Một Số Khía Cạnh Pháp Lý Về Mô Hình Tập đoàn Tài Chính – Ngân Hàng
Có thể bạn quan tâm
- Home
- GIỚI THIỆU
- KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ ĐÀO TẠO LUẬT
- CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ
- E-LECTURES
-
“Làm điều đúng, không bao giờ là sớm quá.“
Jane Austen
More >>>
-
“Cần có quy hoạch khu kinh tế đêm, không thể để bên này hoạt động, bên kia ngủ quên”.
Ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ VHTTDL, phát biểu tại Phiên họp chất vấn, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 04-06/6/2024.
(Source: kinhtemoitruong.vn)
More >>>
CHUYÊN MỤC
- BÀI VIẾT CỦA SINH VIÊN (14)
- CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI (358)
- Cùng suy ngẫm (142)
- Góc tết (31)
- Đọc và chia sẻ (21)
- CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT (734)
- DỰ THẢO CHÍNH SÁCH & VBPL (85)
- E-LECTURES (2)
- GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN (161)
- Dư luận xã hội về BĐG (30)
- VBPL về Giới và Phát triển (9)
- KINH NGHIỆM SƯ PHẠM (369)
- Kinh nghiệm học tập (155)
- Kinh nghiệm đào tạo (241)
- Trí thức và vai trò của trí thức (46)
- Thăm dò dư luận (8)
- VBPL về GD&ĐT (17)
- LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (1.089)
- Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài (324)
- Xã hội, nhà nước và pháp luật Việt Nam (816)
- Nhà nước và nền KTTT (330)
- LUẬT DÂN SỰ (2.501)
- 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005 (462)
- 2. QUI ĐỊNH CHUNG (527)
- Chủ thể (243)
- Quyền nhân thân (132)
- Giao dịch – Đại diện – Thời hiệu (99)
- Lý luận chung (101)
- Tài sản (96)
- Chủ thể (243)
- 3. VẬT QUYỀN (467)
- Chiếm hữu (24)
- Quy định chung về vật quyền (41)
- Quyền sở hữu (408)
- Cổ phần hóa (55)
- Vật quyền khác (63)
- 4. TRÁI QUYỀN (902)
- Hợp đồng (413)
- Quy định chung về nghĩa vụ và bảo đảm nghĩa vụ (285)
- Trách nhiệm dân sự (273)
- TNDS do tài sản gây thiệt hại (18)
- 5. THỪA KẾ (62)
- 6. QHDS CÓ YTNN (17)
- 7. TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN (526)
- 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI (129)
- 9. VBPL Dân sự (266)
- LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (352)
- 1. LÝ LUẬN CHUNG (72)
- ĐỐI CHIẾU LUẬT HNGĐ 2014 (1)
- 2. HÔN NHÂN (99)
- Kết hôn (48)
- Ly hôn (27)
- Quan hệ nhân thân (5)
- Quan he tai san (18)
- 3. CHA MẸ VÀ CON (100)
- Nuôi con nuôi (32)
- Quan hệ nhân thân (28)
- Quan hệ tài sản (13)
- Xác định cha, mẹ, con (28)
- 4. QHHNGĐ CÓ YTNN (25)
- 5. Tình huống thực tiễn (109)
- 6. VBPL về HNGĐ (25)
- 1. LÝ LUẬN CHUNG (72)
- LUẬT KINH DOANH (1.192)
- 1. Lý luận chung (223)
- 2. Chủ thể kinh doanh (422)
- 3. Hợp đồng thương mại (128)
- 4. Bảo vệ người tiêu dùng (16)
- 5. Đầu tư (112)
- 6. Pháp luật cạnh tranh (179)
- 7. Tình huống thực tiễn (45)
- VBPL Kinh doanh (228)
- Tài chính – Tín dụng – Chứng khoán – Bảo hiểm (133)
- LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (321)
- Tình huống thực tiễn (39)
- VBPL Shtt&Cgnn (24)
- LUẬT TÀI CHÍNH – TÍN DỤNG – CHỨNG KHOÁN – BẢO HIỂM (599)
- Thị trường chứng khoán (90)
- LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (254)
- Chống bán phá giá (21)
- Chuyên đề WTO, TPP… (105)
- LUẬT ĐẤT ĐAI & KINH DOANH BĐS (329)
- Thị trường bất động sản (121)
- VBPL đất đai & BĐS (80)
- PHÁP LUẬT QUỐC TẾ (173)
- Tranh chấp Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam (41)
- PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ (885)
- LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (807)
- 1. Lý luận chung (126)
- 2. Người tham gia tố tụng (41)
- 3. Các giai đoạn tố tụng (60)
- 4. Tranh tụng và luật sư (79)
- 5. Quan điểm của Tòa án và về Tòa án (383)
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (58)
- Thẩm quyền của Tòa án (96)
- 6. Thi hành án dân sự (119)
- 7. Tình huống tố tụng (155)
- 8. Tố tụng nước ngoài (91)
- PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI (79)
- VBPL GQ vụ việc dân sự (75)
- LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (807)
- PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG VÀ ASXH (324)
- VBPL LĐ & ASXH (110)
- SINH VIÊN VÀ THỰC TIỄN (6)
- TÀI LIỆU THAM KHẢO (168)
- THÔNG TIN TƯ VẤN (102)
- THUẬT NGỮ (44)
- VĂN BẢN PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI (107)
- Điều ước quốc tế (58)
- ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC (34)
BÀI ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU
- Khái quát về lịch sử ra đời, phát triển của Hồi giáo VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỒI GIÁO
