Nghị định 163/2016/NĐ-CP Hướng Dẫn Luật Ngân Sách Nhà Nước

Dư nợ vay của Hà Nội, TP.HCM tối đa bằng 60% thu ngân sách địa phương

Ngày 21/12/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, trong đó đáng chú ý là quy định về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương. Theo đó, mức dư nợ vay của ngân sách Hà Nội và TP.HCM tối đa bằng 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp; với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương, mức dư nợ vay ngân sách không quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp; với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương, tối đa bằng 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp. Cũng theo Nghị định này, dự toán chi ngân sách Trung ương và dự toán chi ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% - 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp. Về thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương đối với các khoản chi trên 03 tỷ đồng với mỗi nhiệm vụ phát sinh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi đầu tư phát triển và các khoản chi thuộc chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; với các khoản chi còn lại, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Với các khoản chi không quá 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyết định, đồng thời phải tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ hàng quý. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.

Xem chi tiết Nghị định 163/2016/NĐ-CP tại đây

Từ khóa » Sử Dụng Dự Phòng Ngân Sách Nhà Nước