Tục Ngữ Là Gì? Thành Ngữ Là Gì? Phân Biệt Điểm Khác Nhau
Có thể bạn quan tâm
Tục ngữ là gì? Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, thường có vần điệu, thể hiện kinh nghiệm đúc kết về cuộc sống. Khái niệm về nó là một nội dung quan trọng trong môn Ngữ Văn. Tuy nhiên, người ta lại dễ lầm lẫn khi phân biệt tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Hãy cùng Kiến thức tổng hợp tìm hiểu cụ thể hơn về các khái niệm, cũng như phân biệt chúng nhé!
Bài viết nổi bật:
- Điệp ngữ là gì? Điệp từ là gì? Tác dụng của điệp ngữ
- Trạng ngữ là gì? Tác dụng, cách phân biệt các loại trạng ngữ
Nội dung bài viết
- 1 Ca dao, thành ngữ, tục ngữ là gì trong văn học dân gian
- 2 Tục ngữ là gì?
- 3 Thành ngữ là gì?
- 4 Ca dao là gì?
- 5 Cách phân biệt ca dao, thành ngữ, tục ngữ là gì?
- 5.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
- 5.1.1 1. Về hình thức:
- 5.1.2 2. Về nội dung:
- 5.2 Phân biệt ca dao với tục ngữ
- 5.2.1 1. Về hình thức:
- 5.2.2 2. Về nội dung:
- 5.3 Cách phân biệt nhanh thành ngữ, ca dao, tục ngữ là gì?
- 5.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Ca dao, thành ngữ, tục ngữ là gì trong văn học dân gian
Thành ngữ, ca dao tục ngữ là gì? Đây đều là các thể loại thuộc văn học dân gian. Văn học dân gian nghĩa là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền (không có tên tác giả cụ thể). Chúng được lưu giữ và truyền bá BẰNG MIỆNG từ đời này qua đời khác, nơi này qua nơi khác. Điều này cũng làm nên một đặc trưng rất riêng của thể loại, đó là chúng có nhiều dị bản.
Chẳng hạn như: “Dạy con từ thuở còn thơ/Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” với “Dạy con từ thuở còn thơ/Dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”
Thành ngữ, ca dao, tục ngữ được coi là tài sản văn hóa của toàn thể nhân dân. Chúng lột tả những đặc trưng văn hóa quốc gia, vùng miền, lịch sử. Đồng thời chúng còn ẩn chứa những lời khuyên răn, kinh nghiệm sống mà đời trước muốn truyền lại đến đời sau,…
Tục ngữ là gì?
Vậy tục ngữ là gì? Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7, định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta đúc kết về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội). Được nhân dân vận dụng vào đời sống, từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói”.
Ví dụ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ngày tháng mười chưa cười đã tối” Ý nghĩa: Nói về sự chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm của thời gian trong năm. “Đêm tháng 5” ý chỉ thời gian mùa hè, mặt trời thường chiếu sáng nhiều hơn (ngày dài hơn). Còn “Ngày tháng 10” chỉ thời gian mùa đông, mặt trời ở xa nên chiếu sáng ít hơn (đêm dài hơn).
Thành ngữ là gì?
Cũng theo định nghĩa trong SGK Ngữ văn 7, tập 1: “Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị được một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của nó có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, thành ngữ cũng có dị bản”.
Đặc điểm của thành ngữ:
- Ngắn gọn
- Thường có vần, nhất là vần lưng
- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
- Là một cụm từ (chưa thành câu hoàn chỉnh)
Ví dụ: “Đứng núi này trông núi nọ / đứng núi này trông núi khác”
Ca dao là gì?
Bên cạnh tục ngữ là gì, một khái niệm rất hay đi kèm là “ca dao”. Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, có khi kết hợp với âm nhạc để diễn xướng, thể hiện thái độ. Nó thể hiện quan điểm của nhân dân dưới những sự kiện lịch sử chứ không phản ánh lịch sử, ca dao cũng có nhiều dị bản”.
Ví dụ: “Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” với “Thân em như hạt mưa sa/Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”.
Đặc điểm của ca dao:
- Lời thơ thường khá ngắn gọn
- Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, giàu hình ảnh ẩn dụ và so sánh
- Cách thức diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian
>>> Xem thêm: Từ láy là gì? Từ ghép là gì, Từ Phức là gì, Các loai từ Láy
Cách phân biệt ca dao, thành ngữ, tục ngữ là gì?
Cùng thuộc phạm trù văn học dân gian, lại đều có nhịp điệu, âm vần, đề cập đến cùng các vấn đề,… Nên người ta dễ nhầm lẫn giữa ca dao, thành ngữ, tục ngữ. Một số cách phân biệt sau đây sẽ giúp bạn phân biệt rạch ròi giữa ba thể loại văn học dân gian này:
Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
1. Về hình thức:
Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể.
Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ cố định có nghĩa nhưng chưa phải là 1 câu hoàn chỉnh. Cho nên người ta gọi là “câu tục ngữ” chứ không gọi “câu thành ngữ”.
Thành ngữ và tục ngữ đều có thể có vần hoặc không có vần. Nhưng nếu có vẫn thì thành ngữ thường mang vần lưng, còn tục ngữ phổ biến vần liền và vần cách.
2. Về nội dung:
Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường nó là đúc kết những kinh nghiệm tăng gia sản xuất, hiện tượng đời sống,…
Chẳng hạn: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Còn thành ngữ mang ý nhất định nhưng phải gắn với các thành tố khác để tạo câu và ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến. Thành ngữ thông thường là những đánh giá, thể hiện tính cách, quan điểm… của con người. Thành ngữ thường chỉ xuất hiện là một vế đứng trong câu. Còn tục ngữ hoàn toàn có thể đứng độc lập để tạo câu.
Ví dụ: Chúc chị “mẹ tròn con vuông” / Anh đừng có mà “Đứng núi này, trông núi nọ” / Chúc hai bạn bên nhau đến “răng long đầu bạc”.
Phân biệt ca dao với tục ngữ
1. Về hình thức:
Ca dao: Thường phổ theo thể thơ lục bát hoặc lục bát biến dị. Có thể gồm một cặp câu 6 – 8 (câu ca dao) hay nhiều cặp câu 6 – 8 (bài ca dao).
Tục ngữ: Là một câu ngắn gọn hoàn chỉnh, có thể đứng độc lập tạo nghĩa.
2. Về nội dung:
Ca dao: Những bài ca ngắn gọn về thiên nhiên, vũ trụ, con người,… giàu cảm xúc. Đa phần ca dao đề cập đến tình yêu nam nữ, các mối quan hệ gia đình, xã hội,…
Ví dụ: “Chồng người đi ngược về xuôi – Chồng em dưới bếp sờ đuôi con mèo”
Tục ngữ: Là những câu nói dùng để đúc kết kinh nghiệm dân gian muốn truyền lại đời sau. Thông thường là các kinh nghiệm sản xuất, lý giải hiện tượng, triết lý dân gian,…
Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” / “Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra” / “Cái nết đánh chết cái đẹp”…
Cách phân biệt nhanh thành ngữ, ca dao, tục ngữ là gì?
Đặc điểm phân biệt | Thành ngữ | Tục ngữ | Ca dao |
Hình thức | Cụm từ / vế trong câu | Câu hoàn chỉnh | Thường là thể lục bát |
Gieo vần | Phổ biến vần lưng | Phổ biến vần liền và vần cách | Phối vần theo luật thơ lục bát |
Nội dung | Thể hiện quan điểm/tính cách/tình thế/ trạng thái…. | Kinh nghiệm sống dân gian | Thông qua những sự kiện lịch sử/ đặc trưng hoàn cảnh để bày tỏ quan điểm/nỗi lòng (giàu cảm, xúc) |
Một số đặc điểm (tương đối) giúp phân biệt thành ngữ/tục ngữ/ca dao
Trên đây là nội dung ôn tập Tục ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về phạm trù văn học dân gian và không còn bị nhầm lẫn giữa các khái niệm tục ngữ, thành ngữ, ca dao!
Bài viết liên quan khác:
- Thành Phần Phụ Chú Là Gì? Các Thành Phần Phụ Chú, Ví Dụ
- 12 Biện Pháp Tu Từ Thường Gặp Trong Ngữ Văn Thi THPT
- Cách Xác Định Các Phương Thức Biểu Đạt Trong Văn Học
Nguồn: Kiến thức tổng hợp
Từ khóa » Khai Hoang Lập địa Có Phải Thành Ngữ Không
-
Khai Thiên Lập địa Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Khai Thiên Lập địa Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Phân Biệt Thành Ngữ Với Tục Ngũ
-
Phân Biệt Thành Ngữ, Tục Ngữ - Giáo Dục Việt Nam
-
Thành Ngữ (Tiếng Việt) - Wikipedia
-
Dòng Nào Dưới đây Không Phải Là Thành Ngữ?
-
Thành Ngữ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC ...
-
Tục Ngữ Hán Việt - Wikiquote
-
ÔN TẬP TỤC NGỮ 7 (23-3 đến 28-3)
-
Thể Loại:Thành Ngữ Hán-Việt - Wiktionary Tiếng Việt
-
Top 170 Câu Tục Ngữ, Thành Ngữ Tiếng Hàn Thông Dụng Nhất Năm 2022
-
Ngựa Trong Thành Ngữ Và Tục Ngữ Việt Nam - Báo Đắk Lắk điện Tử