Món ăn Truyền Thống Của Người Mông - Wiki Phununet

Món ăn truyền thống của người Mông. Hầu hết món truyền thống của người Mông làm từ Ngô. Tham khảo những món ăn độc đáo của người Mông nhé

Độc đáo món ăn từ ngô của người Mông

Ngô là loại cây trồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế của gia đình của đồng bào vùng cao trong đó có người Mông. Từ nguồn lương thực này, người Mông đã chế biến thành nhiều món ăn độc với hương vị đậm đà, khó quên

Mèn mén

So với một số dân tộc vùng cao như Tày, Nùng, La Chí… thì người Mông không chỉ giỏi về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô mà họ còn rất giỏi trong việc chế biến ngô thành nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn. Một trong những món ăn phổ biến và đặc trưng nhất của người Mông là mèn mén (gọi theo tiếng Quan Hỏa). Ngoài ra món ăn này còn được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau như “mao plàu” (Tiếng Mông xoa), “máo cửa” (tiếng Mông Hoa).

Để chế biến món mèn mén người Mông thường sử dụng các giống ngô địa phương rất dẻo và thơm. Mèn mén là món ăn được chế biến cầu kỳ, trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Ngô sau khi thu hoạch về được tách lấy hạt, rồi đem xay, dùng sàng lọc bỏ các hạt ngô to và vỏ ra ngoài. Trước đây, phần lớn các gia đình Mông đều dùng cối đá để xay ngô nên đây là công đoạn mất rất nhiều thời gian. Công việc này chủ yếu do những người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm. Sau khi bột ngô đã được xay nhỏ người nấu sẽ tính toán lượng bột sao cho vừa đủ với bữa ăn của gia đình rồi cho một ít nước vào đảo đều cho bột ngô ngấm nước. Đây là công đoạn quan trọng, người chế biến phải tính toán cho lượng nước vừa đủ để bột ngô không bị khô hoặc bị nhão sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của món ăn. Bột ngô sau khi được đánh tơi cho vào một chiếc “chõ đồ” bằng gỗ rồi bắc lên chảo đun. Mèn mén bao giờ cũng được đồ hai lần. Đồ lần thứ nhất nhằm để hơi nước dưới chảo bốc lên để ngấm đều bột ngô, đồng thời làm bột ngô nở ra. Thời gian đồ lần thứ nhất khoảng 20 – 30 phút, khi nắp chõ bốc hơi và khi mở ra thấy bột ngô trong chõ đã ngấm đều nước thì họ bắc xuống đổ ra nia để nguội dần rồi dùng tay đảo đều cho bột ngô thật tơi với tác dụng để khi đồ hơi nóng sẽ tỏa đều các góc để bột ngô chín đều, đồng thời tạo độ dẻo và thơm cho món ăn. Sau đó đổ vào chõ đồ lần thứ hai. Bếp sao cho vừa đủ nhiệt cần thiết, không đun to quá hoặc nhỏ quá cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của món ăn. Thời gian đồ lần thứ hai kéo dài hơn một tiếng, đến khi thấy mùi thơm bốc ra, kiểm tra thấy bột ngô trong chõ dẻo, mềm thì bắc chõ ra ủ khoảng 30 phút rồi mới bỏ ra dùng. Mèn mén khi chín có hương vị thơm ngọn đậm đà. Do là món ăn khô nên mèn mén thường được ăn với một số món canh như rau bí đỏ, rau cải, canh xương, nước thắng cố... tạo hương vị thơm ngon, đậm đà. Khi đi làm nương không có canh họ dùng nước lã để thay canh cho dễ ăn. Bên cạnh nước canh, còn có một loại gia vị khác được người Mông thường sử dụng đó là bột ớt khô được chế biến từ các loại ớt thóc. Ớt được đem vùi dưới than hồng sau đó họ đem giã nhỏ, rồi chộn với một ít muối, mì chính hoặc với đậu sị để khi ăn trộn cùng tạo nên hương vị đậm đà cho món ăn.

