Người Cháu Của Tổng đốc Hoàng Diệu - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Ảnh: THANH HÀ |
Kỳ 1: Tuổi 70 và đôi chân vạn dặm Kỳ 2: Người trình làng sinh vật rừng VN Kỳ 3: “Thổ dân” Đồng Tháp Mười Kỳ 4: Người đạp xích lô trở thành tiến sĩ Kỳ 5: Nhà bướm học
Nếp nhà và niềm đam mê
Từ khi còn là cậu học trò trường huyện cho đến khi trở thành một nhà toán học nổi tiếng, ít ai biết cha của ông gọi tổng đốc thành Hà Nội Hoàng Diệu - người anh hùng dân tộc bảo vệ thành Hà Nội trong cuộc tấn công của quân Pháp năm 1885 - là bác ruột. Mẹ đẻ của Hoàng Diệu cũng chính là bà cụ nội của cậu bé Hoàng Tụy. Về người mẹ, người dân Điện Bàn (Quảng Nam) còn lưu truyền một câu chuyện: Hoàng Diệu làm quan lớn của triều đình, rất mực thanh liêm, nhà rất nghèo.
Phóng to |
GS Hoàng Tụy cùng các SV tại Trường ĐH Nagoya (Nhật). Ảnh tư liệu của GS Hoàng Tụy |
Năm 1946, 19 tuổi, Hoàng Tụy đỗ tú tài toàn phần tại Trường Quốc học Huế và tự mày mò học toán với những tài liệu bằng tiếng Pháp mà ông tìm được. Ra Hà Nội tiếp tục học Trường CĐ Khoa học chưa đầy hai tháng thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Hoàng Tụy về quê, làm giáo viên toán trong chiến khu của Liên khu 5.
“Biết kháng chiến gian khổ, đường sá xa xôi, tôi đã đi lùng mua khắp các hiệu sách cũ Hà Nội và ôm về quê một thùng tài liệu to. Vừa dạy học vừa nghiên cứu toán, tôi cứ âm thầm làm như thế một mình”, GS Hoàng Tụy nhớ lại. Năm 1951, khi hay tin GS toán học Lê Văn Thiêm từ Pháp về nước tham gia kháng chiến, Hoàng Tụy đi bộ ba tháng trời ra Việt Bắc để gặp thần tượng.
Ngày ấy chính phủ kháng chiến muốn đào tạo một thế hệ những tài năng khoa học cho tương lai nên đã cử ông sang Trung Quốc du học, nhưng thật bất ngờ, tất cả những kiến thức ở Trường ĐH Nam Ninh, Trung Quốc đưa ra giảng dạy, Hoàng Tụy đã tự học hết từ lâu rồi. Vậy là điều kỳ lạ xảy ra: một học sinh tốt nghiệp tú tài, chưa từng học ĐH đã trở thành một trong những giảng viên ĐH đầu tiên trong nền giáo dục nước VN Dân chủ cộng hòa về môn toán và đưa sang Nga đào tạo thành nhà khoa học.
“Người trí thức không chịu sống hèn”
Phóng to |
GS Hoàng Tụy (giữa) trao đổi với các nhà toán học quốc tế tại một hội thảo tổ chức ở Thụy Điển mừng GS Hoàng Tụy tròn 70 tuổi. Ảnh tư liệu của GS Hoàng Tụy |
Nhưng được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Giáo dục Tạ Quang Bửu ngày ấy, Hoàng Tụy đã cùng nhiều giảng viên khoa toán lao vào nghiên cứu khoa học. Ngoài những giờ lên lớp, dù ở Hà Nội hay dưới mưa bom của Mỹ tại nơi sơ tán ở Đại Từ, Thái Nguyên, họ vẫn say sưa nghiên cứu.
Để tạo điều kiện cho cán bộ trong Viện Toán vượt qua cuộc sống khó khăn, bằng uy tín cá nhân của mình, GS Hoàng Tụy cho công bố các công trình nghiên cứu của họ trên các tạp chí toán học uy tín của thế giới. Ông giới thiệu với các GS bè bạn ở các ĐH danh tiếng để tìm kiếm những vị trí giảng dạy tốt nhất cho các tài năng toán, những suất học bổng tốt nhất khắp các trường từ Mỹ, Nhật, Úc, Pháp... mang về cho các nhà khoa học VN trong tương lai. Có những năm học bổng Humbol - học bổng cao nhất của Đức dành cho các nhà toán học khắp thế giới - có 20 suất thì có đến 17 người đến từ VN. |
Chưa hết, chủ trương thành lập lớp chuyên toán đầu tiên của ĐH Tổng hợp - nơi thu nhận những mầm non toán học khắp cả nước về đào tạo từ năm đầu trung học, nơi có những học sinh sau này làm rạng danh khoa toán tổng hợp như Đào Trọng Thi (giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội), Trần Văn Nhung (thứ trưởng Bộ GD-ĐT), Đặng Hùng Thắng (thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường)... và là nơi đầu tiên cử học sinh đi thi các kỳ thi toán quốc tế - đã bị coi là bệnh “thiên tài chủ nghĩa”.
