MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH CHO ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Quản lý
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH CHO NHA TRANG KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.71 KB, 117 trang )

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH CHO NHA TRANG - KHÁNH HÒA ĐẾN 2010KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤCTrangDanh mục các chữ viết tắt viiDanh mục các bảng viiDanh mục các hình và biểu đồ ixDanh mục phụ lục xDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTAPEC (Asia Pacific Economic Coporation): Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.PATA ( Pacific Area Travel Association): Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương.MICE Du lịch hội nghị, hội thảo.WTO (World Trade Organization): Tổ chức du lịch Thế GiớiSWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Thearts): Điểm mạnh – Điểm yếu – Đe dọa – Thách ThứcDANH MỤC CÁC BẢNGBảng 4.1. Ước Tính Lượng Khách Quốc Tế Đến Việt Nam Từ 2004 – 2010 20Bảng 4.2. Tình Hình Kinh Doanh Du Lịch Khánh Hòa Từ 2003 – 2007 23Bảng 4.3. Tổng Kết Loại Hình Lưu Trú Nha Trang – Khánh Hòa 2006-2007 28Bảng 4.4. Bảng Thể Hiện Khách Lưu Trú Đến Khánh Hòa Từ 2003 – 2007 29Bảng 4.5. Bảng Điều Tra Thời Gian Du Khách Lưu Lại ở Nha Trang 30Bảng 4.6. Số Ngày Lứu Trú Trên Một Khách 30Bảng 4.7. Hoạt Động Yêu Thích Của Du Khách Đến Nha Trang 35Bảng 4.8. Các Loại Hình Du Lịch Đang Phát Triển ở Nha Trang – Khánh Hòa 39Bảng 4.9. Các Địa Phương Có Khách Du Lịch Đến Nha Trang Qua Điều Tra 43Bảng 4.10. Thống Kê Chỉ Tiêu Điều Tra Khách Du Lịch Đến Khánh Hòa 47Bảng 4.11. Các Khẩu Hiệu Chiến Dịch Địa Phương 51Bảng 4.12. Các Phát Biểu Định Vị Hình Tượng 53Bảng 4.13. Kết Quả Trả Lời Của Du Khách 57DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒHình 2.1. Bản Đồ Du Lịch Tỉnh Khánh Hòa 5Hình 2.2. Một Điểm Du Lịch ở Nha Trang 8Hình 2.3. Điểm Đến Của Du Khách Và Các Hoạt Động Lễ Hội 9Hình 2.4. Hệ Thống Giao Thông Của Khánh Hòa 11Hình 4.1. Biểu Đồ Khách Du Lịch Đến Việt Nam Theo Mục Đích Năm 2005 21Hình 4.2. Biểu Đồ Thị Trường Khách Quốc Tế Đến Việt Nam 2007 22Hình 4.3. Biểu Đồ Lượng Khách Du Lịch Đến Khánh Hòa 2003 – 2007 25Hình 4.4. Biểu Đồ Thị Trường Khách Vào Việt Nam 2007 26Hình 4.5. Biểu Đồ 6 Nước Dẫn Đầu Lượng Khách Đến Khánh Hòa 2007 27Hình 4.6. Mục Tiêu Đến 2010 31Hình 4.7. Một Số Hoạt Động Của Du Khách Tại Nha Trang 34-35Hình 4.8. Kiosk Thông Tin Du Lịch ở Nha Trang Và Kiosk Triễn Lãm Du Lịch ở Thành Phố Hồ Chí Minh 36Hình 4.9. Hoạt Động Quảng Bá Du Lịch Khánh Hòa 38DANH MỤC PHỤ LỤCPhụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Du Lịch Trong Nước Đến Khánh HòaPhụ lục 2: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Du Lịch Nước Ngoài Đến Khánh HòaCHƯƠNG 1MỞ ĐẦU1.1 .Đặt vấn đềTừ xưa, du lịch được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay công nghiệp du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói tạo ra nhiều nguồn thu lớn cho xã hội. Đối với người dân, nó tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, được hưởng những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng. Du lịch thoả mãn được cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của con người. Và đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh vực dậy nền kinh tế của quốc giaNha trang – Khánh hoà với thế mạnh về thiên nhiên, cũng như nền văn hoá lâu đời, cùng với con người chân thành, thân thiện, hiếu khách đã trở thành điểm đến hứa hẹn cho du khách. Nha trang, một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, nhiều