Nghề… ăn Chạc - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa
Hân với tôi là họ hàng xa. Anh vay tôi ba triệu đồng, hẹn hai tháng trả, nhưng đến nay đã ba năm… Lần này, nhà có việc rất cần, phải gom góp mọi khoản, tôi quyết định yêu cầu Hân thu xếp số nợ ấy cho tôi. Nhưng tìm đến nhà bốn năm lần, tôi đều được vợ anh trả lời bằng một câu duy nhất:
- Nhà em đi đám cưới.
Quay sang quán ông An cách nhà Hân một đoạn ngồi uống cốc trà. Biết tôi vừa ở nhà anh ra, ông An cười ruồi:
- Mùa cưới, khó gặp nó lắm…nó đi làm nghề mà.
- Hắn ta có nghề ngỗng gì đâu hở ông? Lần nào đến cũng chỉ thấy chị vợ bảo đi đám cưới. Nghèo rớt mùng tơi mà cũng quảng giao, lắm bạn bè khiếp.
- Ai bạn bè gì với cái thằng mõ ấy.
- Sao ông lại gọi hắn ta thế. Thời buổi này làm gì còn mõ?
- Thằng mõ ngày xưa, nhà ai gõ dao gõ thớt là nó tìm đến. Ai cũng khinh nó nhưng mà ai cũng phải cho nó ăn. Thằng Hân này thấy bất cứ đám cưới nào cũng mò vào, mà có ai mời nó đâu. Lê la còn quá mõ, vì thằng mõ chỉ quẩn quanh ở làng nó thôi, còn thằng Hân thì khắp huyện…
Lần hồi, rồi tôi cũng biết được sự thực về cái “nghề” của anh, nếu có thể gọi đó là một nghề. Đó là nghề…ăn chạc. Và anh theo cái “nghề” đó đã mấy năm nay. Cứ đến tháng Tám âm lịch, khi những cơn heo may pha mùi cơn bấc từ phía Bắc đổ về, thiên hạ bắt đầu vào mùa cưới thì anh bắt đầu “hành nghề”.
Một bộ quần áo thật chững chạc, một cái cavát đỏ tươi, một đôi giầy bóng đến mức không thể nào bóng hơn. Trong túi nhét cái phong bì đựng ba chục ngàn, số tiền mừng ở mức “phổ thông” trong mọi đám cưới nhà quê. Sáng sáng, anh ra khỏi nhà, lượn quanh các làng xã trong vùng như một người nhàn tản nhất. Thấy đâu có đám cưới thì anh dừng…
Mọi đám cưới, dẫu nhà quê hay thành thị, cũng đều có những điểm chung. Thứ nhất là cả đám tràn đầy một không khí vui mừng. Vui thì người ta đâm dễ dãi, đâm mất cảnh giác.Thứ hai là khách trong đám cưới rất đông, từ rất nhiều nơi đến, rất nhiều lớp người, nhiều thứ hạng: bạn chú rể, bạn cô dâu; họ hàng chú rể, họ hàng cô dâu; bạn của bố mẹ chú rể, bạn của bố mẹ cô dâu, rồi thì từ thông gia hai họ bốn bên cho đến bạn bè của các em cô dâu, các em chú rể…
Khách đông, nhưng lại rất ít biết nhau. Lẫn vào trong hội hôn rất ồn ào, rất vui mừng ấy, cái tài của anh là anh khiến người họ nhà trai tưởng rằng anh là người phía nhà gái, và ngược lại người nhà gái lại tưởng anh là người phía nhà trai. Với gương mặt phương phi, phong độ, với sự ăn mặc chải chuốt, với tài ăn nói vào hạng “siêu”, chẳng một ai gợn mối nghi ngờ rằng anh chẳng liên quan gì đến đám cưới, và mục đích của anh vào đây là để “chạc”.
Vì thế vào đám nào anh cũng thành công, và cũng đạt được mục đích, đó là bữa chén không mất tiền. Cỗ bưng lên, sau lời mời của chủ nhà, cũng như những vị khách chính cống khác, anh ung dung vào mâm. Nhiều đám, anh còn được chủ nhà trân trọng mời lên mâm trên ngồi với các cụ cao niên, nhưng anh đều từ chối, xin ngồi mâm dưới.
Ngồi mâm trên các cụ ăn ít, uống ít, tính đã khề khà nhưng lại chúa lắm chuyện, hay hỏi han lôi thôi, trả lời nhiều thì hay lộ… Cái phong bì đựng ba chục ngàn trong túi anh chỉ để phòng xa thôi, sự thực chưa bao giờ anh dùng đến nó. Mâm các cụ thường là đặt trên giường, khó bề “cơ động”. Mâm dưới, tức là những bàn cỗ đặt la liệt trong sân nhà đám.
Ngồi mâm dưới là những người trung tuổi và thanh niên, đàn bà…họ chén hăng hơn, chén hăng thì ít nói. Nâng chén được một lúc, khi rượu bia đã khiến các thực khách trở nên ồn ào, náo nhiệt, người ta mời nhau, hò nhau, chạm cốc “trăm phần trăm” với nhau, nhiều người rời mâm mình, cầm chén sang “trăm phần trăm” với thực khách bàn khác… là thế nào cũng có tiết mục cô dâu chú rể đến các bàn chúc rượu mọi người. Đó cũng là lúc các thực khách đưa phong bì mừng.
Thấy đôi uyên ương đến gần bàn mình, anh nhanh nhẹn đứng dậy, cầm chén sang các bàn khác, chúc rượu hết người này đến người khác. Đang lúc chuyếnh choáng say mà có một người khách lạ đến chúc, chẳng mấy ai từ chối, lại càng chẳng ai để ý người khách đó là ai, tên gì. Đã gọi là đám cưới, thì bốn bên hai họ một nhà, đến đám cưới là “phi nội tắc ngoại”… khi anh quay về bàn mình thì đôi vợ chồng trẻ đã sang chúc rượu bên bàn khác, thế là anh thoát cái nghĩa vụ phong bì.
Cứ thế, hết đám này đến đám khác, hết làng này xã này đến làng khác xã khác… Mỗi mùa cưới, anh Hân lại hồng hào, béo tốt hẳn ra. Hết mùa, anh trở về với công việc thường ngày của mình là dông dài, cờ bạc…để chờ mùa cưới mới.
Từ khóa » Chạc Tiền Là Gì
-
Chạc - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "chạc" - Là Gì? - Vtudien
-
Từ Chạc Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Chạc - Từ điển Việt - Tra Từ - SOHA
-
Service Charge Là Gì? Cách Tính Service Charge Cho Nhân Viên
-
Service Charge Là Gì? 6 Điều Về Service Charge Bạn Cần Biết
-
Chạc Nghĩa Là Gì?
-
Ba Chạc 90 - Nhựa Tiền Phong
-
Ba Chạc Chuyển Bậc - Nhựa Tiền Phong
-
Từ Vựng Chủ đề Tiền Tệ, Mua Bán - VnExpress
-
Quẹt Thẻ Tín Dụng Là Gì? Phí Cà Thẻ Tín Dụng 2022 & Lưu Ý - Timo
-
Các Từ Khóa Chuyên Dùng Ngành Cấp Thoát Nước - Bích Vân
-
Service Charge Là Gì? Lưu Ý Về Tiền Service Charge