Nguyên Tắc Hỗ Trợ Ngân Sách địa Phương Trong Phòng, Chống Dịch ...
Có thể bạn quan tâm
(sav.gov.vn) – Ngày 29/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định số 428/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn về ngân sách kinh phí thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 bao gồm: Kinh phí thực hiện các chính sách đặc thù (phần ngân sách Nhà nước bảo đảm) trong phòng, chống dịch Covid-19 quy định tại Điều 1, Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29-3-2020 của Chính phủ; Kinh phí thực hiện cách ly y tế, khám, chữa bệnh và chế độ phụ cấp chống dịch (phần ngân sách Nhà nước bảo đảm) trong phòng, chống dịch Covid-19 quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8-2-2021 của Chính phủ; Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và bồi dưỡng chống dịch Covid-19 trong 5 ngày Tết Nguyên đán năm Tân Sửu 2021 (phần ngân sách Nhà nước bảo đảm) quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 9-2-2021 của Chính phủ”.
Quyết định cũng quy định cụ thể cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách Nhà nước thực chi theo quy định.
Bên cạnh dó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại gồm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện; Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự toán dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.Trường hợp các địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm: 50% nguồn dự toán dự phòng ngân sách địa phương còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ nguồn 50% dự toán dự phòng của ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách Trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
Cũng theo Quyết định, kết thúc năm ngân sách, trường hợp ngân sách địa phương hụt thu, sau khi đã điều chỉnh giảm một số khoản chi và sử dụng nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn mà phần hụt thu ngân sách địa phương lớn hơn dự toán dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách từng địa phương, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ dự phòng ngân sách Trung ương. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương không vượt quá 50% dự toán dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao.
Thủ tướng Chính phủ giao Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 chỉ đạo các địa phương xây dựng phương án cách ly tập trung và đơn vị điều trị cách ly phòng, chống dịch Covid-19.
Giao Bộ Tài chính căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 của Quyết định này và số thực chi từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ phòng, chống dịch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước), xem xét, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho từng địa phương và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Trường hợp dịch bệnh xảy ra ở phạm vi lớn, ngân sách địa phương không đủ nguồn lực để thực hiện phòng chống dịch, căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính thực hiện bổ sung một phần kinh phí cho địa phương để thực hiện (tối đa 70%, mức ngân sách Trung ương hỗ trợ). Sau khi địa phương có báo cáo kết quả thực hiện chi ngân sách cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Tài chính sẽ bổ sung thêm (trường hợp thiếu kinh phí) hoặc thu hồi (trường hợp dư kinh phí) theo quy định.
Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung được phân công trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời, chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện cách ly y tế, chế độ phòng, chống dịch theo quy định và sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế để phòng, chống dịch Covid-19./.
Thanh Trang
Từ khóa » Sử Dụng Dự Phòng Ngân Sách Nhà Nước
-
CHI TIẾT HỎI ĐÁP - Hỏi đáp CSTC
-
Dự Phòng Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Khoản Dự Phòng Này được Cơ ...
-
Dự Phòng Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Mục đích ... - Luật Dương Gia
-
Dự Phòng Ngân Sách Nhà Nước để Sử Dụng Cho Những Hoạt động Gì?
-
Tiêu đề Câu Hỏi: Dự Phòng Tại Kết Dư Ngân Sách
-
Nghị định 163/2016/NĐ-CP Hướng Dẫn Luật Ngân Sách Nhà Nước
-
[PDF] Luật Ngân Sách Nhà Nước - Sở Tài Chính Tỉnh Khánh Hòa
-
Luật Ngân Sách Nhà Nước Số 83/2015/QH13, Ngày 25/6/2015 Của ...
-
Quy định Chi Tiết Và Hướng Dẫn Thi Hành Luật Ngân Sách Nhà Nước
-
Chuyên Mục: Tìm Hiểu Luật Ngân Sách Nhà Nước (Phần 2)
-
Sử Dụng Dự Phòng Ngân Sách Triệt để Tiết Kiệm, Tập Trung Khắc Phục ...
-
Ngân Sách Với Công Dân - Sở Tài Chính
-
Thực Hiện Nghiêm Các Giải Pháp Tăng Cường Kỷ Luật, Kỷ Cương Trong ...
-
Câu Hỏi : Tài Chính Ngân Sách
-
[DOC] Ngân Sách Nhà Nước Năm 2015 - Sở Tài Chính - Quảng Bình
-
Bộ Tài Chính Thông Tin Về Nguồn Dự Phòng Ngân Sách Trung ương ...
-
[PDF] KHÁI NIỆM CƠ BẢN Ngân Sách Nhà Nước Là Toàn Bộ Các Khoản Thu ...
-
Chính Phủ Ban Hành Nghị định Số 31/2017/NĐ-CP, Ngày 23/3/2017 ...
-
Phòng Ngân Sách - Sở Tài Chính