- XU HƯỚNG VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA HÔN NHÂN CÙNG GIỚI: Xu hướng thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- LUẬT MẪU VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHÚ GIẢI CỦA BAN THƯ KÝ ỦY BAN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA LIÊN HỢP QUỐC
- VÀI SO SÁNH giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây
- CÁC KIỂU ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ, quan hệ giữa đạo đức với các hình thái xã hội khác
- Một số tình huống về BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
- TỪ QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ “XÓA BỎ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU” suy nghĩ về vấn đề sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN phân định các thành phần kinh tế
- Vấn đề lớn nhất của văn hoá Việt Nam hiện nay: GIẢ DỐI ĐƯỢC COI LÀ BÌNH THƯỜNG
- BẢN CHẤT và nguồn của luật hồi giáo
FORWARD
- GIỚI THIỆU
- CÙNG SUY NGẪM
- GÓC CỦA CIVILLAWINFOR
- KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ ĐÀO TẠO LUẬT
- “IN-HOUSE COUNSEL” UNDER REVIEW: MỘT NGHỀ SINH VIÊN LUẬT CẦN TÌM HIỂU VÌ TƯƠNG LAI
- Ý KIẾN CỦA BẠN VỀ HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG ĐÀO TẠO LUẬT HỌC
- CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
- DANH NGÔN
- MẪU HỢP ĐỒNG – VĂN BẢN
- PHÁP LUẬT – VƯỚNG MẮC TỪ THỰC TIỄN VÀ QUAN ĐIỂM
- Ý KIẾN CHUYÊN GIA
- VẤN ĐỀ 1
- VẤN ĐỀ 2
- PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG
- QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
- TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ
- CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ
- E-LECTURES
- DIỄN ĐÀN LUẬT TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG
- DIỄN ĐÀN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
- DIỄN ĐÀN LUẬT THƯƠNG MẠI
- DIỄN ĐÀN LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ BĐS
- DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
- DIỄN ĐÀN LUẬT HN&GĐ
- DIỄN ĐÀN LUẬT LAO ĐỘNG VÀ ASXH
- ENGLISH FOR LAW
- GIAO LƯU – CHIA SẺ
- GIỚI THIỆU
-
LƯU Ý: Nội dung các bài viết có thể liên quan đến quy phạm pháp luật còn hiệu lực, không còn hiệu lực hoặc mới chỉ là dự thảo.
KHUYẾN CÁO: Sử dụng thông tin trung thực, không ngoài mục đích hỗ trợ cho học tập, nghiên cứu khoa học, cuộc sống và công việc của chính bạn.
MONG RẰNG: Trích dẫn nguồn đầy đủ, để kiến thức là năng lực của chính bạn, để tôn trọng quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, cũng như công sức, trí tuệ của người đã xây dựng trang Thông tin này.
MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Posted on 31 Tháng tám, 2009 by CivillawinforTHS. BÙI THANH LAM
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về Tập đoàn kinh tế được sử dụng đối với một loại hình, quy mô, lĩnh vực, địa bàn hoạt động khác nhau nhằm chỉ sự liên kết…
1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế
1.1. Quan điểm về tập đoàn kinh tế trên thế giới
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về Tập đoàn kinh tế được sử dụng đối với một loại hình, quy mô, lĩnh vực, địa bàn hoạt động khác nhau nhằm chỉ sự liên kết như Cartel (liên hiệp các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ để kiểm soát giá – nôm na gọi là Hội buôn)(1); Group (Nhóm doanh nghiệp); Consortium (Tổ hợp)(2); hoặc theo cấu trúc vốn, hình thức của nhóm công ty như Stock corporations (Công ty – Công ty cổ phần); General corporations (Tập đoàn công ty cổ phần); hoặc tập đoàn kinh doanh chuyên sâu như tập đoàn dầu khí, tập đoàn tài chính – ngân hàng, tập đoàn truyền thông; hoặc theo phạm vi hoạt động có thể được gọi là tập đoàn đa quốc gia nếu tập đoàn đó có cơ sở kinh doanh ở các quốc gia khác; hoặc các doanh nghiệp có thể dựa trên cơ sở liên kết kiểu gia đình như dạng Family Business (như của Ford, Cargill, Wall-mart, Motorola,… ở châu Á, các tập đoàn được gọi là Zaibatsu, Keirestu (Nhật), Chaeblols (Tập đoàn kinh tế gia đình của Hàn Quốc)… Tuy có sự khác nhau về thuật ngữ và nội dung chuyển tải, nhưng đa phần các khái niệm được chỉ đến “tập đoàn kinh tế” trên thế giới thì đều được hiểu là một cơ cấu hoặc một tổ hợp các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về vốn, quản trị, công nghệ, quản trị, thương hiệu, thị trường, phân phối lợi ích… nhưng trên cơ sở là mỗi một thực thể trong “Tập đoàn” là một thực thể pháp lý độc lập và hoàn toàn có tư cách pháp nhân riêng biệt. Mối quan hệ này chủ yếu dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nhưng trên ba nền tảng của quan hệ là:
