Phòng Thí Nghiệm An Toàn Sinh Học Hoạt động Như Thế Nào?

ĐÓNG Nóng 24h 7
  • 20% số ca sốt xuất huyết liên quan đến biến đổi khí hậu 20% số ca sốt xuất huyết liên quan đến biến đổi khí hậu
  • TECHFEST 2024: Tăng cường kết nối công nghệ xanh TECHFEST 2024: Tăng cường kết nối công nghệ xanh
  • Xu hướng giảm lượng mưa có liên quan đến tốc độ đô thị hóa Xu hướng giảm lượng mưa có liên quan đến tốc độ đô thị hóa
  • Sản lượng lương thực toàn cầu tăng đều đặn trong 60 năm qua Sản lượng lương thực toàn cầu tăng đều đặn trong 60 năm qua
  • Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từ ​​trước đến nay Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từ ​​trước đến nay
  • Lượng nước ngọt toàn cầu giảm mạnh Lượng nước ngọt toàn cầu giảm mạnh
  • Để khoa học liên ngành không chỉ là một thuật ngữ thời thượng Để khoa học liên ngành không chỉ là một thuật ngữ thời thượng
  • Học đổi mới sáng tạo qua thiết kế dự án Học đổi mới sáng tạo qua thiết kế dự án
  • Hermann Staudinger: Người sáng lập ngành hóa học polymer Hermann Staudinger: Người sáng lập ngành hóa học polymer
  • Khi chuyển đổi số thành chuyển đổi xanh Khi chuyển đổi số thành chuyển đổi xanh
Tìm kiếm Trang chủ Khoa học

Các phòng thí nghiệm an toàn sinh học cho phép các nhà khoa học nghiên cứu các loại virus gây bệnh cao, phát triển các quy trình chẩn đoán và tạo ra vaccine đều có hệ thống an toàn đa cấp độ ngăn chặn mầm bệnh thoát ra ngoài môi trường.