Bánh ngô “pá páo cừ”

Ngô còn được chế biến thành nhiều món bánh hấp dẫn được gọi là bánh ngô “pá páo cừ”. Bánh ngô chủ yếu được làm từ ngô nếp, thơm và dẻo. Khi hạt ngô còn sữa, hái về đem tách hạt rồi cho vào cối đá xay nghiền thành bột. Sau đó, họ bỏ bột ngô xay vào trong một chiếc túi treo lên cao để phần nước thoát ra ngoài còn bột ngô được giữ lại bên trong. Để bột ngô nhanh khô người ta đặt túi bột ngô vừa xay vào đống tro bếp để tro bếp hút nước được nhanh hơn. Khoảng hai ngày thấy bột ngô trong túi đông lại, cho ra đánh tơi rồi cho một lượng nước vừa đủ vào đảo đều sau đó lăn thành từng chiếc bánh hình tròn giống như bánh rán đem chảo rán vàng. Tùy thuộc vào sở thích của từng người mà khi lặn bánh họ cho thêm một ít mật mía, hoặc mặt ong vào trộn để khi ăn bánh có vị ngọt của mật mía, mật ong và mùi thơm của ngô non. Còn một số gia đình thường gói thành bánh ba cạnh, nặn thành từng bánh nhỏ rồi lấy bẹ của bắp ngô gói bên ngoài thành hình tam giác sau đó bỏ vào chõ hấp chín. Khi ăn bánh rất dẻo, có mùi vị thơm ngon.

Rượu ngô

Hầu hết các vùng người Mông sử dụng ngô là nguyên liệu chính để nấu rượu, nhưng nổi tiếng nhất là rượu ngô Bản Phố, Bắc Hà. Trước đây, người Mông thường dùng các giống ngô địa phương, chủ yếu là ngô tẻ để nấu rượu. Chính nhờ hương vị đặc trưng của giống ngô địa phương, kết hợp loại men được làm từ hạt hồng mi, cùng với kỹ thuật ủ cái rượu, trưng cất rượu được đúc kết qua nhiều thế hệ mà người Mông đã cho ra một loại rượu có hương vị thơm ngon, đậm đà riêng của mình. Rượu là thức uống được người Mông sử dụng hàng ngày và không thể thiếu trong các dịp lễ Tết để cúng tổ tiên, mời anh em, con cháu, bạn bè đến chơi nhà cùng nhâm nhi hàn huyên tâm sự.

Ngày nay, đời sống kinh tế của gia đình đã được nâng lên, phần lớn các gia đình không còn thiếu gạo ăn như trước. Bởi vậy, các món ăn chế biến từ ngô cũng giảm dần, đặc biệt là món mèn mén không còn được các gia đình chế biến thường xuyên như trước đây thì nó vẫn là món ăn truyền thống, hấp d

Bánh láo khoải đón Tết của người Mông

Đã thành truyền thống, Tết của người Mông không thể thiếu ba món là rượu, thịt và bánh ngô. Bếp của người Mông luôn đỏ lửa trong ngày Tết, lễ cúng giao thừa trong đêm 30 không thể thiếu con lợn sống hoặc con gà sống.Cuộc sống thay đổi và ngày càng phát triển, đồng bào đã có nhiều gạo hơn để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng món ăn làm từ ngô vẫn là thú ẩm thực có ý nghĩa tâm linh trong đời sống tinh thần của bà con. Có nhiều loại bánh được làm từ bột ngô, nhưng với đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Sính Lủng, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Sủng Trái thì bánh láo khoải (còn có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) từ bột ngô là thứ không thể thiếu để ăn Tết. Do truyền thống định cư kiểu đồng tộc, dòng họ, mỗi dịp xuân về đồng bào lại cùng nhau làm chung một mẻ bánh láo khoải to để dành ăn cho hết tháng giêng.

Chiều cuối năm rét mướt trên mảnh đất cao nguyên lộng gió. Thấy tôi tò mò, cánh đàn ông cả cười mà bảo: “Bánh này không làm thường xuyên đâu, chỉ làm ăn chơi vào dịp Tết thôi, cái người Kinh mày ở lại đến tối rồi ăn thử bánh láo khoải của chúng tao nhé… Để xem cái Tết của người Mông thế nào”…

Ngô được thu hoạch tầm tháng 8 âm lịch hằng năm, bóc bỏ lớp vỏ ngoài, để lại một lớp vỏ mỏng rồi đưa lên gác bếp bảo quản hay treo lên chái nhà. Tách hạt xay thành bột nhỏ, sàng bỏ mày và vỏ rồi đem ngâm nước khoảng 5-6 giờ, lấy bột ra để cho ráo nước rồi đồ lên cho chín. Ngô được xay bằng cối đá, đồ ngô hai lần trên chảo gỗ, khi đồ lần một phải chú ý thời gian để bột ngô tơi và không dính vào nhau, sau khi làm tơi và để nguội mới cho vào đồ lần hai để bột ngô chín kỹ.

