Mong ước Về Một Thế Giới Hòa Bình Và Nhân ái - Văn Hóa - Xã Hội
Có thể bạn quan tâm
TƯỞNG NIỆM 54 NĂM NGÀY XẢY RA VỤ THẢM SÁT SƠN MỸ(16/3/1968-16/3/2022)
---
Mong ước về một thế giới hòa bình và nhân ái
Cách đây 54 năm, vào ngày 16/3/1968, lực lượng quân viễn chinh của đế quốc Mỹ xâm lược đã cấp tốc hành quân, đổ bộ vào Sơn Mỹ (nay là Tịnh Khê) với mục đích giết sạch, phá sạch, đốt sạch nơi làng quê thuở ấy vốn có cuộc sống yên bình.
Lực lượng quân đội Mỹ lúc bấy giờ đã sử dụng các loại máy bay sẵn có, chia làm bốn tầng bay trên khắp bầu trời Sơn Mỹ. Với khoảng thời gian 1 buổi sáng, 504 đồng bào là những thường dân địa phương vô tội ở Sơn Mỹ đã bị đội quân chuyên nghiệp của đế quốc Mỹ thảm sát một cách vô cớ, đầy nỗi đau thương, bi tráng. Hầu hết những người đồng bào địa phương bị thảm sát đều là các cụ già, phụ nữ và trẻ em.
Vụ thảm sát làm chấn động lương tri nhân loại yêu chuộng hòa bình, đã gây ra nhiều hậu quả rất đau lòng, không chỉ đối với các nạn nhân bị thảm sát mà còn là nổi ám ảnh không nguôi đối với người dân khác ở địa phương hiện còn sống đến ngày hôm nay. Vụ thảm sát đã đi vào lịch sử nhân loại như là một vết thương, là sự đau nhói tận tâm can của nhân dân Sơn Mỹ nói riêng cũng như nhân dân Việt Nam nói chung.
Từ sau ngày xảy ra vụ thảm sát đến năm 1975, vùng quê Sơn Mỹ (Tịnh Khê) trở thành nơi hoang tàn, vắng bóng người dân địa phương.
Từ sau ngày đất nước thống nhất, Khu chứng tích Sơn Mỹ được hình thành, là Di tích Văn hóa, lịch sử cấp quốc gia, với cụm tượng đài tưởng niệm những nạn nhân của vụ thảm sát được dựng lên tại đây, cùng với nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh… là những chứng cứ, là địa chỉ và biểu trung hình tượng lên án, tố cáo tội ác chiến tranh. Đồng thời là khắc ghi vào tâm khảm để nhắc nhở các thế hệ đừng bao giờ quên về sự mất mát, bi thương này. Từ nhiều năm qua, Khu Chứng tích Sơn Mỹ đã thu hút hàng ngàn lượt người trong và ngoài nước cũng như trong tỉnh đến tham quan, tìm hiểu và chia sẽ về nỗi đau thương, mất mát này.
Một góc Khu Chứng tích Sơn Mỹ (ảnh BQNĐT)
Vượt qua những nỗi đau và ám ảnh của hậu quả chiến tranh, của quá khứ đầy đau thương, mất mát, hơn năm mươi năm qua, nhất là từ sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, thực hiện các chủ trương của Đảng, sự hướng dẫn, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm…, nhân dân Sơn Mỹ đã đoàn kết, cùng nhau hiệp lực xây dựng quê hương hồi sinh mạnh mẽ, ngày càng có nhiều đổi thay, khởi sắc. Sơn Mỹ- Tịnh Khê thuộc thành phố quảng Ngãi, từ nhiều năm nay là điểm đến của hàng ngàn du khách trong và ngoài nước, trong đó có rất nhiều cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam trước năm 1975.
Nhìn lại sự kiện Sơn Mỹ mới thấy sự tàn khốc, hiểm nguy, cũng như bao khổ đau, mất mát do chiến tranh gây ra vì nhiều toan tính mưu đồ thậm chí là lợi ích khác nhau. Và vì thế mới thấy những giá trị lớn lao thiết thực của nền hòa bình thế giới, chắn chắn rằng đó là điều mà nhân loại luôn luôn lụa chọn từ bao đời. Vì vậy, mỗi chúng ta cần tích cực góp sức mình để góp phần đấu tranh và cùng nhau gìn giữ nền hòa bình cũng như ra sức bồi đắp lòng nhân ái bao dung và nghĩa cử ứng xử cao đẹp, văn minh trong cuộc sống cộng đồng của thời kỳ hội nhập.
Tuấn Anh
Từ khóa » Bồi đắp Lòng Nhân ái
-
[1]. “Trong Cuộc Sống Thường Ngày, Có Biết Bao Nhiêu Tấm Gương Về ...
-
Bồi đắp Lòng Nhân ái
-
Ai Giúp Em Với ạ.... Câu Hỏi 2127322
-
Trong Cuộc Sống Thường Ngày, Có Biết Bao Nhiêu Tấm Gương Về Lòng ...
-
Bồi đắp Lòng Nhân ái - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Bồi đắp Lòng Nhân ái - Hội Chữ Thập đỏ Thành Phố Hà Nội
-
Hướng Dẫn Giải Chi Tiết đề Văn HDedu (13) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Lòng Nhân ái Và Cuộc Sống Của Con Người - Những Bài Văn Hay Lớp 12
-
Nghị Luận Về Lòng Nhân ái (28 Mẫu) - Văn 9
-
Lòng Nhân ái Và Cuộc Sống Của Con Người.
-
Bồi đắp Lòng Nhân ái Từ Công Tác Chữ Thập đỏ Trường Học
-
Lòng Nhân ở Mỗi Con Người, Luôn Tiềm ẩn Và Nếu Nó được Dung ...
-
Trong Cuộc Sống Thường Ngày, Có Biết Bao Nhiêu Tấm ... - Hoc24
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Văn Số 12 (có đáp án)
-
Nghị Luận Về Lòng Nhân ái, Lòng Yêu Thương Con Người Hay Nhất
-
Lòng Yêu Nước, Thương Dân Và Khát Vọng Giải Phóng Dân Tộc