(i) Sở hữu vốn của Công ty mẹ đối với Công ty con, Công ty cháu hoặc sở hữu vốn của các công ty với nhau trong cùng tập đoàn theo các mức độ khác nhau, có thể kiểm soát, chi phối hoặc góp vốn đầu tư đơn thuần; (ii) Quản trị của Công ty mẹ đối với các Công ty con thông qua việc cử người đại diện phần vốn góp và xây dựng hệ quản trị chung cho cả tập đoàn, theo đó các công ty trong tập đoàn (dù bị chi phối /không chi phối về vốn) cam kết chấp thuận hệ quản trị tập đoàn và tuân thủ theo hệ quản trị tập đoàn để xây dựng giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn và sứ mệnh của cả tập đoàn; (iii) Quan hệ về thương hiệu thể hiện khá rõ nét khi các công ty trong tập đoàn sử dụng /được phép sử dụng chung thương hiệu của công ty mẹ, thương hiệu tập đoàn. Do đó, quyết định của công ty mẹ đối với các công ty trong tập đoàn (thường ám chỉ chung là quyết định của tập đoàn) không chỉ đơn thuần dựa vào “lá phiếu” biểu quyết mà còn thông qua các hình thức khác như Bộ Nguyên tắc quản trị tập đoàn, các kế hoạch, định hướng, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các quy định nội bộ khác của tập đoàn bao quát toàn bộ cấu trúc hoạt động chung của cả tập đoàn.
Quá trình phát triển từ một doanh nghiệp có quy mô nhỏ đến tập đoàn kinh tế được thực hiện bằng con đường kết hợp giữa (i) phát triển nội sinh (Công ty mẹ tự phát triển lớn mạnh với việc hình thành các chi nhánh, đơn vị, công ty trực thuộc của mình) và (ii) phát triển ngoại sinh (thông qua việc Công ty mẹ tiến hành thực hiện việc tập trung kinh tế như sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp khác) hoặc liên kết kinh tế (liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác) nhằm tích tụ vốn, nâng cao vị thế, tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra nhiều lợi ích nhất.
1.2. Quan điểm về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc lựa chọn mô hình tập đoàn kinh tế nào phù hợp nhất là vấn đề hết sức khó khăn, khi mỗi mô hình lại có những ưu và nhược điểm nhất định. Đặc thù phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã để lại nhiều loại hình doanh nghiệp vẫn có tư tưởng hoạt động theo phương thức sản xuất phi thị trường, độc quyền theo cơ chế bao cấp, quan hệ giữa các công ty trong tổng công ty, trong liên hiệp là quan hệ hành chính, kinh tế phụ thuộc… Trong khi đó, việc hình thành tập đoàn kinh tế với quy mô lớn phải phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, quan hệ giữa các công ty trong tập đoàn dựa trên nguyên tắc kinh tế bình đẳng giữa các pháp nhân.
Trong những năm đổi mới vừa qua, trừ những tập đoàn kinh tế nhà nước (3), tổng công ty nhà nước, đã có nhiều doanh nghiệp từ khối dân doanh có số vốn cả nghìn tỷ đồng, quản lý trên 10.000 nhân công, có hệ thống phân phối phủ khắp các tỉnh thành trong toàn quốc, có thương hiệu được nhiều người biết đến… Nhu cầu nội tại của chính các doanh nghiệp là mong muốn mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động, bổ sung các nguốn lực như vốn, lao động, công nghệ…, do đó, họ rất cần một “cái áo” đủ rộng để đáp ứng tốc độ, quy mô phát triển của mình. Việc lựa chọn mô hình “Tập đoàn kinh tế” là một xu thế có thể hiểu được của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Luật Doanh nghiệp năm 2005 lần đầu tiên đã có một điều khoản quy định về “tập đoàn kinh tế”; Điều 26, Nghị định số 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã có hướng dẫn bổ sung về tập đoàn kinh tế, theo đó khẳng định: “Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ – công ty con. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định”. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn có cách hiểu khác nhau về tập đoàn, nhiều doanh nghiệp đã lấy cụm từ “tập đoàn” để gắn vào tên Công ty như “Công ty TNHH Tập đoàn”, “Công ty Cổ phần tập đoàn”. Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định số 139/2007/NĐ-CP đã xác định rõ bản chất pháp lý của tập đoàn, trừ mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước với cơ chế pháp lý riêng, nhưng vẫn còn có một số luật sư, chuyên gia vẫn yêu cầu có khung pháp lý để coi tập đoàn như là một thực thể công ty và có tư cách pháp nhân (4) như các loại hình công ty khác hiện nay. Bên cạnh Luật Doanh nghiệp, các quy định của pháp luật về đầu tư, cạnh tranh liên quan đến việc tập trung kinh tế, mua bán và sáp nhập, cạnh tranh và chống độc quyền cũng đã ra đời là nền tảng pháp lý quan trọng để các tập đoàn kinh tế hình thành và phát triển.