Bột ngô đã chín này sẽ được những người đàn ông có sức vóc trong gia đình đập nén trên bàn đá, nặn thành hình bầu dục, dài khoảng 15-20cm, dùng mỡ trộn với mật ong bôi đều trên bề mặt bánh.

Để chuẩn bị làm các loại bánh từ bột ngô để dành ăn Tết, các hộ sẽ thay phiên nhau làm cả ngày, phân công mỗi người mỗi việc. Bột ngô đã chín nên bánh làm xong có thể ăn ngay. Nếu chưa ăn, đồng bào sẽ bảo quản bằng cách thả vào ngâm trong nước lã, một tuần thay nước một lần, để hàng tháng trời mà bánh vẫn không bị mốc, nứt hay vụn ra. Khi nào cần sẽ vớt bánh láo khoải lên và chế biến để dùng. Bánh có thể thái mỏng và nướng trên than củi, cũng có thể thái chỉ, nấu với đường ăn rất mát, nước dùng như nước bánh trôi, hoặc nấu với quả đậu Hà Lan, cho thêm muối, mỡ động vật vào giống như nấu canh.

Đám trẻ nhỏ hớn hở chạy quanh sân nhà, tay cầm bao lì xì đỏ chói, náo nức chờ được ăn bánh láo khoải. Hình như mùa xuân đang nhẹ nhàng bước qua bờ rào đá, qua cái ngưỡng cửa cao và làm ấm sực cả căn nhà bên bếp lửa hồng đang nướng những mẻ bánh láo khoải đầu tiên…

Món ăn truyền thống của người Mông

Theo những người già của bản Mông kể lại trước kia cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn lắm cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Nhất là những lúc giáp hạt không có đủ gạo để ăn người Mông phải độn ngô với gạo để ăn, có nhiều hộ gia đình vì nghèo quá phải vào rừng săn con nai, đào củ mài, xuống suối bắt con cá để bán lấy tiền đong gạo mà vẫn không đủ ăn. Khi đó, do thói quen sinh hoạt (người Mông tập trung sinh sống ở những nơi cao như trên đỉnh núi đá) nên trồng được rất nhiều ngô, nhiều người đã nghĩ ra cách xay ngô ra thành bột để ăn dần cho đỡ đói, từ đó mèn mén là món ăn chính của người Mông, khi đi làm nương, đi chợ đều đem theo một gói mèn mén để ăn dọc đường cho đỡ đói.

Ngày nay, khi cuộc sống của người Mông đã sung túc đầy đủ hơn mèn mén đã không còn là món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày nhưng mỗi dịp lễ, tết trong mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên mèn mén là món ăn không thể thiếu được và là một món ăn truyền thống của người Mông. Đặc sản của người Mông ở Lào Cai

Đặc sản truyền thống của người dân tộc Mông, không thể không nhắc đến món mèn mén – 1 món ăn thường xuyên góp mặt trong các dịp lễ hội, tết, phiên chợ.

Không khó để làm nhưng mèn mén đòi hỏi sự công phu và tốn nhiều thời gian. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mèn mén ngon nhất phải được làm từ giống ngô tẻ địa phương. Bắp ngô được đưa ra bóc vỏ, tẽ hạt rồi dung cối đá xay nhỏ, đặt lên chảo nước rồi đun. Mèn mén khi đã chín có vị thơm rất đậm đà, một trong những gia vị không thể thiếu khi ăn kèm đó là tương ớt, đậu xị và rau thơm.

Một món ăn dân dã, không thể không nhắc đến là phở chua Bắc Hà. Khác với những loại phở bình thường, phở chua cần bánh phở, nước chua, dưa muối chua, tàu xì, lạc rang, tương ớt. Sở dĩ nói đây là 1 món ăn dân dã vì bánh phở được làm từ loại gạo địa phương, đặc biệt là tàu xì được chế biến rất công phu, mất đến 3 tháng để có 1 hũ tàu xì ngon.

Và cuối cùng, không thể không nhắc đến là món thắng cố - niềm tự hào của người miền núi. Thắng cố được làm từ thịt lợn, thịt chó, thịt dê… và các loại xương, ngũ tạng rửa sạch, nêm gia vị rồi ninh lên thành món tổng hợp. Cũng đã có rất nhiều nhà hàng có loại đặc sản này, nhưng không nơi đâu thắng cố có 1 hương vị đặc biệt như hương vị của miền núi nơi đây.

Đến với phiên chợ Bắc Hà, không chỉ được thưởng thức không khí nhẹ nhàng, thoáng đãng của vùng rừng núi, mà còn được thưởng thức rất nhiều những món ăn truyền thống – một nét đặc sắc riêng của người miền núi, đặc biệt là người H’mong./.

