Nguyễn Du Và Con đường Hoạn Lộ Qua Thơ Chữ Hán - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Sư phạm
Nguyễn du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ hán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.16 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINHNGUYỄN THỊ THU HÀLUẬN VĂN THẠC SĨĐề tài:NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘQUA THƠ CHỮ HÁNChuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học mơn VănThành phố Hồ Chí Minh- 2010 NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘQUA THƠ CHỮ HÁNMỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI1.1. Nguyễn Du đã từng viết:Bất thiệp Hồ Nam đạo,An tri Tương Thủy thâm?Bất độc Hoài sa phúAn thức Khuất Nguyên tâm?Khuất Nguyên tâm, Tương Giang thủy,Thiên thu vạn thu thanh kiến để.(Biện Giả)(Không đi qua Hồ NamSao biết nước sông Tương sâu?Không đọc bài phú Hồi Sa,Sao biết được lịng Khuất Ngun?Lịng Khuất Ngun và nước sơng TươngNghìn năm vạn năm vẫn trong suốt thấy đáy.)Lời thơ ấy, tứ thơ ấy dường như cũng vận vào rất đúng với lòng Nguyễn Du, thơ chữ Hán NguyễnDu. Chưa đi qua Hà Tĩnh, sao biết được nước sông Lam sâu. Không đọc thơ chữ Hán, sao hiểu lịngNguyễn Du. Lịng Nguyễn Du cũng như nước sơng Lam, nghìn năm vạn năm vẫn sâu thăm thẳm. Tấclịng thăm thẳm ấy, Nguyễn Du gửi gắm thật nhiều trong thơ chữ Hán. Vì vậy, sẽ thật thiệt thịi chonhững ai chưa từng đọc và sống với những vần thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Và cũng sẽ thật thiếu sótnếu chúng ta chỉ nói đến Truyện Kiều như một đỉnh cao chói lọi mà quên dành cho thơ chữ Hán sựquan tâm và một vị trí xứng đáng! Thơ chữ Hán Nguyễn Du, theo giáo sư Mai Quốc Liên, là nhữngáng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vơ tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáotrong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán củaTrung Quốc nữa (Lời nói đầu, Nguyễn Du toàn tập, Tập 1, NXB Văn học, 1996). Tìm hiểu thơ chữHán Nguyễn Du cịn là tìm về với nguồn di sản quý báu của kho tàng văn học dân tộc.1.2. Trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, phần lớn các bài thơ được sáng tác trong khoảngthời gian nhà thơ làm quan dưới triều Nguyễn. Đọc những bài thơ ấy, ta hiểu hơn tâm sự, nỗi niềm, những trăn trở, suy tư của Nguyễn Du trên con đường hoạn lộ. Điều quan trọng những tâm sự ấy khơngchỉ là những nỗi niềm riêng tây mà nó là hơi thở của thời đại, của dân tộc, của số phận con người. Vàcho đến nay, gần ba trăm năm trải qua, nó vẫn là những bài học lớn về thế sự, nhân sinh cho hậu thế.1.3. Cuối cùng, chúng tơi đến với đề tài này từ sự u thích của bản thân đối với thơ ca NguyễnDu và đặc biệt là ba tập thơ chữ Hán của thi nhân.Trên đây là những lí do chúng tơi chọn đề tài Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU2.1. Mục đích đầu tiên của luận văn là tìm hiểu khái quát về thời đại, cuộc đời và sự nghiệp sángtác của Nguyễn Du; từ đó có thể có được cái nhìn thấu đáo, tồn diện hơn về con người nhà thơ trêncon đường hoạn lộ.2.2. Theo sử sách ghi lại, con đường hoạn lộ của Nguyễn Du tương