2. Một số khía cạnh về mô hình Tập đoàn Tài chính – ngân hàng
2.1. Khái quát chung về mô hình Tập đoàn Tài chính – ngân hàng trên thế giới
Cùng với quy luật hình thành và phát triển mô hình Tập đoàn kinh tế, việc hình thành và phát triển các Tập đoàn Tài chính – ngân hàng là một xu hướng phát triển của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới và nhất là ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản trong những năm vừa qua (5). Từ cuối thập kỷ 60 thế kỷ 20 đến nay, xu thế hình thành nên những định chế tài chính, ngân hàng lớn, có tầm ảnh hưởng và hoạt động xuyên quốc gia, đã chi phối không chỉ nền kinh tế của từng quốc gia mà có ảnh hưởng đến toàn cầu. Việc hình thành và phát triển của các tập đoàn tài chính – ngân hàng cũng tuân theo các quy luật và phương thức chung nhất của các tập đoàn kinh tế, nhưng bên cạnh đó còn có đặc thù của hoạt động với tư cách là một định chế tài chính chịu sự ràng buộc và chi phối từ rất nhiều quy định, quy chế của Nhà nước trong quản trị hoạt động, quản trị rủi ro khi phát triển mạng lưới, lĩnh vực và phạm vi hoạt động, cũng như việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, góp vốn, đầu tư vào các định chế tài chính, doanh nghiệp bên ngoài để hình thành nên Tập đoàn Tài chính – ngân hàng.
Trong những năm đổi mới vừa qua, ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam cũng đã từng bước phát triển và hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Do đó, các ngân hàng, định chế tài chính Việt Nam cũng khó tránh khỏi xu hướng hình thành Tập đoàn Tài chính ngân hàng.
Cũng như các tập đoàn kinh tế khác trên thế giới, phương thức hình thành Tập đoàn Tài chính – ngân hàng là sự phát triển mạnh của một Công ty /Ngân hàng mẹ kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng (tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán… và /hoặc các ngành khác liên quan đến hoạt động đầu tư), Công ty /ngân hàng mẹ này tiến hành mở rộng sự phát triển dựa trên sự (i) phát triển mạnh mẽ thông qua việc mua bán, sáp nhập, góp vốn, đầu tư, mở rộng mạng lưới… vào các lĩnh vực tài chính (tín dụng, thẻ, ngân hàng đầu tư, bảo hiểm, cho thuê tài chính, tài chính….), các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng; và (ii) các hoạt động đầu tư, góp vốn và thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phi tài chính như bất động sản, xây dựng, hạ tầng… Mỗi thành viên tập đoàn là những pháp nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệp hoặc một ngân hàng đóng vai trò là Công ty mẹ làm nòng cốt. Giữa các doanh nghiệp đó có mối liên kết nhất định về vốn, quản trị, thương hiệu để cùng nhau thực hiện một liên kết kinh tế có quy mô lớn nhằm đạt được các tôn chỉ, mục đích, sứ mệnh và hiệu quả hoạt động tối đa. Do đó, có thể thấy tập đoàn tài chính – ngân hàng có một số đặc trưng sau:
(i) Cũng như các tập đoàn kinh tế khác, tập đoàn tài – chính ngân hàng không có tư cách pháp nhân riêng, trụ sở của tập đoàn chính là trụ sở của Công ty /ngân hàng mẹ. Các Công ty /ngân hàng trong tập đoàn nhân danh công ty /ngân hàng mình khi thiết lập các quan hệ với đối tác bên ngoài. Đồng thời quan hệ giữa các Công ty /ngân hàng trong cùng Tập đoàn cũng dựa trên quan hệ kinh tế, quan hệ thị trường và cũng giống như bất cứ khách hàng bên ngoài nào khác của các Công ty /tập đoàn đó. Đây cũng chính là điều kiện, cơ sở để phân tán rủi ro trong hoạt động tài chính, ngân hàng. Các quyết định của Công ty /ngân hàng mẹ đối với các thành viên trong tập đoàn được thông qua việc biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, cử người tham gia quản trị, điều hành, đại diện phần vốn góp…
(ii) Tập đoàn Tài chính – ngân hàng thiết lập Hệ thống nguyên tắc quản trị thống nhất trong tập đoàn với việc thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị cốt lõi, quy định, quy chế quản trị nội bộ và xây dựng thương hiệu chung cho toàn bộ tập đoàn. Hệ thống nguyên tắc quản trị này áp dụng thống nhất và ảnh hưởng đến tất cả các công ty /ngân hàng thành viên trong tập đoàn. Ví như, slogan của HSBC được áp dụng trên toàn thế giới với khẩu hiệu “Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phương”.
(iii) Tập đoàn Tài chính – ngân hàng tạo ra hàng loạt các uỷ ban, hội đồng (tài chính, kiểm toán, chiến lược, nhân lực…) của tập đoàn trên cơ sở Công ty /ngân hàng mẹ chủ trì, các uỷ viên của uỷ ban /hội đồng được các Công ty con trong Tập đoàn cử tham gia theo cơ chế kiêm nhiệm. Theo đó, các Hội đồng /uỷ ban này xây dựng các kế hoạch và tổ chức hướng dẫn triển khai kế hoạch cho toàn bộ các công ty, ngân hàng trong Tập đoàn.