Đến phiên chợ Bắc Hà ăn món ăn của người Mông

Đặc sản truyền thống của người dân tộc Mông, không thể không nhắc đến món mèn mén – 1 món ăn thường xuyên góp mặt trong các dịp lễ hội, tết, phiên chợ.

Không khó để làm nhưng mèn mén đòi hỏi sự công phu và tốn nhiều thời gian. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mèn mén ngon nhất phải được làm từ giống ngô tẻ địa phương. Bắp ngô được đưa ra bóc vỏ, tẽ hạt rồi dung cối đá xay nhỏ, đặt lên chảo nước rồi đun. Mèn mén khi đã chín có vị thơm rất đậm đà, một trong những gia vị không thể thiếu khi ăn kèm đó là tương ớt, đậu xị và rau thơm.

Một món ăn dân dã, không thể không nhắc đến là phở chua Bắc Hà. Khác với những loại phở bình thường, phở chua cần bánh phở, nước chua, dưa muối chua, tàu xì, lạc rang, tương ớt. Sở dĩ nói đây là 1 món ăn dân dã vì bánh phở được làm từ loại gạo địa phương, đặc biệt là tàu xì được chế biến rất công phu, mất đến 3 tháng để có 1 hũ tàu xì ngon.

Phở chua Bắc Hà là 1 món ăn đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm

Thắng cố - món ăn cặp đôi với rượu Ngô Bản phố

Và cuối cùng, không thể không nhắc đến là món thắng cố - niềm tự hào của người miền núi. Thắng cố được làm từ thịt lợn, thịt chó, thịt dê… và các loại xương, ngũ tạng rửa sạch, nêm gia vị rồi ninh lên thành món tổng hợp. Cũng đã có rất nhiều nhà hàng có loại đặc sản này, nhưng không nơi đâu thắng cố có 1 hương vị đặc biệt như hương vị của miền núi nơi đây.

Đến với phiên chợ Bắc Hà, không chỉ được thưởng thức không khí nhẹ nhàng, thoáng đãng của vùng rừng núi, mà còn được thưởng thức rất nhiều những món ăn truyền thống – một nét đặc sắc riêng của người miền núi, đặc biệt là người H’mong.

Độc đáo các món ăn của người H’Mông

Tin dịch vụ - So với nhiều dân tộc khác, người H’Mông còn giữ được khá nhiều nét sinh hoạt, phong tục tập quán truyền thống. Những món ăn không thể thiếu trong những phiên chợ vùng cao, tạo nên đặc sắc trong nền văn hóa truyền thống ấy là thắng cố, mèn mén.

Thắng cố

Nói đến thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộc H’Mông ở miền núi phía Bắc. Nhưng bây giờ, thắng cố đã trở thành món ăn ngon và quen thuộc của nhiều tộc người vùng cao. Nếu người miền xuôi tự hào vì có phở, thì người miền núi tự hào vì có thắng cố. Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực không có gì sánh bằng. Thắng cố là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ hay ở chợ phiên.

Có người giải thích chữ thắng cố theo âm Hán Việt- thắng cố có nghĩa là thang cốt, tức là canh xương.

Chế biến thắng cố thật đơn giản. Con bò hoặc ngựa sau khi giết mổ, người ta lọc thăn bắp và các phần nạc riêng ra để bán. Còn phần xương xẩu được chặt nhỏ, gân cốt bạc nhạc, mỡ và các loại thịt vụn được lọc ra cùng với tiết đông cắt thành miếng nhỏ cộng với tim gan phèo phổi, thế là đủ nguyên liệu cơ bản để làm nên món thắng cố.

Sau khi nổi lửa cho nước trong chảo sôi, người ta cho các thứ nói trên vào chảo đun liên tục. Rồi vừa đun vừa vớt váng bẩn bỏ đi. Thắng cố được múc ra bát cho thực khách luôn nóng hổi, phải vừa ăn vừa thổi. Muối hoặc bột canh để ngoài, khi ăn mới chấm cho vừa miệng mỗi người.

Chảo vơi nước cạn, người ta tra thêm nước, bỏ thêm gân xương đun tiếp. Những chợ huyện như Đồng Văn (Hà Giang), Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai) vào phiên chính chủ nhật vẫn luôn luôn có chảo thắng cố nóng hổi. Khi chợ đã vãn, ấy là lúc mọi người ngồi quây quần bên chảo thắng cố, từng bát, từng bát thắng cố được múc ra, rượu ngô thơm lừng... cuộc vui xuống chợ lúc này mới bắt đầu.

