Mềm Sụn Thanh Quản
Có thể bạn quan tâm
Mềm sụn thanh quản là gì?
Mềm sụn thanh quản là tình trạng các sụn ở vùng thanh quản (sụn nắp thanh môn và sụn phễu) bị mềm và sa vào đường thở, che lấp một phần ngõ vào đường thở tạo ra tiếng rít khi hít vào. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của tiếng thở rít ở trẻ sơ sinh. Tiếng có âm sắc cao và the thé, nghe được khi hít vào. Tiếng thở rít biểu hiện rõ nhất lúc trẻ khoảng 4 - 6 tuần tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, mềm sụn thanh quản không cần điều trị. Đa số sẽ giảm dần và mất hẳn khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi.Do bệnh thường liên quan đến sụn nắp thanh môn tức là nắp đậy của đường thở nên khi đặt trẻ nằm ngửa, dưới tác dụng của trọng lực, nắp thanh môn sa vào đường thở nhiều hơn và làm cho trẻ thở rít (hoặc tạo tiếng kêu ót ót) nhiều hơn. Vì thế, nên cho bé nằm nghiêng sang bên và nên nằm vai đầu cao (lót khăn lông dưới vai và đầu) để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản và khiến tình trạng mềm sụn thanh quản tồi tệ hơn.
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Mang trẻ đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu nếu thấy:\
- Tím tái hoặc ngưng thở hoặc tạm dừng thở
- Co rút hay hõm các cơ ngực hoặc cơ cổ trong khoảng thời gian dài
- Khó ăn, nghẹn thức ăn, không đủ lượng thông thường, hoặc giảm lượng phân trong tã
- Khó tăng hoặc giảm cân.
\
Nguyên nhân của mềm sụn thanh quản?
Mềm sụn thanh quản là bẩm sinh nhưng có thể không phải do di truyền. Nguyên nhân chính xác chưa được xác định. Tuy nhiên, bệnh có thể do trương lực cơ yếu và cơ chưa trưởng thành ở đường hô hấp trên.Đường hô hấp trên bao gồm mũi, miệng, hầu và thanh quản. Thanh quản nằm dưới lưỡi và ở phía trên phổi. Thanh quản có dây thanh âm, dây này mở ra khi trẻ nói, khóc hay thở, đóng lại khi ăn. Thanh quản còn có sụn phễu và nắp thanh môn, nắp thanh môn đóng lại, phủ lên dây thanh âm khi trẻ nuốt để bảo vệ khí quản và phổi tránh những thức ăn và dịch tiết.Trong mềm sụn thanh quản, nắp thanh môn hoặc sụn phễu bị mềm. Những mô mềm này bị đẩy vào đường dẫn khí khi hít vào gây nên tình trạng tắc nghẽn tạm thời một phần đường dẫn khí. Các mô này bị đẩy ra lại khi trẻ thở ra và mở lại đường thở.Tiếng thở rít được nghe thấy vì những mô này làm công việc mở đường dẫn khí trên. Vì sự chênh lệch kích thước giữa phổi và đường dẫn khí trên nên sự co rút hoặc hõm vào của các cơ vùng ngực và cổ có thể thấy được khi trẻ hít vào, việc này thường nhẹ và diễn ra liên tục.
Mềm sụn thanh quản được chẩn đoán như thế nào?
Bệnh sử hoàn chỉnh và khám thực thể là điều cần thiết giúp chẩn đoán mềm sụn thanh quản. Soi thanh quản cũng thường được tiến hành. Trong phương pháp này, một ống mềm nhỏ được đưa qua mũi để thấy được đường hô hấp trên. Cách này cho phép bác sĩ thấy được cấu trúc của thanh quản và cách nó chuyển động để chẩn đoán mềm sụn thanh quản và loại trừ những nguyên nhân không thường gặp của thở rít. Phương pháp này được làm trong phòng khám khi trẻ đang thức. Đây là cách chẩn đoán nhanh, chỉ hơi khó chịu một chút và không cần phải gây mê.Vì có thể có những vấn đề khác đi kèm với mềm sụn thanh quản nên chụp X-Quang được khuyên làm. X-Quang cổ và ngực rất hữu ích để thấy cấu trúc của đường dẫn khí bên dưới nắp thanh môn mà không thể nhìn thấy ở phòng khám. Nội soi huỳnh quang đường thở có thể thấy đường thở và những cấu trúc khác ở cổ và ngực khi trẻ đang thở. Uống chất cản quang barium là một xét nghiệm dùng để nhìn thấy cấu trúc xung quanh đường dẫn khí, thực quản và dạ dày khi trẻ đang nuốt chất lỏng đặc biệt này. Trong một số trường hợp, soi thanh quản và soi phế quản có thể được yêu cầu. Phương pháp này được làm trong phòng mổ và gây mê toàn thân, cả đường hô hấp trên và dưới sẽ được kiểm tra.