thắng cảnh thiên nhiên, có sân bay, nhà ga và nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Thế nhưng trong những năm qua Nha Trang chỉ thu hút khách du lịch trong nước và du khách nước ngoài nhưng với số lượng không cao và đặc biệt là “thương hiệu” Nha Trang chưa được khuếch trương ra thị trường quốc tế. Tại sao lại như vậy? Đã đến lúc Nha Trang - Khánh Hoà cần đi tìm câu trả lời nếu muốn trở thành điểm du lịch quen thuộc của du khách. Qua thời gian học tập và nghiên cứu tôi nhận thấy được du lịch Nha Trang – Khánh hoà phát triển chưa xứng với tiềm năng của mình.Chính vì vậy, Nha Trang – Khánh Hoà cần nỗ lực nhiều về cách tổ chức, thu hút nguồn nhân lực, thu hút đầu tư nước ngoài và cách thức để quảng bá hình ảnh Nha Trang – Khành Hoà đạt hiệu quả nhất2Và đề tài “ Một số định hướng chiến lược marketing du lịch cho Nha Trang – Khánh Hoà” như là một tấm lòng tôi dành cho quê hương1.2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứuNghiên cứu những hoạt động xúc tiến, quảng bá của du lịch Nha Trang để thấy được những mặt tích cực cũng như hạn chế, khó khăn. Trên cơ sở đánh giá của du khách để xây dựng chiến lược tiếp thị hình ảnh Nha Trang – Khành Hoà. Chiến lược nhằm thu hút nhiều du khách đến với Khánh Hoà, khẳng định thương hiệu du lịch Nha Trang- Khánh Hoà1.3. Giả thiết của vấn đề nghiên cứuXem xét về điều kiện, cơ sở vật chất, những tiềm năng của thành phố Nha Trang.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, đe doạ, thách thức.Xem xét những chỉ tiêu để đánh giá du lịch Nha Trang: lượng khách du lịch, mức độ nhận biết của khách về Nha Trang, doanh thu, cơ sở hạ tầng thông qua việc thu thập số liệu thứ cấp.3Tìm hiểu những cách thức mà Nha Tranh đã quảng bá để rút ra những ưu và nhược, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể.Nghiên cứu các địa điểm du lịch khác để có được cái nhìn tổng thể: các địa điểm trong và ngoài nước khác. Ví dụ như: Đà Nẵng, Hạ Long, Phan Thíêt, Phú Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore… 1.4. Phạm vi nghiên cứuKhông gian: thực hiện tại thành phố Nha Trang, tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan, ban ngành cùng với số liệu sơ cấp điều tra khách du lịch đến với Nha Trang Thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 27/3/2008 đến ngày 30/5/2008.1.5. Cấu trúc của khóa luận. Đề tài gồm 5 chương với nội dung cụ thể như sau :Chương 1: Mở đầu Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu4Chương 2: Tổng quanPhân tích điều kiện tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà Đưa ra tổng quan về tài liệu tham khảo có những phân tích đánh giá về đề tài du lịch. Đây là cơ sở để từ đó phân tích để đưa ra hướng giải quyết cho đề tàiChương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nêu lên một số lý thuyết, khái niệm, cơ sở khoa học về du lịch và các phương pháp phân tích để đưa ra kết quả chính xác Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luậnPhân tích tổng quan về du lịch Việt Nam và Nha Trang – Khánh Hoà.Phân tích ma trận SWOT du lịch Khánh Hoà.Kết quả điều tra thực nghiệm.