MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ- NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ - Webtretho

imagesThịnh hànhCộng đồngWebtretho Beyeu Awards 2024Thông báoĐánh dấu đã đọcLoading...Đăng nhậpĐăng nhậpTạo tài khoảnĐăng nhập qua FacebookĐăng nhập qua GoogleGIẢI TRÍ CHO GIA ĐÌNHSách - Truyện - ThơTham giatTTientienNguyen4 năm trướcBáo cáoMÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ- NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ- Ngữ nghĩa học I.1

2.1. Đối tượng của ngữ nghĩa học

Ngữ nghĩa học là bộ môn, môn học nghiên cứu nghĩa của các biểu thức, các đơn vị của ngôn ngữ trong hệ thống cũng như trong hoạt động hành chức ở diện đồng đại cũng như trong tiến trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ.

2.2. Ngữ nghĩa học từ vựng

2.2.1 Các đơn vị từ vựng:

  • Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng:

Trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn vị cơ bản. Từ là đơn vị tổn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ.

Khái niệm “từ” rất khó định nghĩa. Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau về cách định hình, về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng như trong cùng một ngôn ngữ. Vì vậy, không có sự thống nhất trong cách định nghĩa và miêu tả các từ. Với tư cách là định nghĩa sơ bộ, có tính chất giả thiết để làm việc, có thể chấp nhận định nghĩa từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức.

Định nghĩa trên đây hàm chứa hai vấn đề cơ bản:

  1. Vấn đề khả năng tách biệt của từ;
  2.  Vấn để tính hoàn chỉnh của từ.

Khả năng tách biệt của từ trong lời nói là cần thiết để cho từ phân biệt được với những bộ phận tạo thành của từ (thành tố của từ ghép, thân từ, phụ tố,...). Đồng thời, tính hoàn chỉnh trong nội bộ từ là cần thiết để cho nó, với tư cách một từ riêng biệt, phân biệt được với cụm từ. Tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về ý nghĩa là bắt buộc đối với mỗi từ và là cơ sở của tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về hình thức, nhưng tự thân chúng chưa đầy đủ. Vd: “máy bay lên thẳng” trong tiếng Việt, “wreck of a ship” (nạn đắm tàu) trong tiếng Anh,… là những cụm từ, mặc dù chúng biểu thị những đối tượng riêng biệt trong tư duy, tức là chúc có tính hoàn chỉnh và tính riêng biệt về ý nghĩa.

  • Từ và các biến thể

Biến thể hình thái học: là những hình hài ngữ pháp khác nhau của một từ, hay còn gọi là từ hình.

Tiếng Pháp

“ăn”

(je)mange

(tu)manges

(il)mange

Tiếng Anh

“trẻ con”

Boy (số ít)

Boys (số nhiều)

Boy’s (sở hữu cách số ít)

Những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau của từ không phá vỡ hạt nhân nghĩa của từ, tức ý nghĩa từ vựng tương ứng. Cho nên các từ hình chỉ là những biến thể hình thái học của một từ duy nhất.

Biến thể ngữ âm- hình thái học:  là những biến dạng về mặt ngữ âm và cấu tạo từ chứ không phải là hình thái ngữ pháp của nó. Ở đây có hiện tượng cùng một ý nghĩa từ vựng được định hình một cách khác nhau. Muốn những cách định hình đó là những biến thể hình thái học của cùng một từ duy nhất phải:

- Trong khi khác nhau chúng phải có phần gốc từ chung, do đó sự giống nhau về nghĩa được thể hiện trong vỏ ngữ âm của chúng.

- Sự khác nhau về vật chất ngữ âm không biểu hiện sự khác nhau nào về ý nghĩa.

Ví dụ:

Các cặp biến thể: Tiếng Việt: trời-giời; trăng-giăng, sờ-rờ

                             Tiếng Anh: often-oft (thường thường)

Biến thể từ vựng - ngữ pháp: mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, mỗi lần sử dụng chỉ sử dụng một trong những ý nghĩa của nó được hiện thực hoá.

Ví dụ: từ chết có nhiều ý nghĩa khác nhau trong những trường hợp sử dụng sau:

- ông ấy mới chết năm ngoái

- Làm thế thì chết dân

- Đồng hồ chết rồi

- Mực chết

=> Qua phân tích trên, ta thấy từ vừa có mặt cụ thể, vừa có mặt trừu tượng, vừa có mặt tiềm tàng, vừa có mặt hiện thực. Để chỉ từ trong trạng thái trừu tượng, tiềm tàng người ta dùng thuật ngữ từ vị. Từ vị là một đơn vị trừu tượng trong hệ thống từ vựng. Nó là sự khái quát hoá những biểu hiện thực tế của những cách dùng một từ nào đó trong một giai đoạn những định của ngôn ngữ.

  • Cấu tạo từ

Từ tố (hình vị): là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ.

Chính tố

Phụ tố

hình vị (mang ý nghĩa từ vựng)

hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp. Gồm: phụ tố cấu tạo từ (mang ý nghĩa bổ sung hoặc ngữ pháp) và biến tố

Ý nghĩa: cụ thể có thể liên hệ logic với đối tượng; hoàn toàn độc lập (tự nghĩa)

Ý nghĩa: trừu tượng, có liên hệ logic với ngữ pháp; hoàn toàn không độc lập (trợ nghĩa)

Ví dụ

Chính tố

Phụ tố

Nghĩa

Teacher

Teach (dạy)

er

Bổ sung ý nghĩa hành động

Giáo viên

worker

Work (làm)

er

Công nhân

reader

Read (đọc)

er

Người đọc

Căn cứ vào vị trí so với chính tố, phụ tố phân loại thành:

Phân loại

Vị trí

Ví dụ

Tiền tố

Phụ tố đặt trước chính tố

Tiền tố im- trong impossible, imperfect

Hậu tố

Đặt sau chính tố

Tiền tố -er trong dancer, player

Trung tố

Nằm chèn vào giữa chính tố

Tiền tố -em- trong Indo: gilang “sáng” (g-em-ilang) “ sáng lấp lánh”

Liên tố

Phụ tố đặc biệt, liên kết chính tố trong từ phức.

