Ngày 29 Tháng Tám–ngày 4 Tháng Chín. Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22

Kinh Cựu Ước năm 2022

  • Mục Lục

  • Tài Liệu Giới Thiệu

  • Tháng Một

  • Tháng Hai

  • Tháng Ba

  • Tháng Tư

  • Tháng Năm

  • Tháng Sáu

  • Tháng Bảy

  • Tháng Tám

  • Tháng Chín

    • Ngày 29 tháng Tám–Ngày 4 tháng Chín

      Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12

    • Những Điều Cần Ghi Nhớ: Các Vị Tiên Tri và Lời Tiên Đoán

    • Ngày 5–11 tháng Chín

      Ê Sai 1–12

    • Ngày 12–18 tháng Chín

      Ê Sai 13–14; 24–30; 35

    • Ngày 19–25 tháng Chín

      Ê Sai 40–49

  • Tháng Mười

  • Tháng Mười Một

  • Tháng Mười Hai

“Ngày 29 tháng Tám–ngày 4 tháng Chín. Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12: ‘Sự Kính Sợ Đức Giê Hô Va là Khởi Đầu Sự Tri Thức,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 29 tháng Tám–ngày 4 tháng Chín. Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Tạo một Ghi Chú

Trong chương đầu tiên của sách Châm Ngôn, chúng ta thấy những lời này: “Hỡi con, hãy nghe lời khuyên dạy của cha, chớ bỏ phép tắc của mẹ con” (Châm Ngôn 1:8). Châm Ngôn có thể được xem là một tuyển tập những lời khôn ngoan từ một người cha đầy yêu thương, mà sứ điệp chính của ông là những phước lành về bình an và thịnh vượng sẽ đến với những ai tìm kiếm sự khôn ngoan—cụ thể là sự khôn ngoan mà Thượng Đế ban cho. Nhưng ngay sau Châm Ngôn là sách Truyền Đạo với sứ điệp dường như là “Việc ấy không đơn giản như vậy.” Người Thuyết Giảng được trích dẫn trong sách Truyền Đạo đã nhận xét rằng ông đã “chuyên lòng học biết sự khôn ngoan” nhưng vẫn thấy như chỉ là “luồng gió thổi” và gặp nhiều “phiền não” (Truyền Đạo 1:17–18). Bằng nhiều cách thức khác nhau, sách này đặt ra câu hỏi: “Có thể có được ý nghĩa thật sự trong một thế giới nơi mà mọi thứ dường như phù phiếm, tạm bợ, và vô định không?”

Và mặc dù vậy, trong khi hai sách này nhìn cuộc sống từ những quan điểm khác nhau, nhưng chúng dạy những lẽ thật tương tự nhau. Sách Truyền Đạo tuyên bố rằng: “Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết này: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi” (Truyền Đạo 12:13). Đây cũng chính là nguyên tắc xuyên suốt sách Châm Ngôn: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê Hô Va. … Chớ khôn ngoan theo mắt mình; Hãy kính sợ Đức Giê Hô Va” (Châm Ngôn 3:5,7). Bất kể cuộc sống nắm giữ điều gì đi nữa, ngay cả khi nó dường như khó hiểu và ngẫu nhiên, thì mọi việc luôn luôn tốt hơn khi chúng ta tin cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Để có thông tin khái quát về các sách này, xin xem “Châm Ngôn” và “Truyền Đạo, Sách” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

Sách Châm Ngôn dầy dẫy những hiểu biết sâu sắc về sự khôn ngoan. Hãy cân nhắc đánh dấu từ “khôn ngoan” và những từ có liên quan, như “tri thức” và “thông sáng,” khi anh chị em tìm thấy chúng trong các chương 1–4 và 15–16. Những chương này ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em nghĩ về sự khôn ngoan? Dựa trên điều anh chị em tìm thấy, anh chị em sẽ mô tả sự khôn ngoan mà “Đức Giê Hô Va ban cho” như thế nào? (Châm Ngôn 2:6). Hãy suy ngẫm cách anh chị em đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa để “có lòng khôn ngoan” (Châm Ngôn 16:21). Có những phước lành nào đến từ sự khôn ngoan của Thượng Đế?

Xin xem thêm Châm Ngôn 8–9; Ma Thi Ơ 7:24–27; 25:1–13.

Anh Cả David A. Bednar đã giải thích: “Không giống như cơn sợ hãi của thế gian mà gây ra tình trạng hoảng hốt và lo âu, lòng kính sợ Thượng Đế là một nguồn dẫn đến sự bình an, trấn an, và tin tưởng. … [Lòng kính sợ này] chứa đựng một cảm nghĩ sâu đậm về sự tôn kính, tôn trọng, và kính sợ Chúa Giê Su Ky Tô; tuân theo các lệnh truyền của Ngài; và sự biết trước về Sự Phán Xét Cuối Cùng và công lý trong tay Ngài. … Lòng kính sợ Thượng Đế là yêu mến và tin tưởng vào Ngài” (“Vậy Nên Họ Đã Nén Được Cơn Sợ Hãi,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 48–49).

Xin xem thêm Châm Ngôn 8:13.

