Một Số Quy Tắc An Toàn Phòng Thí Nghiệm - Visitech

Lượt xem: 1.992

Ngày nay việc phát triển các phòng thí nghiệm ngày càng nhanh nhiều đơn vị đã bỏ qua các nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc hiểu và áp dụng các quy tắc đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm là rất quan trọng bất kể là phòng lab nhỏ hay là lơn. Việc này sẽ đảm bảo sức khỏe cho chính nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ trình bày một số quy tắc để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Xem thêm bài viết tiêu chuẩn thiết kế phòng thí nghiệm

Tại sao cần an toàn phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro do tiếp xúc với vật liệu ăn mòn và độc hại, dung môi dễ cháy, khí độc, hóa chất dễ nổ hay vi sinh vật nguy hiểm. Vì vậy nên luôn cần sự cẩn thận và tuân thủ các hướng dẫn an toàn theo quy định sẽ giúp tránh các rủi ro trong phòng thí nghiệm.

An toàn trong phòng thí nghiệm nên đến một cách tự nhiên và trở thành thói quen của người làm việc trong đó. Hãy nhớ rằng bạn chịu trách nhiệm về sự an toàn của chính mình cũng như sự an toàn của những người khác khi họ làm việc xung quanh bạn.

Quy định phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo thông tư 04/2018/TT-BYT

Cũng như các lĩnh vực khác thì các phòng thí nghiệm cũng cần có một bộ quy định để thống nhất các hệ thống quy tắc, có một bộ khung tiêu chuẩn để có thể áp dụng và đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm.Đối tượng áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt phòng thí nghiệm này rất đa dạng như: các cơ sở thử nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cơ sở thử nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế, các phòng thí nghiệm yêu cầu đạt chuẩn trong thực phẩm, sinh học,… Thông tư 04/2018/TT-BYT được bộ Y tế đưa ra nhằm mục đích này, đây được xem như là một quy chuẩn trong an toàn trong phòng thí nghiệm.

Các quy tắc của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn hiện nay

Để đảm bảo an toàn thì mọi người làm việc trong phòng thí nghiệm đều phải được đào tạo và kiểm tra về nội quy an toàn lao động, nắm vững các quy trình, quy phạm kỹ thuật và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Bằng cách mỗi người chỉ làm việc theo đúng chức năng của bản thân, giữ gìn vệ sinh và tuân thủ các quy định đã được đặt ra của phòng thí nghiệm. Phải đọc kỹ tài liệu liên quan đến thí nghiệm mình sẽ thực hiện, hiểu rõ mọi chi tiết của thí nghiệm trước lúc làm và lường trước các sự cố có thể xảy ra để chủ động phòng tránh, đây như là một cách dự đoán rủi ro và có hành động khắc phục sớm. Tiến hành thí nghiệm thì cần độ tập trung cao, cẩn thận quan sát và ghi chép kĩ các số liệu để đảm bảo thí nghiệm được hoàn thành và có kết quả tốt. Sau giờ làm việc phải tiến hành vệ sinh và ngắt các nguồn điện cần thiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng tiếp theo tránh hư hỏng phòng thí nghiệm. Lưu ý khi thiết kế phòng lab

Ngoài những quy định chung nêu trên thì mỗi phòng lab tùy theo tính chất chuyên môn thì sẽ có thêm các quy định riêng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trong phòng. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số đặc trưng của từng nhóm phòng thí nghiệm để bạn có cái nhìn khái quát hơn.

Nội quy phòng thí nghiệm hóa học

Phòng thí nghiệm hóa học có chứa rất nhiều loại chất độc bao gồm chất độc bao gồm chất dễ bay hơi, các loại khí độc hoặc các loại chất dễ cháy. Vì vậy bạn cần có một kiến thức vững vàng trước khi thực hành thí nghiệm để có thể thực hiện và biết cách xử lý nếu trường hợp xấu xảy ra để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Một số lưu ý trong phòng thí nghiệm hóa học có thể được kể đến như:

  • Đầu tiên là luôn phải mặc các thiết bị bảo hộ trước khi vào khu vực thực hiện thí nghiệm.
  • Đối với làm việc có liên quan đến các chất độc hại như acid mạnh thì bạn cần phải có kiến thức thật chắc và bên cạnh đó là thao tác thí nghiệm tại các khu vực đúng quy định để đảm bảo sức khỏe.
  • Đối với các chất dễ cháy nổ thì bạn cần lưu ý đến vị trí thao tác và nhiệt độ phòng để đảm bảo an toàn nhất Bên cạnh đó bạn cần có hệ thống xử lý rác thải, chất thải như các loại phòng thí nghiệm khác, phân loại các chất thải có nguy cơ và xử lý đúng cách, đây là các vừa bảo vệ cho nhân viên phòng thí nghiệm và vừa bảo vệ môi trường.