Biến tố: phụ tố chỉ xuất hiện ở những từ có có biến đổi hình thái. Chức năng: biểu thị mối quan hệ cú pháp của các từ ở trong câu.

Tiếng Pháp:

Chanter” hát”

Je chant – e

Tu chant –es

Il chant –es

Tiếng Anh

Love” tình yêu”

Love (số ít)

Loves (số nhiều)

Love’s (sỡ hữu cách số ít)

Bán phụ tố: là những yếu tố không mất đi hoàn toàn ý nghĩa sự vật của mình, nhưng lại được lặp lại trong nhiều từ, có tính chất của những phụ tố cấu tạo từ. Tiêu chí cơ bản: tính chất phụ trợ, thể hiện những đặc điểm ý nghĩa, phân bố và chức năng. Trong khi hoàn thành chức năng cấu tạo từ, chúng vẫn giữ mối liên hệ về ý nghĩa và hình thức với những từ gốc hoạt động độc lập cho nên chúng không chuyển hoàn thành các phụ tố.

Vd: trong tiếng Khmer

Kapisaot “kinh nghiệm, sự từng trải”

Katheanea “sự bảo đảm”.

Căn cứ vào cấu tạo từ

Từ đơn

Chỉ một hình vị chính tố

Horse, man, make, work

Từ phái sinh

Chính tố kết họp phụ tố

Maker, worker, kindness

Từ phức

Kết hợp của hai hoặc hơn 2 chính tố

Tiếng Inđônexia: remi “mẹ” +  rano “nước” = remirano “sông”

Từ ghép

Cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn 2 từ độc lập

Tiếng Anh:

Break “bẽ gãy” + fast ‘đói” = breakfast

Từ láy

Cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của một hình vị hoặc một từ.

Chuồn chuồn, đo đỏ, rầm rầm, vui vui

  • Ngữ cố định – đơn vị tương đương với từ:

Ngữ là cụm từ có sẳn trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ:

  • Chúng có thể tái hiện trong lời nói các từ.
  • Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể làm thành phần câu, cũng có thể là cơ sở để cấu tạo các từ mới.
  • Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng biểu hiện những hiện tượng của thực tế khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người.

Tính cố định và tính thành ngữ là hai đặc trưng cơ bản của ngữ.

  1. Tính cố định: Tính cố định của một kết hợp một yếu tố nào đó với các yếu tố khác được đo bằng khả năng mà yếu tố đó có thể dự đoán sự xuất hiện động thời của các yếu tố còn lại của kết hợp (trong trật tự nhất định với yếu tố được dự đoán). Đối với tiếng Việt, các nhà nghiên cứu thường quan niệm một tổ hợp được coi là có tính cố định khi:
  • Có trật tự ngược cú tiếng Việt. vd: văn học, hải quân, công nghiệp, bệnh viện, cao điểm.
  • Có chứa đựng những thành tố không hoạt động độc lập. vd: quốc gia, chợ búa, dai nhách, khách khứa, hổn hển, lưa thưa,…
  1. Tính thành ngữ:

Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành. Vì các khái niệm nghĩa và ý nghĩa chưa được làm sáng tỏ cho nên có thể sử dụng yếu tố tương đương khi dịch để định nghĩa tính thành ngữ.

Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ nếu trong đó có ít nhất một từ khi dịch toàn bộ tổ hợp người ta phải dịch từ ấy bằng một yếu tố mà yếu tố đó chỉ tương đương với từ ấy khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tát cả các yếu tố còn lại của tổ hợp. Thêm vào đó, từ này có thể gặp cả khi không có các yếu tố còn lại và khi ấy nó được dịch bằng một yếu tố khác.

Có ba nhân tố cần chú ý:

  1. Trong tổ hợp thành ngữ tính phải có ít nhất một từ có khả năng dịch duy nhất. Vd: Kỉ luật sắt là “kỉ luật nghiêm khắc”. Từ “sắt” có nghĩa là nghiêm khắc chỉ khi kết hợp với kỉ luật.
  2. Từ có cách dịch duy nhất chỉ có được cách dịch đó khi nó xuất hiện đồng thời với tất cả những yếu tố còn lại. Thí dụ: Kỉ luật sắt là tổ hợp thành ngữ tính vì sắt có cách dịch duy nhất khi xuất hiện kỉ luật.
  3. Từ có cách dịch duy nhất nằm trong tổ hợp thành ngữ tính phải được gặp ở ngoài tổ hợp đó, và khi ấy nó có cách dịch khác. Vd: trong tiếng Việt, cụm từ cò la có tính thành ngữ vì lửa trong kết hợp với cò, chỉ một loại cò có lông màu đỏ. Trong những cách dùng khác, la đi có những ý nghĩa khác: bếp đỏ lửa, la lòng,...

Theo quan niệm đã trình bày, tính cố định và tính thành ngữ là những thuộc tính hoàn toàn độc lập. Tổ hợp có thể có tính cố định mà không có tính thành ngữ, hoặc ngược lại.

Quảng cáoLên đầu trang

Từ khóa » Ví Dụ Về Biến Thể Hình Thái Học