Các giáo viên lớp chuyên toán cũng bị qui kết cùng với ông Hoàng Tụy là làm méo mó đầu óc của các em, mưu cầu lợi ích cá nhân. “Suốt 5-6 năm trời, chúng tôi cứ ngày ăn, đêm về thắp đèn dầu viết kiểm điểm hoặc họp kiểm thảo, không được lên lớp dạy nữa" - GS Hoàng Tụy hồi tưởng với giọng điềm đạm.
Trong một lần gặp mặt giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng với các nhà khoa học, ông xin Thủ tướng cho chuyển công tác sang Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước để “tiện nghiên cứu khoa học hơn”. Thủ tướng đồng ý, ông chuyển công tác và sáng lập Viện Toán. Năm 1970, GS Lê Văn Thiêm cũng chuyển sang, các ông đồng lòng xây dựng Viện Toán thành cơ quan nghiên cứu đầu ngành về toán học ở VN.
Các nhà khoa học trẻ VN cho đến hôm nay không thể nào quên hình ảnh của vị viện trưởng đầu tiên: cả trong những ngày tháng gian nan nhất, khi cả nước phải ăn bo bo để sống, khi các nghiên cứu sinh thắp đèn dầu, vừa đánh muỗi đen đét vừa phe phẩy quạt nan để làm toán, ông vẫn không cho phép họ sống lúi xùi, ẩu tả, đánh đổi cuộc sống vật chất tạm thời để nuôi toán.
Những năm đầu sau khi thống nhất đất nước, khi các trí thức phải đi nuôi lợn, ép dép nhựa gia công, khi hàng ngàn tiến sĩ, nghiên cứu sinh đổ sang Đông Âu đi buôn..., ông vẫn kiên trì khuyến khích các đồng sự của mình: “Hãy hết lòng với toán, người trí thức không chịu sống hèn”.
Nhiều người nói GS Hoàng Tụy là một người cô đơn trong khoa học. Có thể ông cô đơn nhưng không hề cô độc, ông là một trong những trụ cột của toán tối ưu thế giới, là cha đẻ của trường phái Tối ưu toàn cục, người sáng lập và tổng biên tập tạp chí Tối Ưu Toàn Cục được xuất bản bằng tiếng Anh, Nhật, Đức nổi tiếng trong thế giới toán học.
Ông nói: “Cái chính là có niềm say mê với cuộc sống, say mê với điều mình đã tin tưởng và lựa chọn, nó giúp mình vượt qua được tất cả những gì đắng cay, buồn bã nhất”. Cả cuộc đời khoa học của GS Hoàng Tụy được minh chứng cho chân lý giản dị ấy.
------------------
Cuộc đời ông gắn chặt với con trùn, đến luận án tiến sĩ của ông cũng nghiên cứu về trùn. Thành quả của ông xuất phát từ tuổi thơ chăn trâu thích đào trùn nuôi gà vịt. Đến khi trở thành tiến sĩ, ông đã hỗ trợ giống cho bà con nuôi trùn làm thức ăn cho gà. Một “công nghệ trùn” đang được ông phát triển thành một mô hình kinh tế. Kỳ tới: Tiến sĩ trùn |
Từ khóa » Cậu Cháu Hoàng Diệu
-
Đi Tìm Hậu Duệ Tổng đốc Hoàng Diệu: Chuyện Thú Vị Về Dòng Họ ...
-
Đi Tìm Hậu Duệ Tổng đốc Hoàng Diệu - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Gặp Hậu Duệ Tổng đốc Hoàng Diệu | BÁO QUẢNG NAM ONLINE
-
Cậu Cháo Quán - Cháo Hàu Sữa ở Quận 4, TP. HCM
-
Hậu Duệ Cụ Hoàng Diệu - Tổng đốc Hà Ninh
-
Tưởng Nhớ Tổng Ðốc Hoàng Diệu Qua Thơ Văn - Advite
-
Lòng Thương Dân Của Tổng đốc Hoàng Diệu - Báo Đại Đoàn Kết
-
Nỗi Buồn Nhân đôi Của Gia đình ông Bà Trịnh Văn Bô
-
Dự Lễ Hội Dòng Tộc Sinh Ra Tổng đốc Hoàng Diệu - VietNamNet
-
Thanh Gươm để Lại - Báo Đà Nẵng điện Tử
-
Tổng đốc Hoàng Diệu, Người đã Hy Sinh Năm 1882 để Bảo Vệ Thành ...
-
Nguyễn Hoàng – Wikipedia Tiếng Việt