Một Số Thông Tin Bạn Cần Biết Về Hiện Tượng Dị ứng - Medlatec

1. Dị ứng là gì?

Dị ứng xuất hiện khi có chất lạ vô hại tác động đến cơ thể và hệ miễn dịch tạo ra phản ứng đáp lại chúng. Các chất lạ này được xem là chất gây nên dị ứng (dị nguyên) gồm có nhiều loại như thực phẩm, phấn hoa và lông động vật,…

Hình ảnh dị ứng trên cơ thể bệnh nhân

Hình ảnh dị ứng trên cơ thể bệnh nhân

Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh ra các chất với tên gọi là kháng thể. Khi chúng ta tiếp xúc với dị nguyên sẽ sinh ra phản ứng với kháng thể dẫn đến tình trạng dị ứng chủ yếu là nổi mề đay, viêm mũi dị ứng,…

Tùy theo mức độ diễn tiến của bệnh người ta phân thành hai loại là dị ứng cấp tính (diễn ra khoảng 1 ngày hoặc < 6 tuần) và dị ứng mãn tính (diễn ra > 6 tuần).

2. Tác nhân gây nên dị ứng

Người ta đã chỉ ra một số tác nhân chủ yếu gây nên dị ứng như sau:

  • Phấn hoa, lông và vảy da của động vật.
  • Bụi bẩn trong không khí, nấm mốc.
  • Thực phẩm: lạc, hạt cây, lúa mì, cá, trứng,…
  • Côn trùng chích nhất là ong bắp cày.

Ong bắp cày là loài côn trùng chủ yếu gây ra bệnh

Ong bắp cày là loài côn trùng chủ yếu gây ra bệnh

  • Sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin và các nhóm thuốc tương tự.
  • Mủ cao su hoặc một số chất khác mà bạn tiếp xúc có thể khiến bạn dị ứng da.

3. Các giai đoạn phát triển của dị nguyên

Dị nguyên thâm nhập vào cơ thể chúng ta thông bằng 4 con đường chủ yếu đó là: hô hấp, tiêu hóa, da và đường tiêm. Có 3 giai đoạn phát triển của dị nguyên trong cơ chế dị ứng gồm có:

3.1. Giai đoạn mẫn cảm

Khi cơ thể tiếp xúc lần đầu tiên với dị nguyên sẽ tạo ra phản ứng tại tế bào miễn dịch lympho bào TH2. Tiếp theo, lympho bào TH2 sẽ kết hợp cùng những lympho bào khác (còn gọi là tế bào B) có nhiệm vụ sản sinh ra kháng thể.

Khi ấy, hệ miễn dịch sẽ sinh ra số lượng lớn kháng thể IgE lưu thông ở máu rồi kết nối cùng thụ thể IgE đặc hiệu. Kháng thể và thụ thể IgE sẽ tham gia vào những phản ứng viêm cấp tính.

3.2. Giai đoạn sinh hóa

Nếu cơ thể gặp phải tác nhân gây ra bệnh tương tự thì những chất này sẽ kết hợp cùng kháng thể IgE tại bề mặt của tế bào basophils hay mast. Khi có từ 1 phân tử IgE trở lên tương tác với dị nguyên sẽ tạo ra liên kết chéo của thụ thể IgE và Fc dẫn đến kích thích tế bào mast và basophils.

Các giai đoạn phát triển của dị nguyên

Các giai đoạn phát triển của dị nguyên

Kích thích này tiếp tục trải qua quy trình degranulation và thải ra histamine cùng các chất hóa học khiến các mô quanh đó bị viêm trung gian.

3.3. Giai đoạn sinh lý

Khi các hoạt chất trung gian được thải ra tạo nên các hiệu ứng như bài tiết chất nhầy, giãn mạch hay co cơ trơn,… Từ đó gây ra tình trạng ngứa mũi, sổ mũi, khó thở và có cả sốc phản vệ dẫn đến những tổn thương cho một số cơ quan về mặt tổ chức hay rối loạn chức năng. Biểu hiện cụ thể của tổn thương đó là bệnh lý về mặt lâm sàng: mề đay, hen suyễn, ban xuất huyết,…

4. Biểu hiện của dị ứng

Biểu hiện của bệnh tùy theo dị nguyên và những khu vực bị ảnh hưởng là mũi, da, hệ tiêu hóa, xoang,… Bệnh nhân sẽ có phản ứng dị nguyên khác nhau từ nhẹ đến nặng, một vài trường hợp có thể khiến người bệnh tử vong đó chính là sốc phản vệ. Một số biểu hiện thường gặp đó là:

4.1. Viêm mũi dị ứng

  • Nhảy mũi.
  • Ngứa ở mũi, mắt, vòm mũi.
  • Nghẹt và chảy nước mũi.
  • Chảy nước mắt, đỏ và sưng mắt.

