Thành Ngữ (Tiếng Việt) - Wikipedia

Văn học dân gian

    Thần thoại     Truyền thuyết     Cổ tích     Truyện cười     Ngụ ngôn     Vè, Tục ngữ     Thành ngữ     Câu đố     Ca dao     Văn học dân gian dân tộc thiểu số     Sân khấu cổ truyền

Văn học viết

    Văn học đời Tiền Lê     Văn học đời Lý     Văn học đời Trần     Văn học đời Lê Sơ     Văn học đời Mạc     Văn học đời Lê trung hưng     Văn học đời Tây Sơn     Văn học thời Nguyễn     Văn học thời Pháp thuộc     Văn học thời kỳ 1945–1954     Văn học thời kỳ 1954–1975     Văn học thời kỳ sau 1975

Khác

    Thơ Việt Nam     Truyện thơ Nôm     Kịch thơ Việt Nam     Truyện tranh Việt Nam

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.[1] Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.[2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành ngữ có thể được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí, tùy thuộc mục đích nghiên cứu tìm hiểu, tra nghĩa, giải nghĩa.

Theo nguồn gốc có thể chia thành hai loại là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán (thành ngữ Hán Việt). Ví dụ thành ngữ thuần Việt như Ăn xổi ở thì, buôn thúng bán mẹt..., thành ngữ Hán Việt như thâm căn cố đế, đồng bệnh tương liên...

Theo thủ pháp tu từ được sử dụng có thể chia thành loại: so sánh (ví dụ như nhát như thỏ đế, cấm cảu như chó cắn ma,...), ẩn dụ (ví dụ như ruột để ngoài da, rán sành ra mỡ,...), đối ngẫu (ví dụ như cao chạy xa bay, lên bờ xuống ruộng,...).

Theo số lượng từ có thể phân loại thành loại: 3 chữ như khỏe như vâm, thẳng ruột ngựa, loại 4 chữ như một nắng hai sương, đá thúng đụng nia, loại năm chữ như vắt cổ chày ra nước, dùi đục chấm mắm cáy

Phân biệt với tục ngữ và quán ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ.

Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003 (tái bản lần thứ 9), trang 915
  2. ^ Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam, GS. Nguyễn Lân – Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin tái bản 2010
  3. ^ Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003 (tái bản lần thứ 9), trang 801
  • x
  • t
  • s
Tiếng Việt
Ngôn ngữ học
  • Âm vị học
  • Ngữ pháp
  • Hán Nôm
  • Hệ đếm
  • Phương ngữ
    • Thanh Hóa
    • tại Hoa Kỳ
    • tại Trung Quốc
Từ vựng
  • Từ thuần Việt
  • Từ mượn
    • từ Hán-Việt
      • gốc Nhật
  • Từ đồng âm
  • Từ lóng
    • Thế hệ Z
  • Thành ngữ
    • gốc Hán
Chữ viết
  • Chữ Quốc ngữ Latinh
  • Chữ Nôm
  • Chữ Hán
  • Chữ nổi
  • Chính tả
    • đặt dấu thanh
  • Thư pháp
  • Trên máy tính
    • bộ gõ
    • VIQR
    • VNI
    • Telex
    • Teencode
  • Viết tắt
  • Thể loại Thể loại
  • Cổng thông tin Cổng thông tin

Từ khóa » Khai Hoang Lập địa Có Phải Thành Ngữ Không