Ngành Dệt May Nỗ Lực "xanh Hóa" Sản Xuất, "săn" đơn Hàng

Logo Logo Toggle navigation
  • Đăng nhập|
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lãnh đạo Bộ
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Hoạt động
      • Hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
      • Hoạt động của Lãnh đạo Bộ
      • Hoạt động của các đơn vị
    • Khoa học và công nghệ
    • Chuyển đổi số
    • Lịch sử phát triển
    • Phát triển bền vững
    • Tổ chức kiểm định
      • Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
      • Tổ chức được cấp GCN đăng ký, hoạt động kiểm định thiết bị, dụng cụ điện làm việc ở môi trường không có nguy hiểm khí, bụi nổ
      • Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG
      • Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
    • Tái cơ cấu ngành Công Thương
    • Tự hào hàng Việt Nam
      • Tinh hoa hàng Việt Nam
    • Quản lý thị trường
    • Thông báo
    • Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
    • Bảo vệ môi trường
      • Video bảo vệ môi trường
      • Album ảnh bảo vệ môi trường
      • Văn bản về môi trường
      • Đọc báo giúp bạn
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp - Người dân
    • Xúc Tiến Thương mại
      • Khu vực miền Bắc
      • Khu vực miền Trung
      • Khu vực miền Nam
    • Thị trường nước ngoài
      • Hiệp định EVFTA
      • Thị trường châu Á – châu Phi
      • Thị trường châu Âu – châu Mỹ
    • Thị trường trong nước
    • Phát triển công nghiệp
      • Công nghiệp nền tảng
      • Chính sách
      • Sản xuất công nghiệp
    • Phát triển năng lượng
  • Văn bản pháp luật
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản điều hành
    • Văn bản hợp nhất
  • DVC trực tuyến
  • Thống kê
    • Báo cáo tổng hợp
    • Nhượng quyền thương mại
    • Chế độ báo cáo thống kê
    • Điều tra TKQG Năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp
    • Cơ sở dữ liệu thống kê ngành Công Thương
    • Điều tra TKQG về Thương mại điện tử
  • Media
    • Video
    • Album
  • Hỏi đáp trực tuyến
    • Thi tuyển công chức
    • Thị trường trong nước
    • Xuất nhập khẩu
    • Công nghiệp nặng
    • Công nghiệp nhẹ
    • Thương mại điện tử
    • Năng lượng
    • Hóa chất
    • Quản lý thị trường
    • Điều tiết điện lực
    • Khoa học và Công nghệ
    • Cạnh tranh
    • Xúc tiến thương mại
    • An toàn và Môi trường công nghiệp
    • Hợp tác quốc tế
    • Vụ thị trường Châu Âu
    • Công nghiệp địa phương
    • Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
    • Pháp luật
    • Thông tư 21
    • Lĩnh vực khác
  • Giao lưu trực tuyến
  • Lịch công tác
  • Vietnamese
  • English
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Vietnamese English mic
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Phát triển bền vững
Ngành dệt may nỗ lực "xanh hóa" sản xuất, "săn" đơn hàng Đọc bài

Hiện tại nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý III/2022 nhưng chưa thể dự đoán được thị trường sẽ ra sao sau đó, vì phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch bệnh.

Năm 2022, dự báo tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Song, tín hiệu tích cực là các thị trường lớn như Mỹ, EU... đã mở cửa trở lại, đặc biệt là Việt Nam đã có chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 128/NQ-CP.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo 3 kịch bản. Với kịch bản tích cực nhất, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 42-43,5 tỷ USD mà ngành đề ra sẽ sớm thành hiện thực. Cùng với đó, việc Việt Nam thực thi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang phát huy hiệu quả, là cú hích lớn cho ngành dệt may và cho nền kinh tế.

Theo ông Trương Văn Cẩm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vitas, điểm sống còn với doanh nghiệp (DN) dệt may là phải có đơn hàng, phải tập trung được đông đủ lực lượng lao động và kiểm soát được dịch Covid-19. Các DN muốn lao động gắn bó phải chăm lo đời sống, bảo đảm việc làm cùng các các chế độ phúc lợi. Thời điểm hiện tại, nhiều DN dệt may đã có đơn hàng đến quý III/2022 nhưng chưa thể dự đoán được thị trường sẽ ra sao sau đó vì phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch bệnh.