đối bằng phẳng, hanh thông;ông lại từng hai lần được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, hẳn là được triều đình tin dùng. Ra làmquan cũng là cơ hội để ông thực hiện hùng tâm tráng chí từ thời trai trẻ của mình. Thế nhưng, quanhững bài thơ chữ Hán được sáng tác trong khoảng thời gian làm quan dưới triều Nguyễn, ta lại thấynhà thơ có nhiều trăn trở, ưu tư; hơn thế nữa là những nỗi niềm đến bạc tóc về nhân sinh, thế sự. Vìvậy, mục đích chính của luận văn là tìm hiểu những tâm sự, qua đó phần nào hiểu được thế giới quan,nhân sinh quan của nhà thơ Nguyễn Du trên con đường hoạn lộ thông qua ba tập thơ chữ Hán: ThanhHiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Qua những nỗi niềm riêng cũng như cáchNguyễn Du đánh giá về cuộc đời, về con người, ta càng hiểu thêm thế giới tâm hồn sâu thẳm và tấmlòng rộng lớn của thi nhân. Từ cõi sâu thẳm và rộng lớn ấy, hậu thế tìm được cho mình những bài họcvề thế sự, nhân sinh thấm thía và quí giá.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là con đường hoạn lộ của nhà thơ Nguyễn Du qua ba tập thơchữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục với những tâm sự, ưu tư; cáchđánh giá, nhìn nhận của ơng về cuộc đời, con người; qua đó hiểu hơn về bức chân dung tinh thần củanhà thơ.3.2. Phạm vi tư liệuVới trình độ và vốn chữ Hán có hạn, chúng tơi khơng có điều kiện để khảo sát nguyên văn củavăn bản, chủ yếu khảo sát văn bản trên phần dịch nghĩa.Những tư liệu về thơ chữ Hán của Nguyễn Du được chúng tơi trích từ tuyển tập Nguyễn Du toàntập, tập 1, NXB. Văn học, xuất bản năm 1996 do GS. Mai Quốc Liên chủ biên.3.3. Phạm vi vấn đề Luận văn khơng nghiên cứu tồn bộ nội dung thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Trên cơ sở đọc ba tậpthơ, chúng tôi khảo sát kĩ những bài Nguyễn Du sáng tác trong thời gian làm quan dưới triều Nguyễn,cụ thể là một số bài thuộc Thanh Hiên thi tập và toàn bộ hai tập Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạplục.Luận văn cũng không đi vào phương diện thi pháp, nghệ thuật biểu hiện của ba tập thơ mà tậptrung tìm hiểu thế giới nội tâm, từ đó phần nào lí giải thế giới quan, nhân sinh quan của nhà thơ trêncon đường hoạn lộ trong một giai đoạn đầy phức tạp và biến động của lịch sử dân tộc.4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ4.1. Khác với Truyện Kiều cho đến nay đã có cả một q trình tiếp nhận, nghiên cứu phê bình trảidài trên dưới hai trăm năm, thơ chữ Hán Nguyễn Du đến năm 1931 mới được ra mắt bạn đọc lần đầutiên trên tạp chí Nam Phong số 161 chỉ với 13 bài. Trước Cách mạng tháng tám, các nhà nghiên cứuĐào Duy Anh, Trần Trọng Kim đã từng có bài viết về thơ chữ Hán. Đến năm 1959 tập thơ chữ HánNguyễn Du đầu tiên ra đời có tên Thơ chữ Hán Nguyễn Du do các ông Bùi Kỉ, Phan Võ, Nguyễn KhắcHanh sưu tầm biên soạn, in tại nhà in Hoàn Cầu, Hà Nội. Như vậy lịch sử nghiên cứu thơ chữ HánNguyễn Du mới bắt đầu từ khoảng những năm ba mươi của thế kỉ XX, khá ngắn ngủi so với lịch sửnghiên cứu Truyện Kiều.4.2. Qua tìm hiểu tư liệu, chúng tơi nhận thấy:Các bài viết, cơng trình nghiên cứu về thơ chữ Hán Nguyễn Du có thể chia thành ba dạng sau:- Một là các tài liệu tìm hiểu một cách tổng quát về cả ba tập thơ chữ Hán trên các phương diệnnội dung hoặc nghệ thuật.