Nội quy phòng thí nghiệm vật lý

Khác với phòng thí nghiệm hóa học thì phòng thí nghiệm vật lý sẽ ít thao tác với các chất độc hóa học hơn, nhưng bên cạnh đó sẽ thao tác với các đối tượng cơ học hay điện nhiều hơn.

Đây cũng là nhóm nguy cơ gây tai nạn cho người thực hiện thí nghiệm, cháy nổ phòng thí nghiệm cao, vì vậy cần phải tuân thủ các yêu cầu an toàn trước khi thực hiện thí nghiệm. Cũng giống như khi thực hiện thí nghiệm trong phòng lab hóa học thì phòng lab vật lý cũng cần đảm bảo các yêu cầu như vậy và đặc biệt là các yêu cầu liên quan đến điện. Xem thêm bài viết thi công phòng thí nghiệm

Nội quy phòng thí nghiệm trường học

Như bạn đã biết thì phòng thí nghiệm trường học thường không chứa các máy móc thiết bị quá nguy hiểm, tuy nhiên trong môi trường này thì đối tượng tham gia thí nghiệm chính là các bạn học sinh. Đây là một trong những nhóm đối tượng nguy cơ nhất, vì các bạn rất ham tìm hiểm và thử nghiệm những cái mới có thể ngoài phạm vi lý thuyết đã được học từ đó gây ra những sự cố không đáng có.

Đối với các phòng thí nghiệm này cần đề cao các quy định về đảm bảo an toàn, cần nhắc nhở thường xuyên về các nội quy trước và trong khi học tập tại phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó cần có thêm các biển/ bảng báo giúp nhận dạng các mối nguy để tránh việc tò mò, nhầm lẫn gây nguy hiểm ở các bạn học sinh. Xem thêm thiết kế phòng thí nghiệm trường học

Nội quy phòng thí nghiệm sinh học

Một trong số các phòng thí nghiệm có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài nhất là phòng thí nghiệm liên quan đến các vấn đề sinh học. Ở đây các nghiên cứu thường phải tiếp xúc với các đối tượng, mầm bệnh nguy hiểm, vì vậy cần phải đào tạo nội quy và các nguyên tắc xử lý sự cố cho các nhân viên phòng thí nghiệm một cách kỹ càng, hạn chế mức thấp nhất sự rò rỉ các mối nguy sinh học. Trong các phòng thí nghiệm này ngoài việc tuân thủ các quy định nghiêm ngặt khi thao tác thí nghiệm như phải có bảo hộ cá nhân, làm việc trong các tủ an toàn sinh học, tủ cấy vi sinh,… thì việc xử lý mẫu vật trước và sau khi thí nghiệm xong cũng rất quan trọng, vì đây là nhóm đối tượng dễ lây nhiễm nên cần phải xử lý kỹ trước khi đưa các chất thải ra môi trường.

Quy trình quản lý phòng thí nghiệm

Để có một phòng thí nghiệm có thể hoạt động hiệu quả thì không thể nào thiếu đi được các quy trình quản lý phòng thí nghiệm đúng đắn. Để làm được việc này thì cán bộ quản lý phòng thí nghiệm phải đảm bảo được các công việc như:

  • Tuyển dụng và đào tạo được các nhân viên phòng thí nghiệm có đủ năng lực để thực hiện thí nghiệm cũng như phải cung cấp các thông tin cần thiết, cung cấp tất cả tài liệu, thông tin và các thiết bị thí nghiệm cho nhân viên lab.
  • Thực hiện giám sát và kiểm tra hoạt động của các nhân viên phòng thí nghiệm định kỳ để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
  • Xem xét thái độ làm việc và khả năng làm việc của các thí nghiệm viên để có thể điều chỉnh và phân công công việc hợp lý hơn
  • Bên cạnh đó cần đánh giá hoạt động của hệ thống thiết bị trong phòng thí nghiệm để có thể hiệu chỉnh kịp thời

Từ khóa » Trình Bày An Toàn Sinh Học Trong Phòng Thí Nghiệm