Các doanh nghiệp dệt may bắt nhịp sản xuất ngay từ đầu năm.

Các doanh nghiệp dệt may bắt nhịp sản xuất ngay từ đầu năm.

Hơn nữa, cái khó của ngành dệt may là nguyên phụ liệu đầu vào, đặc biệt là vải, dệt nhuộm. Tại một số địa phương vẫn cảm thấy ngành dệt nhuộm gây ô nhiễm nên không mặn mà với các dự án phát triển lĩnh vực này. Ngành dệt may đang phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các khu công nghiệp dệt may lớn có hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường... để đáp ứng phần nào về nguồn nguyên liệu cho ngành.

“Ngành dệt may phát triển rất nhanh nhưng vẫn yếu khâu nguyên liệu đầu vào nên mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh sự nỗ lực của DN, ngành dệt may hy vọng nhà nước có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm quy hoạch tổng thể, phân bổ thu hút đầu tư, các quỹ khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ tài chính, lãi suất, tỷ giá... để giúp DN nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế”, ông Cẩm đề xuất.

Nỗ lực “xanh hóa”

Một vấn đề đáng lưu ý khác của đa số DN trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới đã tiếp nhận những yêu cầu “xanh hóa” trong sản xuất, như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải… Đây cũng là những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, nhưng cũng lại là rào cản lớn nhất hiện nay với các DN vì phải dành khoản đầu tư lớn cho máy móc, công nghệ.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, riêng với chương trình “xanh hoá”, một mặt DN luôn luôn phải tiến đến những xu thế của thế giới. Mặt khác, DN cũng bị áp lực bởi chính những khách hàng nhập khẩu, khi họ yêu cầu những tiêu chuẩn về nhà máy xanh, môi trường làm việc cho người lao động, giảm khí thải ô nhiễm, giảm chất thải độc hại…

“Hiện nay, toàn bộ hệ thống nhà máy của May 10 về xuất khẩu đều đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với một số chứng chỉ mới, May 10 cũng đang còn phải phấn đấu. Ngoài câu chuyện nhà máy xanh, một yếu tố nữa phải nói đến là nguyên liệu xanh. Hiện nay, rất nhiều khách hàng yêu cầu May 10 phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, nguyên liệu tái chế để không khai thác nhiều nguồn tài nguyên và sau khi sử dụng xong chỉ 5-10 năm tự phân huỷ. Đó chính là mục tiêu May 10 đang tập trung triển khai”, ông Việt nói.

“Xanh hóa” ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà DN bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn.

“Xanh hóa” ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà DN bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu “xanh hóa” với kế hoạch đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam, đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu mang tầm quốc tế.

Cụ thể hơn về “xanh hóa” ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm cho biết, các nhãn hàng đánh giá sự phát triển bền vững trên cơ sở mức độ tuân thủ của DN về môi trường, xã hội, trách nhiệm đối với người lao động, người tiêu dùng toàn cầu. Trong các FTA thế hệ mới cũng đều có cam kết về bảo vệ môi trường và phát thải thấp. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để DN hướng đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm khi xuất khẩu, tăng uy tín và thương hiệu của DN đối với người tiêu dùng.

“Xanh hóa” ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà DN bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn đã ký FTA. Nhìn nhận vấn đề "xanh hóa” từ rất sớm và với nỗ lực “xanh hóa” trong nhiều năm qua, dệt may Việt Nam đang tranh thủ sự ủng hộ từ nhiều tổ chức quốc tế hỗ trợ triển khai chiến lược này với các hoạt động cụ thể như tập huấn, đào tạo, hỗ trợ các giải pháp xử lý môi trường...”, ông Cẩm nói./.

Hàng loạt thách thức nội tại

Theo phân tích mới đây từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), năm 2021, ngành dệt may đã về đích với 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm trước. Tuy nhiên, xét về thị phần, dệt may Việt Nam không có sự cải thiện.

Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm 2021, ngoài Mỹ có sự phục hồi bằng năm 2019 với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc, các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Điều này tiếp tục là thách thức cho ngành năm 2022.

Bên cạnh đó, DN dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại như chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây; bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ; mất cân đối lao động, doanh nghiệp khu vực phía Nam vẫn thiếu lao động, trong khi khu vực này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.

Dù thị trường dệt may đang khởi sắc, nhưng nhiều đối thủ của dệt may Việt Nam như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ… cũng tăng tốc và có nhiều nỗ lực để bù đắp những thiếu hụt về kim ngạch trong năm 2021.