Châm Ngôn 4 mô tả sự khôn ngoan và ngay chính giống như “nẻo đường” hoặc một “lối đi” (xin xem thêm Châm Ngôn 3:5–6). Trong khi đọc chương này, anh chị em có thể tìm thấy những đoạn giúp mình suy ngẫm về “cái nẻo của chân con đi” (câu 26) và cách mà những bước chân của mình đang đưa anh chị em đến gần Chúa hơn như thế nào. Ví dụ, các câu 11–12 và 18–19 dạy điều gì về các phước lành của việc đi theo con đường đúng? Các câu 26 và 27 có ý nghĩa gì đối với anh chị em?

Xin xem thêm 2 Nê Phi 31:18–21.

Một số câu châm ngôn trong chương 15 và 16 có thể soi dẫn cho anh chị em để cải thiện cách giao tiếp với người khác, đặc biệt với những người thân yêu. Ví dụ, hãy nghĩ về những trường hợp cụ thể khi anh chị em đáng lẽ nên sử dụng “lời đáp êm nhẹ” thay vì “lời xẳng xớm” (Châm Ngôn 15:1). Lời khuyên dạy trong Châm Ngôn 16:24–32 giúp anh chị em nghĩ về những lời lẽ của mình như thế nào?

Hãy suy ngẫm về nhận xét sâu sắc này từ Anh Cả W. Craig Zwick: “‘Lời đáp êm nhẹ’ bao gồm một câu trả lời hợp lý—những lời nói có kỷ luật từ một tấm lòng khiêm nhường. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không bao giờ nói thẳng hoặc là chúng ta thỏa hiệp với lẽ thật của giáo lý. Những lời nói thẳng có thể dịu dàng về mặt tinh thần” (“Em Đang Nghĩ Gì Vậy?” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 42).

người phụ nữ đang cho hải âu ăn

Who Can Find a Virtuous Women? (Ai Có Thể Tìm Được một Người Nữ Tài Đức?)II, tranh do Louise Parker họa

Châm Ngôn 31:10–31 mô tả “một người nữ tài đức,” tức là một người phụ nữ với sức mạnh thuộc linh, khả năng, và sự ảnh hưởng lớn lao. Anh chị em có thể thử tóm tắt bằng lời riêng của mình điều mà mỗi câu trong các câu này nói về người ấy. Anh chị em có thể phấn đấu bắt chước theo một số những đặc điểm nào của người phụ nữ ấy?

Đối với anh chị em, tại sao là điều quan trọng để ghi nhớ rằng nhiều điều trong thế gian này, theo Truyền Đạo 1–2 khẳng định, là “hư không” (hoặc chỉ tạm thời và thường không quan trọng)? Anh chị em tìm thấy điều gì trong chương 12 mang lại giá trị vĩnh cửu cho cuộc sống?

Châm Ngôn.Gia đình anh chị em có thể thích tạo ra “sách Châm Ngôn” của riêng mình—một tập hợp những lời khuyên dạy khôn ngoan từ thánh thư và các vị tiên tri ngày sau.

Châm Ngôn 1:7; 2:5; 16:6; Truyền Đạo 12:13–14.Để giúp mọi người trong gia đình hiểu Châm Ngôn 1:7; 2:5; 16:6; Truyền Đạo 12:13, có thể hữu ích để thay thế từ kính sợ bằng các từ như tôn kính, yêu kính, hoặc vâng lời (xin xem thêm Hê Bơ Rơ 12:28). Việc này ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta nghĩ về những câu này? Làm thế nào chúng ta cho thấy rằng chúng ta kính sợ Chúa?

Châm Ngôn 3:5–7.Để giúp mọi người trong gia đình hình dung được điều những câu thánh thư này giảng dạy, anh chị em có thể mời họ dựa vào một vật gì đó vững chãi và chắc chắn, như là một bức tường. Rồi họ có thể thử dựa vào một cái gì đó không vững chắc, như là một cây chổi. Tại sao chúng ta không nên “nương cậy nơi sự thông sáng của [chính mình]”? Làm thế nào chúng ta cho thấy rằng chúng ta trọn lòng tin cậy Chúa Giê Su Ky Tô?

Châm Ngôn 15:1–2,18; 16:24,32.Lời nói của chúng ta ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần trong nhà của mình? Có lẽ mọi người trong gia đình có thể luyện tập cách có “lời đáp êm nhẹ” đối với “lời xẳng xớm” và cố gắng sử dụng điều họ học được trong cách họ giao tiếp với người khác. Một bài hát như “Lòng Nhân Nên Khởi Từ Tôi” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 63) có thể giúp củng cố nguyên tắc này.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Giờ Có Mến Yêu trong Nhà Tôi,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang số 44.

Những lời trong thánh thư áp dụng cho tất cả mọi người. Một số đoạn thánh thư chỉ đề cập đến người nam hoặc người nữ (như là Châm Ngôn 3:13; 31:10). Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, các nguyên tắc trong những đoạn thánh thư này áp dụng cho bất kỳ người nào.

Chúa Giê Su đang dẫn đường cho hai con chiên trong khu rừng

“Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con” (Châm Ngôn 3:6). He Leadeth Me (Ngài Dẫn Dắt Tôi), tranh do Yongsung Kim họa, havenlight.com

Từ khóa » Sự Kính Sợ đức Giê Hô Va