Điều trị mềm sụn thanh quản
Thường không cần thiết phải điều tri khi có các triệu chứng nhẹ và trẻ ăn mà không gặp khó khăn, tăng cân, và đạt được những cột mốc phát triển.Nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản (GER). GER xảy ra khi thức ăn hoặc axit từ dạ dày đi ngược lên thực quản (hoặc đoạn nuốt), hầu họng, và thanh quản. Dịch dạ dày và axit có thể gây kích ứng và viêm thanh quản, có thể làm cho các triệu chứng của mềm sụn thanh quản tồi tệ hơn. Điều trị GER gồm giữ bé ở tư thế đứng 15-30 phút sau khi ăn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế tiết acid.Một vài trẻ bị khó thở, tím tái, ngưng thở hoặc khó ăn và tăng cân. Những trẻ này có thể phải phẫu thuật như nội soi thanh quản, phế quản, và vi phẫu chỉnh sửa thanh quản trên. Khi bé đã được gây mê trong phòng mổ, các bác sĩ sẽ xem xét các thanh quản và khí quản trong phạm vi đặc biệt. Bác sĩ có thể loại bỏ các mô mềm từ thanh quản để cải thiện hô hấp. Trẻ sẽ được theo dõi tại bệnh viện qua đêm sau khi phẫu thuật.
Bạn có thể làm gì để tránh biến chứng?
- Theo dõi dấu hiệu của biến chứng
- Thường xuyên kiểm tra cân nặng
- Kiểm soát quá trình cho ăn: Cho trẻ tạm nghỉ trong khi ăn để trẻ “bắt kịp hơi thở”. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, cần đánh giá của chuyên gia bệnh học.
- Điều trị GER hoặc trào ngược dạ dày: Sau khi ăn giữ bé thẳng đứng hoặc cao từ 15 đến 30 phút và cho thuốc đã được kê toa theo hướng dẫn. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, cần đánh giá bởi chuyên gia nhi khoa về tiêu hóa.
Biên dịch - Hiệu đính: Hồ Quang Thuận - Ts.BS. Nguyễn Hữu Châu ĐứcNguồn: Y học cộng đồng
Từ khóa » Sụn Thanh Quản
-
Tìm Hiểu Về Mềm Sụn Thanh Quản | Vinmec
-
Làm Gì Khi Trẻ Bị Mềm Sụn Thanh Quản? | Vinmec
-
Trẻ Bị Mềm Sụn Thanh Quản Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Do đâu Và ...
-
Mềm Sụn Thanh Quản Và Những điều Bạn Cần Biết - YouMed
-
Làm Gì Khi Trẻ Bị Mềm Sụn Thanh Quản | BvNTP
-
Mềm Sụn Thanh Quản: Bệnh Gây Khò Khè Kéo Dài ở Trẻ - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Mềm Sụn Thanh Quản ở Trẻ Nhỏ - Báo Tuổi Trẻ
-
[Hướng Dẫn] Bệnh Mềm Sụn Thanh Quản Bẩm Sinh ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Thở Rít Do Mềm Sụn Thanh Quản | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Mềm Sụn Thanh Quản
-
[PDF] MỀM SỤN THANH QUẢN
-
Phác đồ điều Trị Mềm Sụn Thanh Quản
-
Mềm Sụn Thanh Quản - Y Học Cộng Đồng
-
Mềm Sụn Thanh Quản Là Gì, đi Khám ở đâu - BookingCare
-
MỀM SỤN THANH QUẢN - Health Việt Nam
-
Mềm Sụn Thanh Quản Có Nguy Hiểm?
-
Mềm Sụn Thanh Quản: Nguyên Nhân, Chẩn đoán, điều Trị
-
Mềm Sụn Thanh Quản | Website Bệnh Viện Nhi đồng 2