Nguồn:VOV.VN Copy link

Tin liên quan

63 tỉnh, thành hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2022 Tầm quan trọng trong việc sản xuất xanh: lan tỏa từ văn phòng đến các nhà máy Năng lượng tái tạo chiếm 16,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống Nâng cao năng lực thực thi các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả IEA: Phát thải CO2 trong lĩnh vực năng lượng đạt mức cao kỷ lục năm 2021 Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị phối hợp tổ chức Giờ Trái Đất Đề xuất Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh quốc gia Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế Việt Nam thu về hàng trăm triệu USD từ tín chỉ carbon EU đồng hành cùng Việt Nam trong phát triển bền vững, tự chủ năng lượng Chủ tịch Hội nghị COP26 sẽ thăm và làm việc tại Việt Nam Tiềm năng phát triển năng lượng sạch tại Mỹ Latin và Caribe

Hoạt động

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024 Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024 Phiên họp Hội đồng CPTPP cấp Bộ trưởng lần thứ 8 Các cuộc họp song phương giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên với các thành viên CPTPP bên lề Phiên họp hội đồng CPTPP lần thứ 8

Thị trường nước ngoài

Nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Indonesia đạt 18 tỷ USD Nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Indonesia đạt 18 tỷ USD Tác động của CEAP tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU Khai thác lợi thế từ EVFTA, hợp tác thương mại Việt Nam – Bungaria được kỳ vọng phát triển bứt phá

Địa phương

Thương mại điện tử xuyên biên giới “chắp cánh” cho hàng Việt vươn xa Thương mại điện tử xuyên biên giới “chắp cánh” cho hàng Việt vươn xa Sắp diễn ra lễ phát động chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” Chủ động đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, tạo đầu ra ổn định cho nông sản địa phương

Doanh nghiệp - Người dân

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật và chính sách cạnh tranh trong Hiệp định thương mại EVFTA Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật và chính sách cạnh tranh trong Hiệp định thương mại EVFTA Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024 Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức chuỗi hội nghị, hội thảo tập huấn, tuyên truyền, phổ biến quy định mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Phát triển bền vững

Đổi mới tư duy, kiên trì chuyển đổi theo hướng “xanh”, bền vững Đổi mới tư duy, kiên trì chuyển đổi theo hướng “xanh”, bền vững Đà Nẵng tăng cường thí điểm mô hình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững - Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Quản lý thị trường

Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Phát hiện, thu giữ 9,6 tấn Đá cảnh Suối Giàng đang vận chuyển đi tiêu thụ

Tin nổi bật

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024 Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024 Phiên họp Hội đồng CPTPP cấp Bộ trưởng lần thứ 8 Phiên họp Hội đồng CPTPP cấp Bộ trưởng lần thứ 8 Các cuộc họp song phương giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên với các thành viên CPTPP bên lề Phiên họp hội đồng CPTPP lần thứ 8 Các cuộc họp song phương giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên với các thành viên CPTPP bên lề Phiên họp hội đồng CPTPP lần thứ 8 Kỳ họp lần 2 Tiểu ban về hợp tác thương mại và công nghiệp Việt Nam – Ma-rốc Kỳ họp lần 2 Tiểu ban về hợp tác thương mại và công nghiệp Việt Nam – Ma-rốc Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Thượng nghị sỹ Clément Gignac Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Thượng nghị sỹ Clément Gignac Việt Nam – Canada thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng Việt Nam – Canada thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng

Liên kết website

--- Chọn liên kết --- Thương vụ Việt Nam tại Canada Cục Công nghiệp địa phương Tổng Cục quản lý thị trường Cục Hóa chất Cục Quản lý cạnh tranh Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp Cục Xúc tiến thương mại Cục Điều tiết điện lực Đăng ký website TMĐT Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin Thương vụ Việt Nam tại Singapore Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển - Thị trường Bắc Âu và Latvia

Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT)

Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương

Địa chỉ: 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Email: bbt@moit.gov.vn - Điện thoại:(024) 22202108 - Fax: (024) 22202525

Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương" hoặc

"http://www.moit.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này

Chung nhan Tin Nhiem Ngôn ngữ Tiếng Việt Tiếng Anh Site map Back to top

Từ khóa » Nguyên Liệu Sản Xuất Ngành Dệt May