Bây giờ, người Kinh, người Dao, người Tày cũng đều biết nấu thắng cố, thậm chí nấu rất ngon. Nhưng dường như hương vị thắng cố đặc biệt nhất, khiến thực khách nhớ lâu nhất vẫn là thắng cố của dân tộc đã sinh ra nó. Với người H’Mông, thắng cố không chỉ là món ăn ngon, thể hiện sự khéo léo và sành ăn mà còn là nét đẹp văn hóa của đồng bào.Bên chảo thắng cố nghi ngút khói, đàn ông tập trung uống rượu là hình ảnh thường thấy tại các phiên chợ vùng cao.

Mèn mén

So với một số dân tộc vùng cao như Tày, Nùng, La Chí… thì người H’Mông không chỉ giỏi về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô mà họ còn rất giỏi trong việc chế biến ngô thành nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn. Một trong những món ăn phổ biến và đặc trưng nhất là mèn mén.

Để chế biến món mèn mén người H’Mông thường sử dụng các giống ngô địa phương rất dẻo và thơm. Các giống ngô lai, ngô hàng hóa không làm được món này. Ngô sau khi thu hoạch về được tách lấy hạt, rồi đem xay, dùng sàng lọc bỏ các hạt ngô to và vỏ ra ngoài. Trước đây, phần lớn các gia đình H’Mông đều dùng cối đá hai thớt chồng lên nhau để xay ngô nên mất rất nhiều thời gian. Công việc này chủ yếu do những người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm. Sau khi bột ngô đã được xay nhỏ người nấu sẽ tính toán lượng bột sao cho vừa đủ với bữa ăn của gia đình rồi cho một ít nước vào đảo đều cho bột ngô ngấm nước. Đây là công đoạn quan trọng, người chế biến phải tính toán cho lượng nước vừa đủ để bột ngô không bị khô hoặc bị nhão sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của món ăn.

Còn một món nữa nếu ăn mèn mén không có nó thì mất cả ngon đó là ớt nướng, do điều kiện thời tiết ở vùng cao rất giá lạnh nên người H’Mông ăn ớt để chống rét, ớt càng cay càng tốt, đúng vị nhất phải là ớt thóc, quả nhỏ xíu như hạt thóc, đem nướng lên giã với muối, ăn cùng với mèn mén cứ gọi là ngon tuyệt.Bột ngô sau khi được đánh tơi cho vào một chiếc chõ đồ bằng gỗ rồi bắc lên chảo đun. Mèn mén bao giờ cũng được đồ hai lần. Đồ lần thứ nhất nhằm để hơi nước dưới chảo bốc lên để ngấm đều bột ngô, đồng thời làm bột ngô nở ra. Thời gian đồ lần thứ nhất khoảng 20 - 30 phút, khi nắp chõ bốc hơi và khi mở ra thấy bột ngô trong chõ đã ngấm đều nước thì họ bắc xuống đổ ra nia để nguội dần rồi dùng tay đảo đều cho bột ngô thật tơi với tác dụng để khi đồ hơi nóng sẽ tỏa đều các góc để bột ngô chín đều, đồng thời tạo độ dẻo và thơm cho món ăn. Sau đó đổ vào chõ đồ lần thứ hai. Bếp sao cho vừa đủ nhiệt cần thiết, không đun to quá hoặc nhỏ quá. Thời gian đồ lần thứ hai kéo dài hơn một tiếng, đến khi thấy mùi thơm bốc ra, kiểm tra thấy bột ngô trong chõ dẻo, mềm thì bắc chõ ra ủ khoảng 30 phút rồi mới bỏ ra dùng. Mèn mén khi chín có hương vị thơm ngọn đậm đà. Do là món ăn khô nên mèn mén thường được ăn với một số món canh như rau bí đỏ, rau cải, canh su su, nước thắng cố... tạo hương vị thơm ngon, đậm đà.

Ngày nay, khi cuộc sống của người H’Mông đã sung túc đầy đủ hơn, mèn mén đã không còn là món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày nhưng mỗi dịp lễ, tết trong mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên mèn mén là món ăn không thể thiếu được.

Món ăn truyền thống của Malaysia - Món ăn truyền thống của Hàn Quốc Món ăn truyền thống của Hà Lan Món ăn truyền thống của Italia - Món ăn truyền thống của Indonesia Món ăn truyền thống của Huế - Món ăn truyền thống của Hải Phòng (st)

Từ khóa » Các Món ăn Dân Tộc Mông