Đề ra những chiến lược phát triển du lịch cho Nha Trang – Khánh Hoà.Chương 5 : Kết luận và kiến nghị5Chương nêu lên những kết quả làm được, làm chưa được và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược tiềp thị hình ảnh của Nha Trang – Khánh Hoà cũng như của Việt Nam6CHƯƠNG 2TỔNG QUAN2.1. Một số nét về tỉnh Khánh Hòa2.1.1. Vị trí địa lýKhánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở cực đông của tổ quốc, có phần xa nhất ra biển Đông cả trên đất kiền và hải đảoPhía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Bắc 120 52’ 55’’ vĩ độ BắcPhía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực Nam 110 42’50” vĩ độ Bắc Phía Tây giáp Đắc Lắc, Lâm Đồng, điểm cực Tây 1080 40’33’’ kinh độ ĐôngPhía Đông giáp biển Đông, điểm cực đông 1090 27’55’’ kinh độ ĐôngDiện tích của tỉnh là 5179 km2 (kể cả bán đảo và đảo), thuộc vào hạng trung bình so với cả nước. Khánh Hòa có 8 đơn vị trực thuộc hành chính, bao gồm: thành phố Nha Trang – trung tâm kinh tế xã hội, tài chính của tỉnh, thị xã Cam Ranh và 6 huyện, trong đó có 2 huyên miền núi là Khánh Sơn, Khánh Vĩnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh thông suốt nhờ vào tuyến đường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnhVị trí của Khánh Hòa còn có ý nghĩa về mặt quốc phòng vì nằm gần đường hàng hải quốc tế, có cảng Cam Ranh, là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra biển Đông. Nhưng trước hết, tất cả lợi thế ấy là một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch5Nguồn: Sở du lịch Khánh Hòa6 2.1.2 Khí hậuNhiệt độ trung bình : 26,70 CGiờ nắng hàng năm: 2.380 giờLượng mưa trung bình: 1.475 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với hơn 75% tổng lượng mưa hàng năm. Riêng tại Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài 2 tháng nên rất thuận lợi để phát triển du lịchĐộ ẩm: 80,5%. Riêng đỉnh núi hòn Bà, cao 1500m so với mặt nước biển có khí hậu như Đà Lạt và Sapa2.2. Lịch sử - Văn hóa – Con người2.2.1. Lịch sử - Văn hóaQuốc sử quán triều Nguyễn – sách Đại Nam thống nhất chí còn ghi vùng đất tỉnh Khánh Hòa ngày nay chính thức trở thành đất Đại Việt từ năm 1653. Tuy nhiên phải đến thời vua Minh Mạng thứ 13, năm 1832, tên gọi tỉnh Khánh Hòa mới được xác lập. Dưới triều Nguyễn và thời Pháp thuộc, thủ phủ của Khánh Hòa đóng tại Bình Khanh, sau đó đó về Diên Khánh. Dưới thời chính quyền ngụy Sài Gòn được dời về 7Nha Trang. Sau giải phóng miền Nam, trải qua 2 lần sát nhập tỉnh, nhưng Nha Trang vẫn là trung tâm hành chính của Khánh Hòa.Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Việc phát hiện ra đàn đá Khánh Sơn đã minh chứng rằng chủ nhân của nó từng sống vào giữa thiên niên kỷ I trước Công Nguyên. Những dấu tích còn lại sau thời đại kim khí ở Khánh Hòa cho phép khẳng định ở đây đã từng tồn tại một nền văn minh xóm Cồn, có niên đại lâu trước cả văn minh Sa HuỳnhKhánh Hòa là nơi sinh sống của bộ tộc Cau – một trong 2 thị tộc chính của Vương quốc Chămpa xưa. Hiện ở Khánh Hòa vẫn còn nhiều di tích văn hóa Chămpa như bia Võ Cạnh, miếu Ông Thạch, Am Chúa, Tháp Bà Ponaga….2.2.2. Con ngườiDân số Khánh Hòa khoảng 1,4 triệu người (2007), trong đó thành thị là 400.968 người, nông thôn là 653.132 nguời. Từ những hòn đảo ngoài khơi tới những bãi tắm cát trắng mịn, từ những rặng san hô kỳ ảo dưới lòng đại dương tới những ngôi đền 8Chàm cổ kính rêu phong trên núi, từ những làng chài xôn xao ven biển đến những bảo tàng tĩnh lặng giữa lòng thành phố, những yếu tố đó đã tạo nên tính cách cần cù, chân thành, thân thiện và hiếu khách của người dân Khánh Hòa. Không kín đáo như người Hà Nội, không cầu kí như người Huế, không hối hả người Sài Gòn. Nguời Khánh Hòa có tính cách phóng khoáng mà giản dị - hệt như những đặc tính của vùng biển Khánh Hòa kín gió, sóng nhẹ2.2.3 Các lễ hội truyền thốngLễ hội Tháp Bà Ponagar: Vào ngày 20 – 23 tháng 3 âm lịch hằng năm. Theo truyền thuyết, Bà đã có công lập ra xứ sở, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt, hái thuốc chữa bệnh, đón hài nhi ra đời. Nghi lễ có 2 phần chính: thay y và cầu cúng. Nghi lễ được thực hiện rất thành