không gặp khó khăn, tăng cân, và đạt được những cột mốc phát triển. Khi đến 18-24 tháng tuổi trẻ sẽ hết bị mềm sụn.
Tuy nhiên, một số trường hợp mềm sụn thanh quản diễn tiến nặng hơn như: Gây trào ngược dạ dày thực quản, gây khó thở thậm chí ngưng thở và tím tái. Lúc này cần can thiệp điều trị kịp thời.
Có hai phương pháp điều trị mềm sụn thanh quản là điều trị nội khoa (tức dùng thuốc mà không phẫu thuật) và điều trị ngoại khoa (tức can thiệp phẫu thuật).
3.1 Điều trị nội khoa (tức dùng thuốc mà không phẫu thuật)
- Trên 99% sẽ dần dần tự khỏi mà không cần điều trị, hầu như đa số sẽ hết khò khè khi được 2 tuổi. Tiếng khò khè sẽ tăng trong 6 tháng đầu sau sinh vì lượng khí trẻ hít thở sẽ tăng theo tuổi.
- Bệnh này không có loại thuốc đặc hiệu điều trị, chỉ có thể tăng cường bổ sung vitamin D cùng canxi. Thường điều trị khi có Trào ngược dạ dày thực quản và các nhiễm trùng hô hấp đi kèm.
- Nếu trẻ vẫn bú được, chơi được, tăng cân bình thường, chỉ có thở khò khè trong 2 tháng đầu sau sinh thì không cần xử trí gì thêm.
3.2 Điều trị ngoại khoa (tức can thiệp phẫu thuật)
- Đối với những trường hợp bệnh nặng gây trẻ khó bú, kém tăng cân và phát triển, có thể dùng phẫu thuật.
- Phẫu thuật chỉ đơn giản chủ yếu là tạo hình các cấu trúc nâng đỡ quanh nắp thanh quản, lấy đi những phần mô thừa gây tắc khí đạo.
- Rất hiếm khi phải áp dụng phẫu thuật để điều trị mềm sụn thanh quản. Nếu trẻ đã được phẫu thuật rồi thì vẫn nên tiếp tục điều trị Trào ngược dạ dày thực quản và các bậc cha mẹ vẫn rất cần theo dõi các dấu hiệu chuyển biến xấu để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Cũng như các bất thường bất thường bẩm sinh khác, để phòng tránh mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh, tất cả các sản phụ cần được chăm sóc tiền sản thật tốt, Dinh dưỡng đầy đủ, chủng ngừa theo lịch nhằm tránh sanh non, nhẹ cân. Đặc biệt thai phụ cần tránh xa khói thuốc lá vì thuốc lá làm tăng nguy cơ các bất thường bẩm sinh ở trẻ em tăng gấp 2-3 lần.
4. Rủi ro khi điều trị
Các tai biến của phẫu thuật chỉnh hình thượng thanh môn và mở khí quản là hoàn toàn có thể xảy ra. Nguy cơ tai biến và di chứng của mở khí quản có tỷ lệ tử vong là 2%. Tuy nhiên, bắt buộc vẫn phải tiến hành phẫu thuật trong trường hợp trẻ bị bệnh nặng và có chỉ định của bác sĩ.
5. Lưu ý khi chăm sóc trẻ
- Hạn chế cho trẻ nằm ngửa: Dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào đường thở của trẻ càng làm trẻ thở khò khè hơn. Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng, thi thoảng lại trở mình cho trẻ cho đỡ mỏi người, còn với trẻ lớn hơn thì bé sẽ tự nằm theo tư thế mà bé cảm thấy dễ thở nhất.
- Cho con bú đúng cách: Một số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ rất khó bú. Vì thế mẹ cần phải tỉnh táo khi cho con bú để điều chỉnh lượng sữa vừa với sức bú của trẻ, tránh hiện tượng sặc sữa rất nguy hiểm.
- Vệ sinh mũi họng trước khi ngủ: Trước khi đi ngủ, bạn nhớ làm vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý để mũi bé được thông thoáng, giúp bé thở dễ dàng hơn. Trẻ bị mềm sụn thanh quản hay thở bằng miệng khi ngủ, bạn nên thoa bôi kem dưỡng môi cho bé để tránh hiện tượng môi khô, nứt nẻ, trẻ bú sẽ rất khó khăn.
- Tăng cường sức đề kháng: Hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến đường hô hấp vì trẻ bị mềm sụn thanh quản càng thở khò khè hơn khi mắc thêm các bệnh này. Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm thì bố mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp thông thường.
- Khám định kỳ: Khám và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú,... thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời. Cha mẹ nên định kỳ cho trẻ tới viện đo độ độ bão hoà oxy tươi trong máu.
- Chế độ sinh hoạt: Không cần kiêng cữ thức ăn nào hết cũng như không cần hạn chế bất cứ hoạt động thể chất nào hết của trẻ. Cho trẻ Tiêm chủng bình thường để phòng tránh các bệnh khác.
Tổng hợp theo: Vinmec.com
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Đã kiểm duyệt nội dung Chủ đề: thanh quản nhi mềm sụn thanh quản sụn thanh quản mềm sụn thanh quản bẩm sinh ở trẻ sơ sinh mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinhTừ khóa » Sụn Thanh Quản
-
Tìm Hiểu Về Mềm Sụn Thanh Quản | Vinmec
-
Làm Gì Khi Trẻ Bị Mềm Sụn Thanh Quản? | Vinmec
-
Trẻ Bị Mềm Sụn Thanh Quản Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Do đâu Và ...
-
Mềm Sụn Thanh Quản Và Những điều Bạn Cần Biết - YouMed
-
Làm Gì Khi Trẻ Bị Mềm Sụn Thanh Quản | BvNTP
-
Mềm Sụn Thanh Quản: Bệnh Gây Khò Khè Kéo Dài ở Trẻ - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Mềm Sụn Thanh Quản ở Trẻ Nhỏ - Báo Tuổi Trẻ
-
[Hướng Dẫn] Bệnh Mềm Sụn Thanh Quản Bẩm Sinh ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Thở Rít Do Mềm Sụn Thanh Quản | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Mềm Sụn Thanh Quản
-
[PDF] MỀM SỤN THANH QUẢN
-
Phác đồ điều Trị Mềm Sụn Thanh Quản
-
Mềm Sụn Thanh Quản - Y Học Cộng Đồng
-
Mềm Sụn Thanh Quản Là Gì, đi Khám ở đâu - BookingCare
-
Mềm Sụn Thanh Quản
-
MỀM SỤN THANH QUẢN - Health Việt Nam
-
Mềm Sụn Thanh Quản Có Nguy Hiểm?
-
Mềm Sụn Thanh Quản | Website Bệnh Viện Nhi đồng 2