(iv) Việc hình thành các Tập đoàn tài chính – ngân hàng theo chính quy luật của thị trường, đó là sự kết hợp tổng thể các phương thức phát triển, có thể là con đường nội sinh của chính Công ty /ngân hàng mẹ trên cơ sở thành lập, góp vốn thành lập hàng loạt các Công ty /ngân hàng trực thuộc ở trong và ngoài nước và con đường ngoại sinh thông qua việc mua lại, sáp nhập, hợp nhất các Công ty /ngân hàng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để mở rộng phạm vi, thâu tóm thị trường.
2.2. Một số mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng trên thế giới
Trên thế giới, mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng ở các khu vực và các nước cũng được thiết lập với các cấu trúc và hình thức khác nhau, dưới đây là mô hình của một số nước.
a) Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking)
Đây là mô hình tập đoàn ngân hàng xuất hiện sớm ở Anh và Mỹ với các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh cả của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. ở Mỹ, loại hình tập đoàn này là sản phẩm của Đại luật Glass – Steagall Act of 1933. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đã xuất hiện và tồn tại sự phân định giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Mặc dù cho đến thời điểm hiện nay, ở châu Âu, việc phân định ranh giới giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư đã không còn, tuy nhiên cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng toàn cần năm 2008 diễn ra, vẫn còn một lượng lớn các ngân hàng đầu tư thuần tuý. Vì vậy, các ngân hàng lớn thường có xu hướng hoạt động như những ngân hàng toàn cầu trong khi một số tổ chức nhỏ hơn lại tập trung vào việc phát triển thành những ngân hàng thương mại chuyên biệt hoặc như là những ngân hàng đầu tư. Điều này đặc biệt đúng tại một số quốc gia với kiểu ngân hàng truyền thống lục địa Châu Âu. Những ví dụ điển hình của những ngân hàng toàn cầu là Deutsche Bank của Đức, UBS và Credit Suisse của Thuỵ Sĩ (6).
b) Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần túy (holding company)
Trong mô hình này, một công ty mẹ sở hữu cổ phần của các Công ty /ngân hàng con; công ty mẹ chủ yếu thực hiện hoạt động đầu tư tài chính và chịu trách nhiệm quản lý các công ty con trên từng lĩnh vực. Các công ty mẹ thường có ưu điểm là có thể giảm thiểu rủi ro cho các chủ sở hữu, cho phép sở hữu và kiểm soát số lượng các công ty khác nhau. Tại Mỹ, có đến 80% trở lên số chứng khoán biểu quyết phải được nắm giữ trước thuế lợi tức trong khi có thể yêu cầu miễn thuế đối với cổ tức. Đôi khi một công ty có ý định trở thành một công ty mẹ thuần tuý sẽ tự định danh mình bằng cách thêm các từ như “Holdings” hoặc “ (Holdings)” vào tên của nó. Cũng tại Mỹ, là một là trong những công ty thương mại đại chúng lớn nhất; công ty này sở hữu một vài công ty bảo hiểm, các thương nhân sản xuất; các nhà bán lẻ và các loại công ty khác. Hai công ty mẹ thuần tuý khác là và, các công ty thương mại đại chúng mà mục đích chính của chúng là sở hữu toàn bộ và . Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, ta có thể thấy mô hình này hiện diện ở Tập đoàn CitiGroup, HSBC… Các cổ đông của công ty mẹ không trực tiếp quản lý những hoạt động của các công ty con. Với ưu thế rủi ro của lĩnh vực này không ảnh hưởng đến lĩnh vực khác, mô hình này đặc biệt phổ biến ở những tập đoàn tài chính quốc tế, ở Mỹ và cũng đã được cho phép ở Nhật Bản (7). Bên cạch mô hình Công ty mẹ sở hữu vốn thuần túy thì còn có mô hình Công ty mẹ là Ngân hàng. Hiện nay, theo thông tin tính đến ngày 31/03/2009 của Trung tâm Thông tin quốc gia của Hoa Kỳ thì tại Mỹ có 50 định chế tài chính được tổ chức theo mô hình “Bank Holding Company” (8).
Ví dụ: Điển hình là Tập đoàn Tài chính – ngân hàng Citigroup (9)
Citigroup là tập đoàn ngân hàng đa quốc gia, được hình thành thông qua việc hợp nhất giữa Citicorp và Travelers Insurance, bao gồm nhiều công ty khác nhau, từ tín dụng thương mại đến hỗ trợ tiêu dùng, môi giới đến bảo hiểm. Citigroup có trụ sở chính tại New York với công ty mẹ là Citibank. Ngân hàng này đã mở chi nhánh đầu tiên tại Luân Đôn (năm 1902) và Buenos Aires (năm 1914), các hoạt động quốc tế của ngân hàng phát triển mạnh trong những năm 1920-1940 (khoảng 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại gần 100 nước trên thế giới). Năm 1955, Citibank sáp nhập với First National (New York) để trở thành một tổ hợp lớn với tên gọi First National City Bank. Năm 1968, ngân hàng này cải tổ để trở thành một công ty mẹ (holding company) và hình thành tập đoàn ngân hàng dưới tên gọi là First National City Corp (năm 1974 đổi tên thành Citicorp), trọng tâm là các dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ. Citibank là ngân hàng đầu tiên lắp đặt máy rút tiền tự động ATM (năm 1977) với trên 500 máy tại New York. Trong những năm 80, Citibank đã mua lại một số tổ chức tài chính ở San Francisco, Chicago, Miami, Washington DC và năm 1998 sáp nhập với Travelers Group (công ty kinh doanh thẻ nổi tiếng) để trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng đứng đầu thế giới. Doanh thu năm 2007 đạt 81, 7 tỷ đôla Mỹ, lợi nhuận ròng đạt 3, 62 tỷ đô la Mỹ.
2.3. Phác thảo mô hình Tập đoàn Tài chính – ngân hàng Việt Nam
Như thành quy luật, việc hình thành mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng là một xu thế tất yếu xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của mỗi ngân hàng, định chế tài chính trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, do đó, cũng như sự trưởng thành của một đứa trẻ, mỗi giai đoạn lớn lên sẽ cần phải có “chiếc áo” đủ rộng, đáp ứng và thích nghi. Từ trước đến nay, mô hình Tập đoàn Tài chính – ngân hàng ở Việt Nam dường như vẫn còn là cá biệt, chỉ mới có một ngân hàng tự nhận là tập đoàn, trong khi thực tế thì rất nhiều ngân hàng đã có hàng loạt Công ty kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, phi tài chính trực thuộc. Một số ngân hàng thương mại cổ phẩn cũng đã có đủ điều kiện, có đủ các nhân tố cần thiết như quy mô, quản trị, thương hiệu, nguồn nhân lực… để đáp ứng kinh doanh nhiều mảng khác nhau của hoạt động tài chính (góp vốn, thành lập các Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm, Công ty Quản lý quỹ, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm…) và phi tài chính (Công ty bất động sản Ngân hàng, Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng công trình, hạ tầng giao thông, Công ty kinh doanh vàng bạc…) nhưng vẫn chưa chính thức tuyên bố là Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng.
Vừa qua, theo Báo cáo đính kèm Dự thảo 8 Luật các Tổ chức tín dụng (LTCTD), tại Mục III.2 đã đưa ra hai loại ý kiến về viêc đưa mô hình Tập đoàn Tài chính – ngân hàng vào trong Dự thảo Luật TCTD, theo đó: (i) Loại ý kiến thứ nhất cho rằng Luật TCTD cần có quy định về tập đoàn ngân hàng là mô hình nhóm công ty được tổ chức dưới hình thức công ty mẹ – công ty con (phù hợp với quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp). Theo đó, tập đoàn ngân hàng bắt buộc phải có công ty mẹ hoặc công ty con là ngân hàng với phạm vi hoạt động của tập đoàn chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư). Mô hình này đã tồn tại trên thực tiễn và đang được một số ngân hàng thương mại xây dựng đề án để trình Chính phủ cho phép thực hiện. Do đó, việc bổ sung quy định về tập đoàn ngân hàng là cần thiết để hạn chế hoạt động đầu tư chéo, lạm dụng mối quan hệ sở hữu, quản trị, điều hành của mô hình tập đoàn, gây mất an toàn cho hoạt động của ngân hàng trong tập đoàn. (ii) Loại ý kiến thứ hai cho rằng, Luật TCTD không nên điều chỉnh mô hình tập đoàn ngân hàng vì thực tế mô hình tập đoàn đang được thí điểm thực hiện, chưa có tính ổn định không nên đưa vào Luật TCTD mới. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là nhất trí với loại ý kiến thứ hai, “theo đó, Luật TCTD mới không quy định về “tập đoàn ngân hàng”. Nhưng để hạn chế rủi ro tiềm tàng cho hoạt động của ngân hàng trong tập đoàn ngân hàng, Luật TCTD cần có quy định kiểm soát an toàn hoạt động của các công ty và ngân hàng có quan hệ sở hữu, thông qua việc kiểm soát hoạt động sở hữu chéo và hoạt động đầu tư trong nhóm các công ty, ngân hàng này” (10).
Tuy nhiên, qua nghiên cứu mô hình tổ chức về Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn tài chính – ngân hàng nói riêng, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến thứ nhất, nên đưa vào dự thảo vì một số lý do sau:
(i) Về mặt thực tiễn: Việc đưa khái niệm Tập đoàn Tài chính – ngân hàng vào trong Luật TCTD sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển nội tại của chính các định chế tài chính, các ngân hàng, đồng thời phù hợp xu thế hội nhập và phát triển trên thế giới. Mặt khác, theo quy luật phát triển tự thân của các ngân hàng, việc hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng trở thành một xu thế khách quan. Do đó, đã trong thời gian vừa qua, một số ngân hàng cũng đã tự tuyên bố hình thành tập đoàn ngân hàng hoặc thành lập bộ phận nghiên cứu cơ chế hoạt động của tập đoàn khi quy mô Ngân hàng đã phát triển với số lượng Công ty trực thuộc, Công ty liên kết hoạt động cả trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính.
(ii) Về mặt pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2005 là luật gốc cho các loại hình doanh nghiệp hoạt động, một khi luật doanh nghiệp đã quy định cụ thể vấn đề tập đoàn kinh tế thì việc đưa vào khái niệm Tập đoàn Tài chính – ngân hàng là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được sự phát triển của ngành ngân hàng, sự lớn mạnh và tính cạnh tranh của ngân hàng trong nước trước trước các Tập đoàn Tài chính – ngân hàng trên thế giới đã và đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam và khu vực. Bên cạnh đó, với các quy định của Luật TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phép các ngân hàng thương mại được thành lập các công ty trực thuộc để kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tài chính, tài chính, bảo hiểm, kiều hối, quản lý tài sản, chứng khoán, quỹ đầu tư, góp vốn, liên doanh liên kết với các định chế tài chính, công ty hoạt động phi tài chính khác để tạo ra hàng loạt công ty con, công ty cháu, công ty liên kết. Bên cạnh đó, các quy định trong Luật Cạnh tranh (cơ chế tập trung kinh tế, kiểm soát độc quyền), Luật Chứng khoán (cơ chế góp vốn, mua cổ phần), Luật Đầu tư (cơ chế đầu tư dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất…) đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho phép các tổ chức tín dụng được góp vốn, mua bán, sáp nhập, hợp nhất với các ngân hàng khác, được đầu tư, góp vốn vào trong các tổ chức phi tài chính khác.
Chú thích:
(1) http://en.wikipedia.org/wiki/Cartel.
(2) http://en.wikipedia.org/wiki/Consortium.
(3) Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở nước ta có cơ chế pháp lý riêng, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng của Tập đoàn, hoạt động như một Công ty lớn. Hiện nay, đã có một số loại Tập đoàn kinh tế kiểu nay như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính viễn thông… Việc xác định tập đoàn kinh tế nhà nước là một thực thể pháp lý, có tư cách pháp nhân dường như không phù hợp với thông lệ quốc tế chỉ chấp nhận tư cách pháp nhân của các Công ty trong tập đoàn mà không chấp nhận tư cách pháp nhân của các nhóm Công ty trong tập đoàn. Mặc khác, việc hình thành các Tập đoàn kinh tế nhà nước có tư cách pháp nhân dường như chỉ là “nâng cấp” của mô hình Tổng Công ty Nhà nước, trong khi đó Luật Doanh nghiệp 2005 xác định rất rõ là Tập đoàn không có tư cách pháp nhân.
(4) Bài “Tập đoàn kinh tế tư nhân – cần sự thừa nhận pháp lý” trên TBKTSG số 22/2007 là một ví dụ.
(5) http://en.wikipedia.org/wiki/Bank_holding_company.
(6) http://en.wikipedia.org/wiki/Universal_bank.
(7) http://en.wikipedia.org/wiki/Holding_company.
(8) http://www.ffiec.gov/nicpubweb/nicweb/Top50Form.aspx.
(9) http://www.citigroup.com/citi/homepage/.
(10) Dự thảo 8 và Báo cáo tổ soạn thảo: http://www.sbv.gov.vn/vn/thaoluan/luat_ctctd.jsp.
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ
Trích dẫn từ:
http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/mot-so-khia-canh-phap-ly-ve-mo-hinh-tap-111oan-tai-chinh-ngan-hang
Chia sẻ:
- Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Tumblr (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấp để chia sẻ trên WhatsApp (Mở trong cửa sổ mới)
- Thêm
- Bấm để chia sẻ lên Reddit (Mở trong cửa sổ mới)
Thích điều này:
Đang tải...Related
Filed under: 2. Chủ thể kinh doanh |
« CẦN CẢNH GIÁC RỦI RO PHÁP LÝ VỀ GIAO DỊCH CHO VAY TIỀN MẶT BẰNG NGOẠI TỆ TRANH CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ: TRỔ CỬA SỔ SANG NHÀ HÀNG XÓM, BIẾT SAI NHƯNG KHÔNG DỄ BỊT! »Gửi phản hồiHủy
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Cập nhật thông tin qua Thư điện tử
Địa chỉ thư điện tử (email)
Theo dõi
Tham gia cùng 5.315 người đăng ký khác-
Học để tích lũy giá trị bản thân;
Học để hiểu cuộc sống có thể không công bằng, nhưng kẻ vô lại nhất cũng phải được tiếp cận công lý;
Học để có niềm tin, để hoàn thiện không ngừng những gì với mình là đúng;
Học để biết cách chấp nhận thất bại và hiểu chiến thẳng phải đến từ đẳng cấp.
-
VỀ NGƯỜI VIỆT, ĐẤT VIỆT
Paul Giran – Tham biện, Phụ trách công việc Hành chính dân sự của Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1901
Tổng kết, không có khả năng quan niệm những ý tưởng quá trừu tượng, tinh thần của họ chỉ có thể vận dụng được khi có sự hiện diện của những chủ thể có thực, người An Nam không có năng lực để cảm nhận những cảm nghĩ quá phức tạp.
Nguồn: Paul Giran “Tâm lý người An Nam”, NXB: Nhã Nam – Hội Nhà văn Việt Nam.
-
Ý KIẾN CHUYÊN GIA
ALAIN LACABARATS – Chánh tòa, Tòa Phúc thẩm Paris, Cộng hòa Pháp
Tôi có thể hiểu được những khó khăn hiện nay của Việt Nam.
Nhận xét thứ nhất là, phải xem xét lại hệ thống lý luận về các ngành luật.
