Ngựa Trong Thành Ngữ Và Tục Ngữ Việt Nam - Báo Đắk Lắk điện Tử
Có thể bạn quan tâm
Là con vật vừa thân quen, gần gũi, vừa độc đáo và giàu ý nghĩa biểu tượng, ngựa (mã) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam...
* Bắt ngựa đằng đuôi: Làm việc nguy hiểm, dại dột, không biết cách.
* Biếu bò nhận ngựa: Sự trao đổi, biếu tặng tương xứng.l Bò đất ngựa gỗ: Người bất tài, đồ vô dụng, của bỏ đi.
* Buộc đuôi cho ngựa đá nhau: Tạo điều kiện, xúi giục, kích động cả hai bên xích mích, gây gổ, làm hại nhau.
* Chạy đua một ngựa: Bịp bợm che mắt thiên hạ, nhằm đem lại thắng lợi cho kẻ không có thực tài, không xứng đáng được hưởng kết quả.
* Chạy như ngựa tế: Chạy rất nhanh, với vẻ hùng dũng, mạnh mẽ, tựa kiểu ngựa phi nước đại.
* Chạy như ngựa vía: Hay đi, đi suốt ngày, ít khi ở nhà hoặc ngồi yên một chỗ (ngựa vía: ngựa làm bằng giấy, dùng trong tang lễ ngày xưa, coi như phương tiện đưa linh hồn người chết lên trời).
* Chiêu binh luyện mã: Chuẩn bị, rèn luyện lực lượng quân sự để sẵn sàng chiến đấu (chiêu binh: chiêu mộ, tuyển thêm binh lính; luyện mã: tập luyện, huấn luyện ngựa chiến).
* Có chồng như ngựa có cương: Phụ nữ khi đã có chồng cuộc sống thường đi vào nền nếp, ổn định, không còn tự do như trước nữa.
Con dân cầm đòn, con quan cưỡi ngựa: Một quy luật xã hội dưới chế độ phong kiến: dòng dõi quý tộc kế tiếp nhau nắm chức quyền, con nhà bình dân phải sống mãi cảnh nghèo khổ.
* Cưỡi ngựa xem hoa: Qua loa, đại khái, không tìm hiểu kỹ lưỡng, chỉ nhìn nhận loáng thoáng bên ngoài.
Cương ngựa ách trâu: Bị cai trị, chèn ép, bị khống chế, phong tỏa riết róng, hà khắc, ví như con ngựa có cương, trâu có ách.
* Đầu trâu mặt ngựa: Bọn côn đồ hung hãn, ngang ngược.
* Đơn thương độc mã: Hành động lẻ loi, đơn độc trước một việc nặng nề mà không có sự hỗ trợ của người khác, ví như trong chiến trận một bên chỉ mỗi một mình với một ngọn giáo (đơn thương), một con ngựa (độc mã) mà phải đương đầu, đối chọi với bên kia là cả một đội quân hùng mạnh.
* Được đầu voi đòi đầu ngựa: Quá tham lam, đã được cái này lại đòi thêm cái khác nữa.
* Đường dài mới hay sức ngựa: Chỉ cộng tác, làm việc với nhau lâu ngày mới rõ được năng lực, phẩm chất của nhau.
* Gái không chồng như thuyền không lái, trai không vợ như ngựa không cương: Nam nữ phải có vợ có chồng thì cuộc sống mới ổn định, vững chắc.
* Khuyển mã chí tình: Chó và ngựa là hai loài vật sống rất tình cảm, trung thành với chủ.
* Làm thân trâu ngựa: Phải quỵ lụy, cung phụng, làm nô lệ cho kẻ khác, ví như thân phận của trâu ngựa sinh ra để phục vụ con người.
* Lên xe xuống ngựa: Sống sung sướng, nhàn nhã và sang trọng.
* Mặt dài như mặt ngựa: Mặt ngây ra, đờ đẫn khi bị phát hiện, bắt quả tang làm việc sai phạm.
* Mó dái ngựa: Hành động liều lĩnh, dại dột, trêu vào chỗ hiểm (đụng chạm vào bộ phận đó của ngựa sẽ bị ngựa đá).
* Mồm/hàm chó vó ngựa: 1. Bộ phận là thứ vũ khí tấn công, tự vệ quan trọng hoặc duy nhất; 2. Những cái có thể gây tai họa, nên tránh; 3. Thuộc hạng người ngỗ ngược, hay gây gổ, bịa đặt và ăn nói độc địa, thiếu tình cảm, ví như loài chó hay sủa, hay cắn càn, như loài ngựa háu đá, đôi khi phản chủ.
* Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Sự thương xót, chia sẻ của cả tập thể trước hoạn nạn của từng thành viên, từng con người trong cộng đồng.
* Ngựa hay lắm tật: 1Người nhiều tài thì cũng có nhiều nhược điểm; 2. Không có gì hoàn hảo được
* Ngựa Hồ chim Việt: Sự xa cách chia ly mỗi người một nơi.
* Ngựa non háu đá: Trẻ tuổi nhưng kiêu ngạo, hung hăng, hay khiêu khích, ham đối chọi mà không lượng được sức mình.
* Ngựa quen đường cũ: Không chịu sửa chữa khuyết điểm, vẫn lặp lại những hành động sai lầm đã mắc phải do thói quen khó bỏ.
* Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã: Những kẻ xấu tìm đến với nhau để câu kết, cùng thực hiện các mưu đồ đen tối của chúng.
Phương Hoa
Từ khóa » Khai Hoang Lập địa Có Phải Thành Ngữ Không
-
Khai Thiên Lập địa Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Khai Thiên Lập địa Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Phân Biệt Thành Ngữ Với Tục Ngũ
-
Phân Biệt Thành Ngữ, Tục Ngữ - Giáo Dục Việt Nam
-
Thành Ngữ (Tiếng Việt) - Wikipedia
-
Dòng Nào Dưới đây Không Phải Là Thành Ngữ?
-
Thành Ngữ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC ...
-
Tục Ngữ Là Gì? Thành Ngữ Là Gì? Phân Biệt Điểm Khác Nhau
-
Tục Ngữ Hán Việt - Wikiquote
-
ÔN TẬP TỤC NGỮ 7 (23-3 đến 28-3)
-
Thể Loại:Thành Ngữ Hán-Việt - Wiktionary Tiếng Việt
-
Top 170 Câu Tục Ngữ, Thành Ngữ Tiếng Hàn Thông Dụng Nhất Năm 2022