Ví Dụ Các Khía Cạnh Của Trách Nhiệm Xã Hội - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Doanh nghiệp là gì?
- Trách nhiệm xã hội là gì?
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
- Lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội?
Ngày nay, bên cạnh việc phát triển về quy mô, doanh thu, lợi nhuận, thì các doanh nghiệp cần phải chú trọng vào hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) để có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, khái niệm này còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Vậy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?. Sau đây, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin hữu ích về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.
>>>>> Tham khảo: Corporate social responsibility là gì?
Doanh nghiệp là gì?
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Doanh nghiệplà tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Từ khái niệm trên có thể thấy doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh việc chú trọng doanh thu, lợi nhuận, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Microsoft, Unilever,.còn đóng góp rất nhiều cho sự phát triển về văn hóa, đạo đức,cho xã hội và đang là những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?, chúng tôi xin đưa ra những phân tích sau đây.
Trách nhiệm xã hội là gì?
Tuy trách nhiệm xã hội đã được đưa vào các quy định của pháp luật Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về trách nhiệm xã hội là gì?.
Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn có thể thấy trách nhiệm xã hội là các cam kết của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội. Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cá nhân, tổ chức không chỉ khẳng định được vị thế, uy tín của mình với toàn thể xã hội mà còn thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng, từ đó giúp thúc đẩy quy mô, phạm vi kinh doanh của cá nhân, tổ chức đó.
Trách nhiệm xã hội thường bao gồm: bảo vệ môi trường; bảo vệ văn hóa cộng đồng; đóng góp cho cộng đồng xã hội; thực hiện tốt trách nhiệm của công dân trong xã hội; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác trong xã hội,
Như vậy, có thể thấy trách nhiệm xã hội là tổng thể các hoạt động liên quan đến con người (bao gồm cá nhân, tổ chức trong cộng đồng và cá nhân, tổ chức khác ngoài cộng đồng) và các yếu tố khác cấu thành sự tồn tại và phát triển của xã hội (bao gồm môi trường, văn hóa,)
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
Từ khái niệm trách nhiệm xã hội là gì?, có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông thường được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Khía cạnh kinh tế
Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với đối tác và các bên liên quan trong hoạt động kinh doanh.
+ Đối với người tiêu dùng: doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội và đảm bảo chất lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ khâu sản xuất đến tận tay người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự an toàn, thông tin về sản phẩm đồng thời phải kinh doanh với mức giá phù hợp với điều kiện kinh tế của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.
+ Đối với người lao động, phải đảm bảo chất lượng cuộc sống và cải thiện sức khỏe cho người lao động và tăng khả năng cạnh tranh quốc gia. Trách nhiệm này của doanh nghiệp được thể hiện qua việc đóng bảo hiểm cho người lao động; trả phụ cấp hoặc trợ cấp theo đúng quy định của pháp luật,
+ Đối với đối tác, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vu này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, lợi nhuận đầu tư,
Khía cạnh pháp lý
Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định pháp luật liên quan đến việc cạnh tranh công bằng, bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái,Đây là cơ sở rất quan trọng để doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình.
Khía cạnh đạo đức
Doanh nghiệp phải trả lương thỏa đáng và công bằng cũng như tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo và môi trường làm việc sạch sẽ để nâng cao năng suất và chất lượng lao động.
Khía cạnh nhân văn
Doanh nghiệp phải đóng góp cho xã hội thông qua việc nâng cao năng lực lãnh đạo của nhân viên và phát triển nhân cách, đạo đức của người lao động, từ đó góp phần giữ gìn, phát huy văn hóa của công ty đồng thời thúc đẩy sự văn minh của xã hội.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã hội nhằm tạo sự phát triển kinh tế cho xã hội.
Lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Sự tồn tại và phát triển ổn định, bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào trong xã hội phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người và môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vì vậy, việc thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp:
-Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty cũng như mở rộng quy mô kinh doanh cũng như làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
-Thu hút nguồn lao động giỏi, có năng lực nhằm tăng năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt. Ngoài ra, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội còn giúp doanh nghiệp giữ chân được những nhân viên có chuyên môn, góp phần khằng định sức mạnh mềm của doanh nghiệp.
-Giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý trong công ty và các trách nhiệm khác trong xã hội.
-Đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp.
-Được hưởng các ưu đãi trong hoạt động kinh doanh từ nhà nước như: ưu đãi về thuế quan, ưu đãi về việc thuê đất, sử dụng đất,
Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội?
Mặc dù nhận thức được vai trò to lớn của trách nhiệm xã hội mang lại cho doanh nghiệp nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn xem trách nhiệm xã hội như là một hoạt động từ thiện, một gánh nặng tốn kém chứ không phải là trách nhiệm.
Tuy nhiên, với mục tiêu hướng tới một môi trường kinh doanh công bằng, ổn định và bền vững, bất kỳ tổ chức kinh tế thế giới hoặc xuất khẩu sản phẩm đều phải tuân thủ các chính sách về trách nhiệm xã hội như: bảo vệ môi trường, sản phẩm là an toàn đối với người tiêu dùng, có chính sách tôn trọng và đảm bảo lợi ích cho người lao động, Trong quy định pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, trách nhiệm xã hội thậm chí còn được coi là điều kiện để kinh doanh của một doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp càng thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.
Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào gia tăng năng suất, doanh thu, lợi nhuận mà không thực hiện trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp sẽ có thể đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật vì các tiêu chí trên đều được quy định trong pháp luật.
Tuy nhiên, đôi khi sự trừng phạt lớn nhất đối với doanh nghiệp chính là việc bị người tiêu dùng và cộng đồng quay lưng, thái độ tiêu cực thậm chí là tẩy chay. Và ngày nay, khủng hoảng truyền thông và xử lý khủng hoảng cho doanh nghiệp đã trở thành một bài toán khó khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh sẵn sàng làm tốt hơn để đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp bạn.
Do đó, việc giữ gìn hình ảnh trước công chúng nói chung và khách hàng nói riêng chính là nhiệm vụ hàng đầu của trách nhiệm xã hội.
Nhận thức được vai trò trên nên nhiều doanh nghiệp hiện nay bên cạnh việc phát triển về quy mô, doanh thu, lợi nhuận, thì họ đang rất chú trọng vào hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) để có thể phát triển bền vững, thậm chí CSR được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Công ty Hindustan lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ vào những năm 70 của thế kỷ XX, công ty chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cũng cấp sữa bò từ địa phương và do vậy công ty đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này gồm đào tạo nông dân các chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và lập một Ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương do đó số lượng hành cung cấp số lượng sữa bò cung cấp trên thị trường đã tăng gấp 400 lần, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và trở thành những chi nhánh kinh doanh lãi nhất của tập đoàn.
Từ những phân tích trên, có thể thấy trách nhiệm xã hội có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thực hiện tốt nghĩa vụ trên để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
>>>>> Tham khảo: Thành lập Doanh nghiệp
Từ khóa » Ví Dụ Khía Cạnh Pháp Lý
-
Hiểu Như Thế Nào Về Các Khía Cạnh Của Trách Nhiệm Xã Hội? - Isocert
-
Pháp Lý Là Gì ? Đặc điểm Của Pháp Lý Là Gì ? Cho Ví Dụ
-
Các Khía Cạnh Của TNXH (Các Nghĩa Vụ Trong Trách Nhiệm Xã Hội ...
-
Bàn Về Khía Cạnh Pháp Lý Khi Cơ Quan Hành Chính NN Cấp Trên Uỷ ...
-
Một Số Khía Cạnh Pháp Lý Về Mô Hình Tập đoàn Tài Chính – Ngân Hàng
-
đề Tài Vấn đề Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp | Xemtailieu
-
Nhận Diện Khía Cạnh Pháp Lý Của Biện Pháp Bảo Lưu Quyền Sở Hữu ...
-
Pháp Lý Là Gì? Một Vài Khái Niệm, định Nghĩa Có Liên Quan Về Pháp Lý?
-
Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Chánh Phúc
-
KHÍA CẠNH PHÁP LÝ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Pháp Lý Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
[11] Khía Cạnh Thực Tiễn Trong Vai Trò Tư Vấn Pháp Lý Cho Chính Phủ
-
Đề Tài: Đạo đức Kinh Doanh ở Các Doanh Nghiệp Hiện Nay, 9 ĐIỂM!
-
Bàn Về Khía Cạnh Pháp Lý Khi Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Trên ...