Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Thực Hiện Dân Chủ Và Phát ...
Có thể bạn quan tâm
Đồng chí Phạm Xuân Thăng, Bí thư tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo hội nghị
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với triển khai các chỉ thị, nghị quyết về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trọng tâm là quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về “Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ” và Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị khóa XI “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; trọng tâm nâng cao chất lượng việc thực hiện QCDC ở cơ sở theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-BTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định, hương ước, quy ước đã ban hành phù hợp với thực tiễn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Thông qua thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân được nâng lên. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã thường xuyên lắng nghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, lấy quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân là cơ sở động lực hoạt động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quy định hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong sinh hoạt đảng, đưa hoạt động này thành chế độ nền nếp; thực hiện nghiêm Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018, của Bộ Chính trị, “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng”; thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành của chính quyền, đề cao vai trò, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân. Ở địa phương, cơ sở, người dân đã chủ động bàn bạc, tham gia ý kiến, thực hiện quyền làm chủ, bày tỏ chính kiến của mình; đồng thời, tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền, thể hiện tốt vai trò giám sát đối với cán bộ, đảng viên, thẳng thắn góp ý kiến về hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thực hiện đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng trong bối cảnh tình hình phát sinh nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19.
Đồng chí Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021
của BCĐ thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và BCĐ công tác tôn giáo
Cấp uỷ các cấp thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở khi có biến động về công tác cán bộ. Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở đã tích cực chủ động tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền tổ chức quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với chủ đề công tác “Năm dân vận chính quyền”, “Năm dân vận khéo” của Ban Dân vận Trung ương và chủ đề công tác hằng năm của Tỉnh ủy.
Các xã, phường, thị trấn tập trung thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; thực hiện tốt các nội dung công khai để nhân dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra, giám sát trên các lĩnh vực, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia ý kiến và đề xuất các chủ trương, chính sách liên quan đến đời sống người dân, giúp nhân dân có điều kiện đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hành dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở còn những hạn chế như: nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ; quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm, vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức; thiếu công khai, minh bạch; nhiều ý kiến của nhân dân chưa thực sự được lắng nghe, tiếp thu. Còn tình trạng lợi dụng dân chủ gây mất an ninh trật tự, gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ.
Để quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, trọng tâm là việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thời gian tới tỉnh Hải Dương xác định cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:
Một là , tiếp tục tập trung quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu cán bộ, đảng viên và nhân dân về dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, Quy chế số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 và Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”. Tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp. Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm cao trong công việc, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật.
Hai là , cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành tiếp tục chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PPL-UBTVQH11, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 29-CT/TU, ngày 16/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn” và Chỉ thị số 34-CT/TU, ngày 25/2/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo triển khai, tổ chức thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”. Tăng cường phát huy dân chủ ở cơ sở trong các loại hình, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên; chống quan liêu và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; phát huy, mở rộng dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật; kịp thời xử lý việc lợi dụng dân chủ, lôi kéo, kích động gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xác định rõ trách nhiệm, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm về hiệu quả công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở ở địa phương, đơn vị mình và thực hiện việc nêu gương, thực hành dân chủ ngay trong cơ quan, đơn vị mình công tác. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Đổi mới nhận thức và hành động về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Nhân dân, trong đó phải đặt người dân vào trị trí trung tâm trong mọi hoạt động, trên nền tảng “phục vụ nhân dân”.
Ba là, tiếp tục phát huy dân chủ trong Đảng, trong quản lý và điều hành của cơ quan nhà nước các cấp. Các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải trực tiếp lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ để gây rối, làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đưa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thành một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại thi đua, khen thưởng đối với tập thể và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với các doanh nghiệp, nhân dân, tổ chức; thực hiện tốt việc nắm bắt thông tin, xử lý thông tin hai chiều, khơi dậy và phát huy nhiều hơn sự hiến kế của người dân; phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bức xúc, bất ổn ngay từ cơ sở và giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Duy trì chế độ giao ban định kỳ của thường trực cấp ủy với đội ngũ bí thư chi bộ; trưởng ban công tác mặt trận; trưởng thôn, khu. Chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh; tăng cường các biện pháp giáo dục, tuyên truyền về thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ đối với tổ chức và cá nhân. Có biện pháp và cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Bốn là , phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tạo điều kiện để hội viên, đoàn viên và nhân dân phát huy quyền làm chủ, nâng cao năng lực làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng cường sự tham gia có hiệu quả của người dân trong các hoạt động tự quản cộng đồng (ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ hòa giải cơ sở,...). Chú trọng giám sát việc thực thi của các cơ quan hành chính nhà nước, lắng nghe ý kiến, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, hội viên và người dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để phối hợp với các cơ quan chức năng đề xuất biện pháp giải quyết vừa đảm bảo đúng pháp luật vừa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nhân dân.
Năm là , tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cấp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, chú trọng ở những ngành có liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp; kịp thời biểu dương khen thưởng gắn với tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Từ khóa » Giai Phap Phat Huy Quyen Lam Chu Cua Nhan Dan
-
Tiếp Tục Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Theo Cơ Chế “Đảng ...
-
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐIỀU ...
-
Phát Huy Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa, Bảo đảm Quyền Làm Chủ Của ...
-
Phát Huy Quyền Làm Chủ Và Vai Trò Chủ Thể Của Nhân Dân Trong Xây ...
-
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Trong ...
-
Tạo Không Gian Rộng Mở để Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân
-
Bình Thuận: Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân
-
Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Trong Kiểm Soát, Giám Sát ...
-
Một Số Giải Pháp: Đảm Bảo Dân Chủ XHCN Và Quyền Làm Chủ Của ...
-
Khái Quát Về Dân Chủ Và Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Trong Quản Lý ...
-
Thực Hiện đầy đủ Các Quyền Dân Chủ Của đảng Viên, Của Nhân Dân ...
-
Một Số Giải Pháp Phát Huy Dân Chủ ở Cơ Sở
-
Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Và Phương Châm “Dân Biết ...
-
Dân Chủ Trong Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa ...