Phát Huy Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa, Bảo đảm Quyền Làm Chủ Của ...
Có thể bạn quan tâm
(Quanlynhanuoc.vn) – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013”1. Kế thừa và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã từng bước nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn và cụ thể hơn vấn đề thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, dân chủ là “dân là chủ, dân làm chủ”. Theo Người: “… Ngày nay, chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là tất cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà. Cán bộ từ trung ương đến khu, đến tỉnh, huyện và xã đều phải một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của Nhân dân, chứ không phải là “quan cách mạng”2. Kế thừa và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã từng bước nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn và cụ thể hơn vấn đề thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ XHCN, quyền làm chủ của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục quán triệt quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, trước hết ở cơ sở, theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”3 vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “… Chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của Nhân dân. Việc giữ gìn trật tự, an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của Nhân dân. Mọi người công dân, bất kỳ già trẻ gái trai, bất kỳ làm việc gì, đều có nhiệm vụ giúp chính quyền giữ gìn trật tự an ninh, vì trật tự, an ninh trực tiếp quan hệ đến lợi ích bản thân của mọi người”4. Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của Nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc”5.
Trên cơ sở vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) xác định: “Phải giữ vững độc lập tự chủ; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh;… kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”6. Xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc… Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có sức chiến đấu cao”7.
Về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân trong sự nghiệp đổi mới
Cùng với những bước tiến vững chắc của công cuộc đổi mới, đến nay, việc thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ XHCN, quyền làm chủ của Nhân dân không dừng lại ở quan điểm và định hướng mà đã trở thành động lực, yêu cầu nội tại ngay trong chính các chủ thể của hệ thống chính trị – xã hội và các chủ thể công dân.
Về nội dung, sự phát triển của hệ thống chính trị XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo nền tảng pháp lý cho việc thực hành và phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của Nhân dân trong đời sống xã hội. Kết quả chung là đã mở ra không gian rộng lớn hơn cho việc phát huy các quyền làm chủ của Nhân dân cũng như nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả và thực hiện trách nhiệm của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy nhà nước.
Về hình thức, đó là sự đa dạng trong phương pháp và công cụ thực hiện dân chủ (THDC) ở cả hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, được thể hiện cụ thể trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân, điều này đã trở thành phương thức làm việc, thái độ ứng xử của cán bộ, đảng viên và công chức với Nhân dân cũng như của Nhân dân đối với cán bộ, đảng viên và công chức nhà nước. THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân ngày càng trở nên thực chất hơn, bảo đảm tính toàn diện và thực chất trong nội dung và hình thức thực hiện, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hạn chế các xu hướng phân hóa xã hội trong cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Tuy vậy, Đại hội XIII của Đảng cũng nhận định: “Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa được quan tâm phát huy đầy đủ”8. Nguyên nhân là “… chưa thực sự tôn trọng ý kiến, kiến nghị của nhân dân và giải quyết kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, pháp luật”9.
Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân
Phương hướng đẩy mạnh phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân
Một là, cách tiếp cận và THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân.
Dân chủ XHCN trong công cuộc đổi mới giữ vị trí là bản chất của chế độ XHCN mà Nhân dân ta đang xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó, Đại hội XIII của Đảng khẳng định một trọng tâm cần phải quan tâm để thực hiện tốt hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới là: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”10. Vì thế phải “đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước. Phát huy tính tích cực chính trị – xã hội, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức; có cơ chế giải phóng mọi tiềm năng, sức mạnh, khả năng sáng tạo, động viên nhân dân tham gia phát triển kinh tế, quản lý phát triển xã hội”11. Đồng thời phải “… kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương”12 và “xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị – xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân”13.
Hai là, THDC XHCN, quyền làm chủ của Nhân dân là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước XHCN.
Thực hiện phương hướng này, mới nâng cao năng lực THDC và đưa ý thức về quyền làm chủ thấm sâu vào đời sống người dân. Qua đó, quá trình dân chủ được thực hiện trong tất cả các cấp độ của hệ thống chính trị, từ trung ương đến cơ sở, trong đó đặc biệt quan trọng là dân chủ ở cơ sở và hoàn thiện được cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ thực chất; khắc phục tình trạng dân chủ hình thức và dân chủ cực đoan; giáo dục, bồi dưỡng ý thức và hành động (hành vi) dân chủ cho cả các thiết chế nhà nước và xã hội (cơ quan, doanh nghiệp…), cũng như cán bộ, công chức, viên chức và người dân; phê phán các quan niệm sai trái, thù địch trong lĩnh vực dân chủ.
Ba là, tiếp tục tổng kết quá trình xây dựng dân chủ XHCN, THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân trong công cuộc đổi mới.
Để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải hiện thực hóa được những giá trị dân chủ đang và sẽ được định hình trong THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân. Để thực hiện được yêu cầu đó đòi hỏi phải có những tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận nhằm bảo đảm quá trình THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân được vận hành một cách thực chất. Vì thế, chúng ta cần có những tổng kết thực tiễn THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân, mặc dù đã được luật pháp thừa nhận và bảo vệ nhưng lại khó thực thi được trên thực tế. Từ đó, làm sáng tỏ những vấn đề về dân chủ XHCN nói chung, THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân nói riêng trong tình hình đổi mới toàn diện.
Giải pháp đẩy mạnh đẩy mạnh phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm hoạt động của Đảng phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và thể chế hóa nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử, bảo đảm để Nhân dân tích cực tham gia THDC XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của Nhân dân. Củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về các quyền dân sự và kinh tế nhằm trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng kịp thời yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Từ đó, tạo cơ sở pháp luật để mọi công dân THDC XHCN và quyền làm chủ của mình, nhất là trong việc huy động nguồn lực vào phát triển sản xuất – kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Thứ hai, tăng cường khuôn khổ pháp lý của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 và các nghị định về thực hiện dân chủ ở cơ quan, doanh nghiệp.
Ba là, tạo động cơ khuyến khích cho việc tham gia THDC trực tiếp ở cơ sở.
Hiện nay, động cơ khuyến khích dân chủ trực tiếp còn hạn chế, đối với cả người dân lẫn cán bộ. Không có động cơ khuyến khích thì chủ nghĩa hình thức trong THDC chắc sẽ vẫn tiếp diễn. Sự tham gia của hộ gia đình vào quá trình lập quy hoạch và thực hiện xây dựng nông thôn mới cần được đưa vào tiêu chí bổ sung khi xét danh hiệu “gia đình văn hóa”. Theo quy định hiện hành, một làng sẽ đạt danh hiệu “làng văn hóa” nếu trên 75% hộ dân được công nhận là gia đình văn hóa. Vì thế nên điều chỉnh tiêu chí này bằng cách thêm tiêu chí về sự tham gia vào các công việc cộng đồng. Nên áp dụng các biện pháp khuyến khích không chỉ với cán bộ dân cử, mà còn cả đối với các tổ chức đoàn thể, để họ tham gia nhiều hơn vào công tác quản lý ở địa phương. Có thể gắn mức kinh phí dành cho các tổ chức đoàn thể với mức độ thành công của họ trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bốn là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể thức bầu cử dân chủ.
Vấn đề nổi cộm nhất ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tình trạng “bỏ phiếu đại diện”, theo đó, người đứng đầu hộ gia đình hoặc đại diện của một hộ bỏ phiếu cho tất cả mọi người trong gia đình. Mặc dù luật pháp Việt Nam không chính thức cho phép bỏ phiếu đại diện, nhưng trên thực tế tình trạng này khá phổ biến. Tình trạng này có thể tác động tiêu cực đến quyền công dân của phụ nữ và thanh niên, nếu họ không có cơ hội thảo luận lá phiếu của mình với người bỏ phiếu thay cho gia đình. Do đó, ở nước ta, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể thức bầu cử dân chủ theo hướng không chạy theo thành tích để hạn chế tối đa hoặc xóa được “bỏ phiếu đại diện”.
Năm là, mở rộng các hình thức tiếp xúc cử tri của các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và đại biểu Quốc hội.
Thực hiện việc tăng số lượng, chất lượng đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để giám sát ở cơ sở cũng như đào tạo để đại biểu chuyên trách trở nên chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cơ quan báo chí, truyền thông có cơ chế giám sát rõ ràng sẽ không sợ dẫn tới lạm quyền. Cần khuyến khích việc tạo thêm các kênh tiếp xúc giữa cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố thông qua các đường dây nóng hoặc các biện pháp khác nhằm tăng cường sự tham gia và lòng tin của người dân.
Sáu là, tăng cường năng lực đáp ứng của chính quyền các cấp và doanh nghiệp trong quá trình phát huy dân chủ trực tiếp nhằm thực hiện dân chủ trực tiếp một cách đồng bộ ở cấp xã và ở cả cơ quan, doanh nghiệp.
Hiện vẫn tồn tại một hiện tượng là vấn đề cải thiện dân chủ trực tiếp chỉ là chức trách của chính quyền cấp thấp nhất (cấp xã), còn các cơ quan, doanh nghiệp hầu như không liên quan trực tiếp. Trên thực tế, một số cơ quan và doanh nghiệp nhà nước chưa quan tâm thích đáng đến thực hiện dân chủ cơ sở. Do đó, cần thực hiện dân chủ trực tiếp một cách đồng bộ ở cấp xã, ở cả cơ quan và doanh nghiệp.
Bảy là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền trong hoạt động tư pháp.
Qua đó, thực hiện công khai, minh bạch nghĩa vụ bảo đảm công lý, quyền con người, quyền công dân như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”14 và đấu tranh có hiệu quả với mọi loại tội phạm, vi phạm nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội và an ninh quốc gia.
Tám là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh và chủ động, tích cực đối thoại, đấu tranh về dân chủ, nhân quyền nhằm bảo đảm an ninh chính trị và xã hội.
Một giải pháp quan trọng, không thể thiếu đó là kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Kết hợp với phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo đảm dân chủ, nhân quyền gắn với nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Trong quá trình đó, phải tăng cường thực hiện phương thức trong đối thoại có đấu tranh để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, từng bước thu hẹp bất đồng và những sự hiểu biết khác nhau giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế trong vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập trường, lợi ích quốc gia – dân tộc và đấu tranh ngăn chặn một cách hiệu quả các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ nước ta nhằm bảo đảm ổn định chính trị đất nước và an ninh quốc gia.
Chú thích: 1, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Tập I. H. NXB Chính trị quốc gia, 2021, tr. 71, 27, 48, 49, 88, 89, 50, 51, 117, 174, 177. 2. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 13. H. NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 94. 4. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 9. H. NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 77. 5. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 12. H. NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 374.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuấn ThS. Đào Thị LoanHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Từ khóa » Giai Phap Phat Huy Quyen Lam Chu Cua Nhan Dan
-
Tiếp Tục Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Theo Cơ Chế “Đảng ...
-
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐIỀU ...
-
Phát Huy Quyền Làm Chủ Và Vai Trò Chủ Thể Của Nhân Dân Trong Xây ...
-
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Trong ...
-
Tạo Không Gian Rộng Mở để Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân
-
Bình Thuận: Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân
-
Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Trong Kiểm Soát, Giám Sát ...
-
Một Số Giải Pháp: Đảm Bảo Dân Chủ XHCN Và Quyền Làm Chủ Của ...
-
Khái Quát Về Dân Chủ Và Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Trong Quản Lý ...
-
Thực Hiện đầy đủ Các Quyền Dân Chủ Của đảng Viên, Của Nhân Dân ...
-
Một Số Giải Pháp Phát Huy Dân Chủ ở Cơ Sở
-
Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Và Phương Châm “Dân Biết ...
-
Dân Chủ Trong Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa ...
-
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Thực Hiện Dân Chủ Và Phát ...