Phát Huy Quyền Làm Chủ Và Vai Trò Chủ Thể Của Nhân Dân Trong Xây ...
Có thể bạn quan tâm
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu phát biểu tại Hội thảo |
Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cùng các chuyên gia, nhà khoa học.
Trình bày khái quát về những nội dung dự thảo báo cáo tổng hợp chuyên đề “Bảo đảm thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, nội dung chuyên đề này tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, thể hiện các nội dung trọng tâm như quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân; đồng thời nhấn mạnh tới thực tiễn thực hiện những nội dung này.
Chuyên đề cũng đánh giá thực trạng bảo đảm thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân thời gian qua; một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Một nội dung trọng tâm trong chuyên đề là đưa ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Trong đó dự báo bối cảnh, tình hình trong nước và quốc tế tác động đến chế định về thực hiện quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong giai đoạn tới; đánh giá tác động của việc thực hiện chuyên đề và giải pháp xử lý những tác động tiêu cực (nếu có);…
GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phát biểu tại Hội thảo |
Đề cập đến nội dung “Các yêu cầu lý luận đối với thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”, GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đề cập tới những vấn đề đặt ra đối với xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Giải pháp cho nội dung này GS.TS Võ Khánh Vinh nhấn mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp, khát vọng của Nhân dân Việt Nam. Khẳng định quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây không chỉ là sự nghiệp của Đảng và của Nhà nước, mà trước hết và trên hết là sự lựa chọn của nhân dân, sự nghiệp của nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có thành công hay không phần lớn do nhân dân quyết định và thực hiện.
Cùng với đó cần xây dựng cơ chế, đặc biệt cơ chế pháp lý để hiện thực hoá nội dung mới được bổ sung tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng “dân giám sát, dân thụ hưởng” để thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm tổng quát, toàn diện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; Tăng cường, phát huy các hình thức dân chủ trực tiếp, đặc biệt dân chủ ở cơ sở (các hình thức làm chủ trực tiếp của nhân dân): đổi mới mạnh mẽ tư duy về bầu cử: nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bầu cử tự do, về thực hiện quyền bầu cử, về đơn vị bầu cử, về tiêu chuẩn đại biểu dân cử; thực hiện trên thực tế trưng cầu ý dân về những vấn đề quan trọng của phát triển đất nước.
Cũng theo GS.TS Võ Khánh Vinh, cần tăng cường đối thoại với nhân dân dưới các hình thức phù hợp; thể chế hoá cơ chế đối thoại với nhân dân; quy định trách nhiệm chính trị, trách niệm pháp lý của cán bộ các cấp trong đối thoại với nhân dân. Đây là hình thức dân chủ trực tiếp mà thông qua đó nhân dân tham gia thực hiện quyền lực của mình, tham gia giám sát, phản biện việc thực hiện quyền lực được uỷ quyền; Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội do nhân dân sáng lập để tham gia giải quyết những vấn đề phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội; Thể chế hoá, pháp lý hoá một cách cụ thể rõ ràng các hình thức dân chủ (quyền làm chủ, vai trò chủ thể của nhân dân), quá trình dân chủ hoá, các cơ chế pháp lý của việc thực hiện dân chủ, đặc biệt dân chủ ở cơ sở.
Cùng với đó cần tiếp tục nâng cao ý thức làm chủ, vai trò làm chủ, ý thức dân chủ, tính tích cực chính trị - pháp lý, trình độ và năng lực làm chủ của mỗi người dân; đẩy mạnh dân chủ cơ sở nhằm góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hoá xã hội. Đây là một sự nghiệp, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam…
Tại Hội thảo, đại biểu tham dự đã cùng thảo luận để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và dân chủ, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiếp đến, luận giải về quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân, về thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của Nhân dân, mối quan hệ giữa quyền làm chủ, vai trò chủ thể của Nhân dân và dân chủ, thực hành dân chủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quang cảnh Hội thảo |
Tiếp thu ý kiến của đại biểu tham dự Hội thảo, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu nhấn mạnh, đây là những quan điểm tiếp cận theo hướng đa chiều và có cơ sở lý luận gắn với thực tiễn triển khai. Điều đó đã góp phần giúp đề án tiếp cận đầy đủ, đa diện hơn để hoàn thiện chuyên đề “Bảo đảm thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
“Cần phải làm rõ vai trò Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ để làm rõ vai trò của Nhà nước pháp quyền. Đề án phải có tính khả thi, phải có định hướng, có tầm nhìn và phát huy quyền làm chủ của nhân dân”, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu gợi mở.
Theo Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu, đề tài yêu cầu giải quyết hai vấn đề lớn trong phát huy dân chủ và vai trò chủ thể của nhân dân, trong đó vai trò chủ thể đã được nghiên cứu từ khi xây dựng Hiến pháp năm 2013, những nghiên cứu đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn nội dung về quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt, cần chú trọng phát huy dân chủ trực tiếp trong bầu cử, đảm bảo thực chất, có cơ chế giám sát đối với đại biểu dân cử, trong đó nhấn mạnh đến vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu đề nghị, trong lộ trình triển khai đề án cần phải tập trung và đẩy nhanh tiến độ hơn nữa, nhất là việc tập trung nghiên cứu xây dựng báo cáo tổng hợp chuyên đề; dự thảo báo cáo tổng hợp phải hoàn thành trước 25/11/2021 để tổ chức các cuộc họp của Tổ chuyên gia, các nhà khoa học, các Hội đồng tư vấn của UBTƯ MTTQ Việt Nam, các vị nguyên lãnh đạo UBTƯ MTTQ Việt Nam góp ý vào dự thảo báo cáo chuyên đề.
Hương Diệp
Từ khóa » Giai Phap Phat Huy Quyen Lam Chu Cua Nhan Dan
-
Tiếp Tục Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Theo Cơ Chế “Đảng ...
-
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐIỀU ...
-
Phát Huy Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa, Bảo đảm Quyền Làm Chủ Của ...
-
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Trong ...
-
Tạo Không Gian Rộng Mở để Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân
-
Bình Thuận: Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân
-
Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Trong Kiểm Soát, Giám Sát ...
-
Một Số Giải Pháp: Đảm Bảo Dân Chủ XHCN Và Quyền Làm Chủ Của ...
-
Khái Quát Về Dân Chủ Và Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Trong Quản Lý ...
-
Thực Hiện đầy đủ Các Quyền Dân Chủ Của đảng Viên, Của Nhân Dân ...
-
Một Số Giải Pháp Phát Huy Dân Chủ ở Cơ Sở
-
Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Và Phương Châm “Dân Biết ...
-
Dân Chủ Trong Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa ...
-
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Thực Hiện Dân Chủ Và Phát ...