Nên Trình Bày Phần Khuyến Nghị Và Kết Luận Của Nghiên Cứu Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Chặng đường NCKH của các nhóm nghiên cứu sinh viên chúng mình đã đến giai đoạn nước rút, bạn đã tiến hành viết báo cáo nghiên cứu nhưng lại đang loay hoay chưa biết viết phần khuyến nghị và kết luận như thế nào? Tiếp tục đồng hành cùng các UEBer trong giai đoạn cuối của hành trình nghiên cứu năm nay, Cộng đồng RCES sẽ chia sẻ một số lưu ý giúp bạn viết phần những nội dung này thật tốt và ấn tượng qua bài viết này.
Phần khuyến nghị
Phần khuyến nghị thường là chương cuối cùng của một công trình nghiên cứu với nội dung đề cập những khuyến nghị về mặt chính sách cho các cơ quan có thẩm quyền (Chính phủ, các cơ quan Nhà nước) hay các giải pháp, khuyến nghị tới những đối tượng khác có liên quan đến công trình nghiên cứu như các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, địa phương, người dân, …
1. Một số nội dung cần lưu ý trong phần Khuyến nghị:
– Đối với phạm vi nghiên cứu nhỏ, hạn chế về đối tượng nghiên cứu, nên đặt tên phần này là Gợi ý (Hàm ý) chính sách thay vì Khuyến nghị;
– Các giải pháp đưa ra trong phần khuyến nghị cần gắn với các kết quả nghiên cứu được chỉ ra trong các nội dung trước để đảm bảo sự logic về mặt liên kết.
Ví dụ, từ những hạn chế được chỉ ra từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục; hay từ những nhân tố quan trọng được chỉ ra trong kết quả nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để đơn vị tiếp nhận chú ý nhiều hơn tới những nhân tố này.
– Phần khuyến nghị cũng cần được được hỗ trợ bởi các tài liệu tham khảo làm nền tảng thông tin cần thiết để các giải pháp đưa ra không bị sáo rỗng và phi thực tế. Các thông tin này có thể là cơ sở lí luận đã được trình bày trong bài, kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới hay bối cảnh kinh tế -xã hội trong thời điểm nghiên cứu.
– Đề nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu trong sản xuất, giảng dạy, … (nếu có thể).
2. Một số lỗi thường gặp khi trình bày khuyến nghị:
– Các khuyến nghị không liên quan đến nội dung nghiên cứu
Lỗi này xảy ra khi người nghiên cứu trình bày các khuyến nghị “không liên quan” và không có giá trị trong phạm vi bài nghiên cứu. Để khắc phục lỗi này, người viết cần đi từ kết quả nghiên cứu để đề xuất các khuyến nghị, giải pháp để các khuyến nghị được thuyết phục. Ngoài ra, nên chú ý với bối cảnh kinh tế – xã hội để đưa ra các khuyến nghị mang hơi thở thực tiễn.
– Các khuyến nghị dài nhưng quá chung chung, tản mạn
Lỗi này dễ xảy ra khi người viết cố kéo dài nội dung để đạt độ dài của phần này như mong muốn nhưng nội dung trình bày không rõ ý và tản mạn. Nếu người viết không có luận điểm rõ ràng và lập luận, dẫn chứng hợp lí thì dễ mắc phải lỗi này.
>> Xem thêm: Những lỗi thường gặp khi viết báo cáo nghiên cứu
Phần kết luận
Phần kết luận là một trong những nội dung quan trọng trong bài nghiên cứu với nội dung khẳng định mức độ giải quyết câu hỏi nghiên cứu, chỉ ra những đóng góp bằng việc tóm tắt những điểm kết luận chính (key-findings) của công trình nghiên cứu, và trình bày hạn chế, hướng phát triển của nghiên cứu. Một số nội dung cần chú ý trong phần kết quả nghiên cứu:
1. Khẳng định mức độ giải quyết câu hỏi nghiên cứu
Suy cho cùng, nghiên cứu khoa học là việc trả lời câu hỏi nghiên cứu theo phương pháp khoa học. Vì vậy, trong phần này, nhóm nghiên cứu phải kết luận được mình đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu đưa ra hay chưa? Việc đưa ra kết luận này cần được đối chiếu với câu hỏi nghiên cứu đã được nêu ra ở phần mở đầu.
2. Chỉ ra những đóng góp của nghiên cứu về mặt khoa học và mặt thực tiễn bằng cách nêu bật những đóng góp quan trọng (key-findings) và những hiểu biết mới từ bài nghiên cứu.
Đây là những điều mà bạn muốn người đọc nhớ đến nhiều nhất sau khi đọc công trình nghiên cứu của mình. Các phát biểu này cần phải được nhấn mạnh một cách đầy đủ nhưng không lan man về phân tích (việc phân tích đã được trình bày trong phần Kết quả và Thảo luận – Results and Discussion). Lưu ý, phần này chỉ mang tính tóm tắt nhằm nổi bật đóng góp quan trọng về mặt học thuật và thực tiễn, người viết không liệt kê hay trình bày các bảng biểu, đồ thị hay các con số chi tiết.
3. Chỉ ra hạn chế và hướng phát triển của nghiên cứu
Khi trình bày hạn chế của nghiên cứu, người viết cần sử dụng ngôn ngữ chắc chắn nhưng không quá tự đề cao hay hạ thấp các hạn chế trong bài nghiên cứu của mình. Việc lựa chọn từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp ở đây là rất quan trọng; để tác giả tránh đưa ra nhận định không tích cực vì đây chính là những hạn chế do nhóm nghiên cứu “tự thừa nhận”. Hướng phát triển chính là những nghiên cứu có thể được thực hiện nhằm cải thiện các hạn chế hoặc hướng mới của nghiên cứu trong tương lai.
Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)
Từ khóa » Kết Luận Và Hàm ý Quản Trị
-
[PDF] Chương 5. Kết Luận Và Hàm ý Quản Trị
-
[PDF] KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
-
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ - 123doc
-
[PDF] HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN ...
-
[PDF] TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Một Số Hàm ý Về Nâng Cao Công Tác Quản Trị Khách Hàng Sử Dụng ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Hàm ý Và Khuyến Nghị Trong Nghiên Cứu - Giáo DụC
-
Hàm Ý Quản Trị Là Gì - Hanic
-
Hàm ý Quản Trị Là Gì
-
[PDF] TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-
Một Số Hàm ý Quản Trị Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khám ...
-
Một Số Hàm ý Nâng Cao Giá Trị Cảm Nhận Của Khách Hàng đối Với ...