Sử Dụng Dự Phòng Ngân Sách Triệt để Tiết Kiệm, Tập Trung Khắc Phục ...
Có thể bạn quan tâm
- Thời sự
Bảo đảm tăng chi hỗ trợ phòng, chống Covid-19
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 15/5/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2019, tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2020.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2019, nước ta đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và NSNN. Trong đó, tổng thu NSNN đạt 1.551,1 nghìn tỷ đồng, vượt 139,77 nghìn tỷ đồng (+9,9%) so dự toán, tăng 93,77 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội; tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 25,7%GDP, riêng từ thuế và phí đạt 21,1%GDP.
Tổng chi NSNN đạt gần 1.748 nghìn tỷ đồng, vượt 114,7 nghìn tỷ đồng (+7%) so với dự toán, tăng 81,2 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội. Bội chi NSNN ở mức 202,97 nghìn tỷ đồng, bằng 3,36% GDP thực hiện, giảm 19 nghìn tỷ đồng so dự toán; trong đó bội chi NSTW giảm 6,5 nghìn tỷ đồng, bội chi NSĐP giảm 12,5 nghìn tỷ đồng.
Đến hết ngày 31/12/2019, dư nợ công ước bằng 54,7%GDP, dư nợ Chính phủ bằng 47,7%GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 47%GDP (mục tiêu giai đoạn 2016-2020, tương ứng là 65%, 54% và 50%GDP).
4 tháng đầu năm 2020, tổng thu NSNN đạt 491,38 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5% dự toán, giảm 5,9% so cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 đạt 37% dự toán, tăng 14,9%) do tác động của đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp hoạt động sản xuất - kinh doanh do gặp khó khăn về thị trường, gián đoạn nguồn cung nguyên, vật liệu đầu vào, cầu hàng hóa, dịch vụ sụt giảm mạnh...
Tổng chi NSNN đạt 472,1 nghìn tỷ đồng, bằng 27% dự toán, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2019. Các nhiệm vụ chi NSNN trong 4 tháng đầu năm được đảm bảo theo đúng dự toán và tiến độ triển khai thực hiện của các đơn vị sử dụng ngân sách; đồng thời bảo đảm tăng chi cho các hoạt động y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường và các hoạt động hỗ trợ kiểm soát, phòng, chống Covid-19, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ về thu, chi NSNN để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội, ứng phó với dịch bệnh, như: gia hạn thuế và tiền thuê đất, giảm các loại phí, lệ phí, nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ...
Sử dụng dự phòng ngân sách triệt để tiết kiệm
Dự báo về tình hình thu, chi NSNN năm 2020, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, tác động của dịch bệnh khiến việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức rất lớn. Điều này cũng tác động mạnh đến cân đối thu, chi NSNN các quý tiếp theo và cả năm 2020.
Do đó, trong thời gian còn lại của năm 2020, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2020; tăng cường công tác quản lý thu NSNN; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại; xử lý, thu hồi nợ đọng thuế.
Đồng thời, triển khai các giải pháp về tài khóa - tiền tệ để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh ứng phó với dịch Covid-19. Đảm bảo cân đối ngân sách các cấp, điều hành sử dụng dự phòng NSNN triệt để tiết kiệm; trước mắt sử dụng khoảng 50% dự phòng của NSTƯ và NSĐP tập trung cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả dịch Covid-19, các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Chính phủ đề nghị các địa phương thực hiện đúng nguyên tắc: trường hợp giảm thu phải giảm chi tương ứng; chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và nguồn lực tại chỗ để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự trên địa bàn và các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh theo chế độ.
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trường hợp tăng trưởng không đạt thì điều hành thực hiện ngân sách phải chặt chẽ, chú ý đến nguồn vốn, điều hành dự toán chi - thu. Theo đó, cân nhắc, tính toán thu chi đảm bảo hiệu quả nhất, tránh tình trạng hụt thu quá mức.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ và đề nghị bảo đảm nguyên tắc giảm thu thì phải giảm chi tương ứng từ Trung ương đến địa phương. Nếu những khoản không thể giảm chi thì phải dùng dự phòng ngân sách, quỹ dự phòng tài chính để chi, dùng tăng thu để chi, tiết kiệm chi, sau đó mới tính đến vấn đề điều chỉnh bội chi nợ công.
Từ khóa » Sử Dụng Dự Phòng Ngân Sách Nhà Nước
-
CHI TIẾT HỎI ĐÁP - Hỏi đáp CSTC
-
Dự Phòng Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Khoản Dự Phòng Này được Cơ ...
-
Dự Phòng Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Mục đích ... - Luật Dương Gia
-
Dự Phòng Ngân Sách Nhà Nước để Sử Dụng Cho Những Hoạt động Gì?
-
Tiêu đề Câu Hỏi: Dự Phòng Tại Kết Dư Ngân Sách
-
Nghị định 163/2016/NĐ-CP Hướng Dẫn Luật Ngân Sách Nhà Nước
-
[PDF] Luật Ngân Sách Nhà Nước - Sở Tài Chính Tỉnh Khánh Hòa
-
Luật Ngân Sách Nhà Nước Số 83/2015/QH13, Ngày 25/6/2015 Của ...
-
Quy định Chi Tiết Và Hướng Dẫn Thi Hành Luật Ngân Sách Nhà Nước
-
Chuyên Mục: Tìm Hiểu Luật Ngân Sách Nhà Nước (Phần 2)
-
Ngân Sách Với Công Dân - Sở Tài Chính
-
Thực Hiện Nghiêm Các Giải Pháp Tăng Cường Kỷ Luật, Kỷ Cương Trong ...
-
Câu Hỏi : Tài Chính Ngân Sách
-
[DOC] Ngân Sách Nhà Nước Năm 2015 - Sở Tài Chính - Quảng Bình
-
Nguyên Tắc Hỗ Trợ Ngân Sách địa Phương Trong Phòng, Chống Dịch ...
-
Bộ Tài Chính Thông Tin Về Nguồn Dự Phòng Ngân Sách Trung ương ...
-
[PDF] KHÁI NIỆM CƠ BẢN Ngân Sách Nhà Nước Là Toàn Bộ Các Khoản Thu ...
-
Chính Phủ Ban Hành Nghị định Số 31/2017/NĐ-CP, Ngày 23/3/2017 ...
-
Phòng Ngân Sách - Sở Tài Chính