4.2. Dị ứng thức ăn

  • Ngứa bên trong miệng.
  • Sưng tấy ở môi, lưỡi, cổ họng.
  • Xuất hiện mề đay.
  • Sốc phản vệ.

Biểu hiện của bệnh nhân bị dị ứng thức ăn

Biểu hiện của bệnh nhân bị dị ứng thức ăn

4.3. Dị ứng côn trùng đốt

  • Vết đốt sưng to.
  • Ngứa và nổi mề đay toàn cơ thể.
  • Ho, tức ngực, khó thở.
  • Sốc phản vệ.

4.4. Dị ứng thuốc

  • nổi mề đay.
  • Có phát ban.
  • Ngứa ngáy ở da.
  • Sưng mặt.
  • Sốc phản vệ.

4.5. Viêm da dị ứng

  • Ngứa ngáy.
  • Nổi mụn nước.
  • Có vảy hoặc tróc vảy.
  • Sốc phản vệ.

5. Một số biện pháp chẩn đoán dị ứng

5.1. Test lẩy da

Test lẩy da là biện pháp chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh, tìm ra vết nhỏ trên da để quan sát phản ứng đáp ứng sau khi được lẩy ra. Người ta sẽ dùng một cây kim nhỏ trong đó có 1 ít dị nguyên dùng để test cho bệnh nhân.

Đây là biện pháp chẩn đoán về mặt lâm sàng xem xét mức độ mẫn cảm của bệnh nhân với 1 dị nguyên. Test được tiến hành bằng cách đưa vào da 1 hoặc nhiều dị nguyên rồi quan sát kích thước, đặc điểm của các nốt phù cũng như phản ứng viêm tại chỗ.

Nếu cơ thể có đáp ứng lại bằng 1 vết đỏ, mề đay hoặc sốc phản vệ thì được xem là người bệnh mẫn cảm với dị nguyên đã test. Một số xét nghiệm kết hợp với mục đích xác định sự gây bệnh ở dị nguyên.

5.2. Xét nghiệm Panel dị ứng

Với phương pháp xét nghiệm này có thể xác định đồng thời từ 60 - 107 dị nguyên thường gặp trên cùng 1 mẫu xét nghiệm như: mạt bụi, bụi bẩn, lông thú cưng, vừng, phấn hoa, thực phẩm,…

Xét nghiệm Panel có thể tiến hành dễ dàng không cần bệnh nhân nhịn ăn uống

Xét nghiệm Panel có thể tiến hành dễ dàng không cần bệnh nhân nhịn ăn uống

Xét nghiệm Panel được tiến hành chỉ với 1 lần lấy mẫu vào bất cứ thời gian nào trong ngày và không cần phải nhịn ăn uống như các xét nghiệm thường gặp. Do đó bệnh nhân có thể thoải mái đi kiểm tra vào bất kỳ thời điểm nào. Với kết quả mà xét nghiệm Panel mang lại, bệnh nhân sẽ dễ dàng đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và đưa ra một số lời khuyên giúp bệnh nhân phòng ngừa được các dị nguyên gây bệnh.

5.3. Test huyết thanh

Test này được tiến hành bằng cách dùng huyết thanh của bệnh nhân tiêm ngược vào da của họ. Xét nghiệm này giúp xác định được tình trạng bệnh mề đay tự phát. Test huyết thanh chỉ được áp dụng cho bệnh nhân nổi mề đay hơn 6 tuần mà không thể xác định được nguyên nhân.

Trước khi thực hiện test bệnh nhân phải tạm dừng thuốc kháng thụ thể histamin H1 ít nhất là 3 ngày.

Dị ứng là bệnh khá phổ biến không kể độ tuổi hay giới tính. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bệnh khi sinh hoạt một cách khoa học và ăn uống lành mạnh. Bệnh này có thể gây tử vong chính vì thế hãy chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Từ khóa » Dị ứng Hoa Tiếng Anh Là Gì