Trước những tin giả gây hoang mang dư luận xã hội về việc “SARS-CoV-2 có thể do con người tạo ra” và “thoát ra từ một phòng thí nghiệm sinh học” ở Vũ Hán, nhiều tờ báo quốc tế đã đăng tải thông tin về cơ chế hoạt động của các phòng thí nghiệm sinh học để cung cấp thêm thông tin khách quan cho độc giả. Cụ thể, các phòng thí nghiệm an toàn sinh học cho phép các nhà khoa học nghiên cứu các loại virus gây bệnh cao, phát triển các quy trình chẩn đoán và tạo ra vaccine đều có hệ thống an toàn đa cấp độ ngăn chặn mầm bệnh thoát ra ngoài môi trường.Các nhà nghiên cứu mặc đồ bảo hộ với hệ thống cung cấp oxy từ bên ngoài đưa vào trong bộ bảo hộ.AIDS, MERS, SARS, cúm gia cầm, cúm lợn, Hendra, Lujo, Marburg, Lassa, Nipah, sốt xuất huyết Crimean-Congo, Ebola,… đều xuất hiện trong những thập kỷ qua. Hiếm khi có một năm nào đó trôi qua mà không phát hiện ra mầm bệnh mới gây bệnh nghiêm trọng ở người. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), các loại virus chưa được biết đến và một loạt các bệnh truyền nhiễm mới có thể lây truyền từ động vật sang người (zoonoses) có thể trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu.Do đó, đặc biệt cần tới các phòng thí nghiệm đặc biệt để xác định các mầm bệnh riêng và để phát triển các phương pháp chẩn đoán, trị liệu và sản xuất vaccine. Chẩn đoán nhanh chóng và đáng tin cậy trong các điều kiện an toàn cao cũng rất cần thiết nếu có nghi ngờ [mầm bệnh] đó là một cuộc tấn công khủng bố sinh học.Bốn cấp độ an toàn sinh họcVi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 4 nhóm nguy cơ, tương ứng đối với các phòng thí nghiệm hay cơ sở xét nghiệm cũng được phân loại thành 4 cấp độ sinh học là I, II, III, IV.Ở mức độ an toàn sinh học thấp nhất (cấp I), các biện pháp phòng ngừa chỉ bao gồm rửa tay thường xuyên với các thiết bị bảo vệ tối thiểu. Ở mức độ an toàn sinh học cao hơn, các quy định yêu cầu khắt khe hơn. Các cơ sở, thiết bị và quy trình làm việc phải đáp ứng khi xử lý các mầm bệnh này.An toàn sinh học cấp 3 (BSL-3) thường được sử dụng cho công việc nghiên cứu và chẩn đoán liên quan đến các vi khuẩn khác nhau có thể được truyền qua sol khí và / hoặc gây bệnh nặng. Đáng ngạc nhiên vì có vẻ các loại corona virus như SARS-COV-1, MERS-CoV và SARS-COV-2 hiện chỉ được phân loại ở BSL-3 (Nhóm nguy cơ 3: nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng thấp).Cấp độ an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) là mức phòng ngừa và bảo an toàn sinh học cao nhất. Nó phù hợp để nghiên cứu về các tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng truyền qua sol khí trong phòng thí nghiệm, gây ra các bệnh nghiêm trọng dẫn đến tử vong ở người, và không có vaccine hoặc phương pháp điều trị. Chúng bao gồm một số loại virus như Ebola, Marburg, Lassa và virus gây sốt xuất huyết Crimean-Congo (Nhóm nguy cơ 4: nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao). Các mầm bệnh khác được nghiên cứu, xử lý tại BSL-4 bao gồm virus Nipah, virus Hendra và một số flaviviruses.
Các phòng thí nghiệm BSL-4 là các đơn vị hoàn toàn độc lập, kín gió với nguồn cung cấp không khí, điện và nước riêng
Thế giới có những phòng thí nghiệm BSL-4 nào?Do các biện pháp bảo vệ phức tạp liên quan, chỉ có khoảng 50 phòng thí nghiệm BSL-4 trên toàn thế giới. Khoảng một tá trong số đó đặt ở Mỹ, tiếp theo là Vương quốc Anh với gần 10, Đức có bốn phòng thí nghiệm. Trung Quốc có 2 phòng thí nghiệm BSL-4, bao gồm Viện Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.Phòng thí nghiệm sinh học cấp 4 (trái) ở Viện nghiên cứu virus Vũ Hán. Đây là tâm điểm quan tâm sau khi một số tờ báo như Daily Mail, Fox news, Washington Post, nghi ngờ về khả năng virus xuất phát từ đây. Một số tờ như Vox, Dw dựa vào các báo cáo khoa học để phản bác rằng “không có bằng chứng nào cho thấy virus phát tán từ đây”. Tạp chí khoa học uy tín như Lancet đã từng đăng thư tòa soạn và ý kiến của mấy chục nhà khoa học phản bác tin đồn này vào hồi tháng 3/2020. Ảnh: Getty image.Phòng thí nghiệm BSL-4 an toàn như thế nào?Các phòng thí nghiệm BSL-4 được thiết kế để nghiên cứu và chuẩn đoán các mầm bệnh đe dọa đến tính mạng mà không gây nguy hiểm cho nhân viên hoặc cộng đồng nói chung. Vì lý do này, các phòng thí nghiệm như vậy được đặt ở một vị trí tách biệt, cấm những người không phận sự lai vãng. Ngoài ra còn có kiểm soát ra vào nghiêm ngặt, giám sát camera và các biện pháp bảo vệ khác.Các phòng thí nghiệm BSL-4 là các đơn vị hoàn toàn độc lập, kín gió, có nguồn cung cấp khí, điện và nước riêng, được bảo đảm đặc biệt để chống lại các lỗi kỹ thuật. Hệ thống an toàn đa cấp độ ngăn chặn mầm bệnh thoát ra môi trường. Áp suất không khí trong phòng thí nghiệm là âm, do đó nếu xảy ra rò rỉ, không khí sẽ không thể thoát ra ngoài. Ngoài ra, không khí chảy vào và thải ra được lọc qua bộ lọc HEPA để đảm bảo tinh khiết, và tất cả các sản phẩm thải và nước thải đều được bất hoạt hoàn toàn.Toàn bộ khí thải được khử khuẩn thông qua một quá trình lọc phức tạpTất cả các bức tường, trần và sàn của Phòng thí nghiệm BSL-4 được lót bằng vật liệu chống thấm, dễ lau chùi và các bề mặt phải chống được axit, kiềm và dung môi cũng như chất khử trùng. Các nhà khoa học bước vào và rời khỏi phòng thí nghiệm thông qua một loạt phòng đệm (chốt gió).Ai làm việc trong phòng thí nghiệm BSL-4?Chỉ số ít nhân viên được lựa chọn, có trình độ đặc biệt, được giám sát chặt chẽ và ra vào phòng thí nghiệm được hạn chế.Họ mặc những bộ đồ bảo vệ toàn thân bơm hơi với nguồn cung cấp không khí riêng. Để bảo vệ bàn tay, phải đeo hai đến ba đôi găng tay lên nhau, đôi ngoài cùng được gắn với bộ đồ bảo hộ.Vì luôn trong đồ bảo vệ toàn thân, nặng khoảng 10 kg (22 pounds), căng thẳng cả về thể chất và tâm lý, nên thời gian làm việc hàng ngày của mỗi nhà khoa học chỉ khoảng ba giờ.Chỉ những mầm bệnh thực sự cần thiết cho công việc nghiên cứu mới được lưu trữ trong phòng thí nghiệm và chỉ với số lượng rất nhỏ.Các mẫu máu, mô hoặc dịch nhiễm được xử lý trong một thiết bị gọi là tủ an toàn sinh học cấp cao nhất; các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm phải đặt tay vào găng tay cố định của tủ để tiếp cận với mẫu.Nguyên tắc bốn mắtVào cuối phiên làm việc, các tài liệu làm việc được đặt trong tủ khóa. Tất cả các dụng cụ đều được khử trùng trong nồi hấp tiệt trùng ở nhiệt độ và áp suất cao. Chất thải trong phòng thí nghiệm hoặc nước thải cũng được làm "bất hoạt", tức là các virus có thể dính vào hoặc chứa trong đó sẽ bị tiêu diệt.Trước khi rời phòng thí nghiệm, trước tiên nhân viên mặc đồ bảo hộ phải tắm bằng axit peracetic pha loãng hoặc các chất chống vi trùng tương tự để khử trùng. Sau đó, các nhân viên cởi đồ bảo hộ và tắm lại.Hai nhân viên thường làm việc cùng nhau, kiểm tra bộ đồ của họ xem có bị hư hại không và giúp nhau mặc cởi quần áo bảo hộ. Quá trình này mất từ ​​15 đến 30 phút.Nguồn:https://www.dw.com/en/coronavirus-how-do-biosafety-laboratories-work/a-53223810 Đức Phát dịch