Nhận xét thứ hai là, tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, ở Việt Nam, tồn tại một Luật Hôn nhân và Gia đình riêng biệt với Bộ luật Dân sự, quy định về hôn nhân, gia đình là các quy định cơ bản đến mức phải nằm trong Bộ luật dân sự. Có thể các bạn có lý do để làm như vậy, nhưng dù sao là một luật gia Pháp, tôi vẫn rất ngạc nhiên khi thấy các bạn có luật riêng về lĩnh vực này.
Nhận xét cuối cùng là, thẩm phán (ở Việt Nam) không có quyền giải thích pháp luật. Tôi nghĩ rằng, thẩm phán không thể áp dụng pháp luật mà không giải thích nó, vì khi đọc bất cứ một văn bản pháp luật nào, chúng ta cũng đều nhận thấy rằng, không thể áp dụng văn bản đó một cách cơ học mà không có giải thích đó chính là trách nhiệm của thẩm phán. Tất nhiên, việc giải thích pháp luật cũng phải có giới hạn vì không thể lấy cớ là giải thích pháp luật để bóp méo một văn bản pháp luật nào đó. Tóm lại, tôi cho rằng, không thể áp đặt thẩm phán áp dụng pháp luật một cách thuần túy mà không có quyền giải thích pháp luật”.
Nguồn: Hội thảo “Bộ luật Dân sự sửa đổi”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 28-30/10/2002.
More >>>
-
TRANG THÔNG TIN ĐANG ĐƯỢC KHẮC PHỤC LỖI KỸ THUẬT, CÓ THỂ GÂY KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRA CỨU, MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM.
Website Cơ quan Tư pháp
- 1. Bộ Tư pháp
- 10. Sổ tay Thẩm phán trực tuyến
- 2. Cục Đăng ký Quốc gia GDBĐ
- 3. Đăng ký trực tuyến giao dịch, tài sản
- 4. Tòa án nhân dân tối cao
- 5. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
- 6. CSDL Quốc gia về văn bản pháp luật
- 7. Bản án, quyết định của Tòa án
- 8. Án lệ
- 9. Khởi kiện trực tuyến
Website Giảng viên luật
- 1. Chia sẻ Thông tin Luật học
- 2. Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
- 4. Luật Tài chính
- 6. Nhà nước và pháp luật
Website Đào tạo & Nghiên cứu KHPL
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Luật TPHCM
Websites Thông tin KT - XH - Pháp lý
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
- Tạp chí Kiểm sát
- Tạp chí Tòa án nhân dân
- Từ điển kinh tế học Anh – Việt
Thư giãn
THẢO LUẬN
Dịch vụ Công chứng on LUẬT TÀI SẢN trước thử thách s… Duong Nguyen on MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP L… Luật Nam Sơn on MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP L… landviet on SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013: Qua… landviet on XÁC ĐỊNH VIỆC GÓP VỐN và giấy… landviet on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ… landviet on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ… landviet on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ… lê khắc huy on CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ… Ngọcquang on Khái quát về lịch sử ra đời, p… landviet on LUẬT ĐẤT ĐAI đã công bằng với… Hùng on KỸ NĂNG CHUẨN BỊ HỒ SƠ B… Hùng Nguyễn on SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013: Qua… Hùng on LUẬT ĐẤT ĐAI đã công bằng với… Hùng Nguyễn on HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘ… Số lượt truy cập
- 29.764.507 hits
Who's Online
40 visitors online now22 guests, 18 bots, 0 membersOther languages (for reference purposes only)
-
Linkedln Facebook Twitter
WP Designer.
HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vnKhám phá thêm từ THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.
Nhập email của bạn…
Theo dõi
Tiếp tục đọc
Go to mobile version %dTừ khóa » Ví Dụ Khía Cạnh Pháp Lý
-
Hiểu Như Thế Nào Về Các Khía Cạnh Của Trách Nhiệm Xã Hội? - Isocert
-
Pháp Lý Là Gì ? Đặc điểm Của Pháp Lý Là Gì ? Cho Ví Dụ
-
Các Khía Cạnh Của TNXH (Các Nghĩa Vụ Trong Trách Nhiệm Xã Hội ...
-
Bàn Về Khía Cạnh Pháp Lý Khi Cơ Quan Hành Chính NN Cấp Trên Uỷ ...
-
đề Tài Vấn đề Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp | Xemtailieu
-
Nhận Diện Khía Cạnh Pháp Lý Của Biện Pháp Bảo Lưu Quyền Sở Hữu ...
-
Pháp Lý Là Gì? Một Vài Khái Niệm, định Nghĩa Có Liên Quan Về Pháp Lý?
-
Ví Dụ Các Khía Cạnh Của Trách Nhiệm Xã Hội - Blog Của Thư
-
Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Chánh Phúc
-
KHÍA CẠNH PHÁP LÝ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Pháp Lý Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
[11] Khía Cạnh Thực Tiễn Trong Vai Trò Tư Vấn Pháp Lý Cho Chính Phủ
-
Đề Tài: Đạo đức Kinh Doanh ở Các Doanh Nghiệp Hiện Nay, 9 ĐIỂM!
-
Bàn Về Khía Cạnh Pháp Lý Khi Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Trên ...