kính, tôn nghiêm trong tiếng trống, tiến chiêng của ban nhạc và lời văn tế ca ngợi công đức Bà Mẹ xứ sở PonagarLễ hội am chúa: Được tổ chức từ 1-3 tháng 3 âm lịch tại Am Chúa, nơi thờ nữ thần Ponagar, trên sườn núi Đại An xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Theo truyền thuyết đây là nơi nữ thần Ponagar giáng sinh và sống một tuổi thơ yên bình dưới sự 9chở che của một đôi vợ chồng tiều phu nghèo. Ngoài phần nghi lễ dâng hương, tế lễ theo lối cổ truyền, có rất nhiều hoạt động múa hát dân gian do người dân và ngươi chuyên đi tìm Trầm Hương thực hiệnLễ hội yến sào: Tên gọi đầy đủ của lễ hội là “Lễ hội ngành khai thác yến sào” được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 5 âm lịch. Lễ hội do đông đảo bà con làm nghề lấy tổ yến tổ chức tại đảo Hòn Nôi, nơi đặt miếu thờ Bà Chúa Tổ Yến với các nghi lễ long trọng trang nghiêm. Lễ hội là dịp người làm nghề cầu cúng xin được ban ơn, ban phước lành.Lễ hội Đền Hùng: Nhân dân ta có câu:“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”.Tại Khánh Hòa, lễ hội được tổ chức trang trọng hằng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại đền Hùng Vương hay còn gọi là đền thờ Đức Quốc Tổ Hùng Vương tọa lạc trên đường Ngô Gia Tự - Tp.Nha Trang. Lễ hội diến ra uy nghiêm , thành kính với sự 10tham gia của các cơ sở, ban ngành, đoàn thể, tôn giáo và đông đảo người dân trong tỉnh. Nghi thức trang trọng thể hiện truyền thông tốt đẹp cao quý của dân tộc: “uống nướn nhớ nguồn” ; “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”Lễ hội cá voi : Từ xưa, ngư dân ven biển cho rằng cá voi là một loại cá hiếm, không làm hại con người và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Lễ hội kéo dài từ 5- 7 ngày với sự tham gia của hầu hết ngư dân cầu an lành cho một mùa bội thuMột Số Hình ảnh Nha Trang – Khánh Hòa11 Con Sẻ Tre Resort12Nguồn : Sở du lịch Khánh Hòa2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội2.3.1 Cơ sở hạ tầngĐường bộ : Các tuyến đường đối ngoại: đường quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của tỉnh, quốc lộ 26 nối với Đắk Lắk, tuyến đường mới nối Nha Trang – Đà Lạt rút ngắn khoảng cách còn 140 km. Đường nội tỉnh: Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với Tp. Nha Trang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra QL 1A, đường Khánh Bình – Ninh Xuân nối từ QL 26 về Khánh Vĩnh…đã tạo các tuyến giao 13thông thông suốt trong tỉnh, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của tỉnhĐường sắt: Đường sắt Thống Nhất chạy suốt chiều dài của tỉnh, ga Nha Trang là ga chính nằm trong thành phố, thuận tiện cho việc đi lại của hành khách và luân chuyển hàng hóa.Sân bay: Sân bay Cam Ranh nằm ở phía Bắ bán đảo Cam Ranh, cách TP. Nha Trang khoảng 30 km, có 4 đường băng dài 3.040 m, đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004 và mục tiêu là sẽ nâng cấp thành sân bay quốc tếCảng biển: Cảng Ba Ngòi ở thị xã Cam Ranh, công suất bốc dỡ 450.000 tấn/ năm, tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 tấn ra vào cảng an toàn. Cảng Nha Trang công suất bốc dỡ 800.000 tấn/ năm, hiện đang nâng cấp thành cảng du lịch. Cảng Hịn Khĩ được đầu tư nâng cấp thành cảng đa chức năng để tiếp nhận tàu trên 2000 tấn và là cảng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.14Nguồn : Sở du lịch Khánh HòaBưu chính viễn thông : Khánh Hòa sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, mạng điện thoại phủ kín 100% các xãCấp điện : Khánh Hòa sử dụng nguồn điện của mạng quốc gia 220 KV, có nguồn điện diezen dự trữ, đáp ứng mọi yêu cầu về điện cho các chủ đầu tư. Toàn