“Nêu Cao Tinh Thần Trách Nhiệm” Của Cán Bộ, đảng Viên, Công Chức ...
Có thể bạn quan tâm
Sinh thời, Bác Hồ luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, công chức phải nêu cao tinh thần trách nhiệm; đó là, khi được Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao phải “có gan phụ trách”, dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo để có kết quả cao nhất. Nêu cao tinh thần trách nhiệm là phải làm tròn trách nhiệm của mình một cách tự giác, theo lương tâm, lương tri; làm việc theo nhu cầu nội tâm cá nhân. Làm việc cẩu thả, chậm chạp, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy là không có tinh thần trách nhiệm.
Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương hy sinh quên mình vì độc lập, tự do và vì hạnh phúc nhân dân. Những hoạt động của Người ngay trong thời gian tìm đường cứu nước (1911-1920) là công việc tự giác, là trách nhiệm của một người dân đối với Tổ quốc, đối với nhân dân. Sau khi tìm được con đường cứu nước, Người tự xác định trách nhiệm thức tỉnh dân tộc Việt Nam về nhiệm vụ và con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Trong thời gian nhận công tác tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người trăn trở, sốt ruột về tình trạng “không hoạt động”, coi đó là một tình cảnh đau buồn, vì “như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng”. Người sốt sắng nêu yêu cầu được hoạt động, mong muốn nhanh chóng được trở về nước cùng Đảng ta lãnh đạo cách mạng.
Ngay sau khi về nước, Hồ Chí Minh khẩn trương bắt tay vào thực hiện nhiều công việc quan trọng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Người kêu gọi nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh, coi trách nhiệm cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm. Người xác định trách nhiệm của mình: “Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề. Từ sau năm 1945, với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Người đã tự xác định cho mình trách nhiệm người công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trách nhiệm nặng nề của người lãnh đạo cao nhất. Người xác định trách nhiệm quan trọng nhất là cùng với Đảng với dân bảo vệ được nền độc lập dân tộc mới giành được, để xây dựng đất nước, mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Trong quan hệ với nhà nước và nhân dân, Người nhận thức rất rõ trách nhiệm của mình, đó là nhận sự ủy thác của quốc dân, đồng bào, hoàn thành trách nhiệm được Tổ quốc giao phó "cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận" nhằm làm cho "nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"; xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Cuộc đời của Bác là cuộc đời của một con người tận trung với nước, tận hiếu với dân, nghĩ gì, làm gì cũng từ trách nhiệm vì nước vì dân" Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Về việc riêng, tổng kết cuộc đời của mình, Bác nói mấy câu giản dị mà hàm súc như vậy trong Di chúc.
Trong lãnh đạo cách mạng, có lúc Đảng phạm sai lầm, khuyết điểm. Trước khuyết điểm đó, Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần dám chịu trách nhiệm, không né tránh, thay mặt Đảng, Nhà nước xin lỗi nhân dân.
Về đời tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh mồ côi mẹ năm lên 9 tuổi, ở với cha đến năm 19 tuổi thì Người từ biệt cha, ra đi tìm đường cứu nước. Khi nghe tin ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh ruột của Bác) mất, không có điều kiện về chịu tang, Người gửi điện: "Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường xá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi xin chịu tội bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà để lo việc nước
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức thiết nghĩ cần phải:
Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải chịu khó, tích cực, hăng hái trong công việc, nhiệm vụ được giao. Tiết kiệm thời gian và các phương tiện phục vụ công tác để làm việc có hiệu quả cao nhất. Phải liêm khiết, gương mẫu trong công tác, ứng xử, hoạt động. Có thái độ chính trực, có chính kiến, chính khí, bản lĩnh trong công việc.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải xác định việc nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc với tinh thần, thái độ công tâm, khách quan, vì lợi ích chung của cơ quan, đơn vị, tập thể và nhân dân, vì uy tín, danh dự của Đảng, Chính phủ, của cơ quan đơn vị, của bản thân mình; tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, phải luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, làm việc có nguyên tắc, kỷ cương.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tự rèn luyện kỹ năng, tự nghiên cứu học hỏi, trao đổi và tích lũy kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật, chịu khó nghiên cứu, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác và nâng cao chất lượng công tác chuyên môn của mỗi cán bộ đảng viên.
Tự giác tự phê bình và phê bình, với thái độ thẳng thắn, trung thực, phê bình đồng chí mình phải trên tinh thần đồng chí, chân thành, xây dựng, thái độ vô tư, khách quan; Phải tự kiểm tra, đánh giá lại kết quả công việc đã thực hiện đến đâu, với mức độ, kết quả như thế nào, có kết quả, sáng kiến gì để phát huy; những gì chưa làm được hay làm với kết quả chưa như mong muốn cần điều chỉnh; đề ra biện pháp khắc phục sửa chữa thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm; đề xuất những vấn đề với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, chi bộ để có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ, tháo gỡ hoặc tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc, phần việc được giao. Tiếp thu ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp, của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng, chi ủy... để phát huy mặt mạnh; khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh mặt yếu còn tồn tại.
Mai Đức Hùng - Viện KSND Quận 1
Từ khóa » Giải Pháp Nêu Cao Tinh Thần Trách Nhiệm
-
Nâng Cao Tinh Thần Trách Nhiệm Của Cán Bộ, Công Chức Trong Việc ...
-
Giải Pháp Nâng Cao Tinh Thần Trách Nhiệm Của Cán Bộ Ngành Kiểm ...
-
BÀI THAM LUẬN “NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN ...
-
Nêu Cao Tinh Thần, Trách Nhiệm Của Cán Bộ, đảng Viên Trong Tình Hình ...
-
Nêu Cao Tinh Thần Trách Nhiệm Của Cán Bộ, đảng Viên - Ubmttq
-
Giải Pháp Nâng Cao Tinh Thần Trách Nhiệm Và Hiệu Quả Hoạt động ...
-
Nâng Cao Tinh Thần Trách Nhiệm Trong Thực Hiện Nhiệm Vụ, Góp Phần ...
-
Giải Pháp Nâng Cao Tinh Thần Trách Nhiệm Của Cán Bộ, đảng Viên
-
Nêu Cao Tinh Thần Trách Nhiệm Và Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ được Giao
-
Giải Pháp Nâng Cao Vai Trò Trách Nhiệm Của đội Ngũ Cán Bộ Giáo Viên ...
-
Làm Gì để Nâng Cao Tinh Thần Trách Nhiệm Của Nhân Viên? - CareerLink
-
Nêu Cao Tinh Thần Trách Nhiệm, Tạo Sự Thống Nhất Trong Triển Khai ...
-
[PDF] ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - Cục Thống Kê Tỉnh Phú Thọ
-
Nêu Cao Tinh Thần Trách Nhiệm - Hànộimới