TIN KHÁC

NASA chế tạo máy thở dành riêng cho bệnh nhân Covid-19

NASA chế tạo máy thở dành riêng cho bệnh nhân Covid-19

Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội hỗ trợ ngành y dược khử khuẩn

Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội hỗ trợ ngành y dược khử khuẩn

Sáng chế trong xu thế công nghệ xanh: Những giải pháp từ nhiều hướng tiếp cận

Sáng chế trong xu thế công nghệ xanh: Những giải pháp từ nhiều hướng tiếp cận

TIN TIÊU ĐIỂM

Máy gia tốc hạt nhỏ nhất thế giới

02/11

FDA chấp thuận thuốc uống điều trị COVID molnupiravir với nhiều điều kiện ràng buộc

27/12

Nuôi hàu trên giá thể vỏ xe có ảnh hưởng đến môi trường?

14/10

Bài toán đồng hóa dữ liệu và những thách thức của Việt Nam

19/03

Sự kiện

Môi trường và biến đổi khí hậu

Môi trường và biến đổi khí hậu

Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học

Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021

Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021

Chân dung nhà khoa học Việt

Chân dung nhà khoa học Việt

Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?

Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?

Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024

CHUYÊN MỤC

  • Sự kiện
  • Chính sách
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Khám phá
  • Sống - Khỏe
  • Địa phương
  • Ảnh - Clip
  • Khoa học quốc tế
  • Kết quả nghiên cứu mới

Từ khóa » Trình Bày An Toàn Sinh Học Trong Phòng Thí Nghiệm