tỉnh đã phủ điện 100% đến các xã.15Hệ thống cấp nước : Tp Nha Trang có nhà máy nước công suất 70.000 m3/ ngày- đêm, các thị xã, thị trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.Ngân hàng, bảo hiểm : Các ngân hàng thương mại, hệ thống thu đổi ngoại tệ, hệ thống rút tiền tự động ngày càng nhiều và hoàn thiện, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của các nhà đầu tưCơ sở lưu trú : Nha Trang hiện có 2 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao và nhiều cơ sở từ 1 – 3 sao káhc có năng suất đón khoảng 30.000 khách. Khánh Hòa có khu resort đẳng cấp cao nhất Việt Nam là Evason Hideway at Anamadara vừa được bầu chọn là một trong 20 khu nghỉ tốt nhất thế giới của tờ báo Anh Quốc UK Sunday Times. Và Nha Trang đã có Vinpearl, khu resort vào hạng nhất nhì Châu Á2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hộiKhánh Hòa có 46% dân số trong độ tuổi lao động, trên 2,1% tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có 232 thạc sĩ, 107 tiến sĩ. Tỉnh có 5 trường đại học và cao đẳng, 3 trường trung học nghiệp vụ, 3 viện nghiên cứu quốc gia và hệ thống các loại hình 16

Tài liệu liên quan

  • phân tích môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam. Định hướng chiến lược Marketing của doanh nghiệp Orion Food Vina. Sử dụng mô hình SWOT.doc phân tích môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam. Định hướng chiến lược Marketing của doanh nghiệp Orion Food Vina. Sử dụng mô hình SWOT.doc
    • 49
    • 16
    • 107
  • Tập đoàn kinh tế định hướng chiến lược kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa Tập đoàn kinh tế định hướng chiến lược kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa
    • 9
    • 562
    • 1
  • Định hướng chiến lược marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam theo xu hướng hội nhập Định hướng chiến lược marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam theo xu hướng hội nhập
    • 74
    • 799
    • 2
  • Du lịch biển Nha Trang - Khánh Hoà. Tiềm năng, thử thách, hướng đi trong tương lai Du lịch biển Nha Trang - Khánh Hoà. Tiềm năng, thử thách, hướng đi trong tương lai
    • 26
    • 1
    • 7
  • Tập đoàn kinh tế: Định hướng chiến lược kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa Tập đoàn kinh tế: Định hướng chiến lược kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa
    • 9
    • 480
    • 1
  • CHIẾN LƯỢC MARKETING  DU LỊCH DALAT - LÂM ĐỒNG  ĐẾN NĂM 2020 CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH DALAT - LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
    • 162
    • 1
    • 3
  • 554 Định hướng chiến lược marketing của Công ty văn phòng phẩm Hanson đến năm 2015 554 Định hướng chiến lược marketing của Công ty văn phòng phẩm Hanson đến năm 2015
    • 60
    • 627
    • 4
  • 555 Định hướng chiến lược Marketing của Công ty xăng dầu khu vực II đến năm 2010 555 Định hướng chiến lược Marketing của Công ty xăng dầu khu vực II đến năm 2010
    • 73
    • 599
    • 0
  • 215 Một số giải pháp chiến lược Marketing đối với Công ty Abacus Việt Nam 215 Một số giải pháp chiến lược Marketing đối với Công ty Abacus Việt Nam
    • 79
    • 624
    • 3
  • 600 Định hướng chiến lược Marketing của Công ty xăng dầu khu vực II đến năm 2010 600 Định hướng chiến lược Marketing của Công ty xăng dầu khu vực II đến năm 2010
    • 95
    • 386
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(32.39 MB - 117 trang) - MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH CHO NHA TRANG KHÁNH HÒA Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Swot Du Lịch Nha Trang