- Hai là các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề nổi bật của một hoặc hai tập thơ.- Ba là các bài nghiên cứu phê bình về một hoặc một số bài thơ chữ Hán cụ thể có trong các tậpthơ.Chúng tơi cũng nhận thấy rằng chưa có cơng trình nào tập trung nghiên cứu về đề tài Nguyễn Duvà con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán.Tuy nhiên, vấn đề trên được đề cập đến trong một số tài liệu, cơng trình của các tác giả, nhànghiên cứu.Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh trong Khảo luận về Kim Vân Kiều (Quan hải tùng thư, Huế, 1943)cho rằng qua hai tập thơ có thể thấy lịng trung trinh là phần chủ yếu trong tâm tính Nguyễn Du… Cáilịng ấy, đến lúc chết ông vẫn chung chú vào nhà Lê vua Lê… (tr.228). Thái độ bất đắc chí của nhà thơkhi làm quan dưới triều Nguyễn cũng được ơng giải thích là bởi nhà thơ luôn mang tâm sự day dứt củakẻ bề tơi phải thờ hai chúa.Nhà phê bình Hồi Thanh trong bài viết Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hánđăng trên tạp chí Văn nghệ, tháng 3 năm 1960 cũng chú ý lí giải thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại đương thời. Ông cũng cho rằng Nguyễn Du quả có nhớ tiếc nhà Lê nhưng nhà thơ nhận rõ vậnnhà Lê đã hết rồi cho nên thật thà đi theo nhà Nguyễn, theo nhà Nguyễn nhưng vẫn nhớ tiếc nhà Lê vàdường như có khi nhớ tiếc cả Tây Sơn nữa. Tóm lại, theo Hồi Thanh, thái độ của Nguyễn Du đối vớicác triều đại là không rõ ràng nhưng điều rất rõ ràng là ông không bằng lịng với tồn bộ cuộc đời lúcbấy giờ. Khơng bằng lịng cho nên nhà thơ khinh bỉ vơ cùng những kẻ chỉ nuôi cái mộng làm quan vàthương vô cùng những cảnh đời cơ cực.Năm 1965, cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du (NXB Văn học) ra mắt, trong phần giới thiệu, nhànghiên cứu Trương Chính đã đưa ra những nhận định khác với nhà nghiên cứu Đào Duy Anh. TrươngChính không phủ nhận thái độ trung với nhà Lê của Nguyễn Du song theo ông khi ra làm quan với nhàNguyễn, nhà thơ chỉ nhớ tiếc nhà Lê như một nỗi niềm hồi cổ chứ khơng phải ơm mối cơ trung. Ơngcho rằng cái bất đắc chí của Nguyễn Du trong những năm làm quan là do hiện thực cuộc sống dướitriều Nguyễn đem lại và tâm sự của Nguyễn Du trong hai tập thơ này khơng nằm ngồi nỗi nhớ nhà,nhớ thú săn bắn, muốn về yên nghỉ, cho đời là một cuộc bể dâu, ca tụng lòng tiết nghĩa, mạt sát nhữngngười hèn hạ cầu phú quý công danh…Tháng 11 năm 1965, tác giả Đào Xuân Quý trong bài viết Nguyễn Du trong những bài thơ chữHán đăng trên báo Văn nghệ cũng có ý kiến bàn về vấn đề này. Tác giả cho rằng vấn đề chính củaNguyễn Du không phải là ở thái độ của nhà thơ đối với các triều đại mà chính là ở chỗ thái độ củaNguyễn Du đối với toàn bộ cuộc sống đương thời; ở đâu cũng thấy Nguyễn Du không bằng lòng vớicuộc sống hiện tại, u uất với những nỗi băn khoăn lo lắng của chính mình. Tâm trạng ấy cho đến nhữngngày nhà thơ đi sứ ở Trung Quốc mới thấy thay đổi; nhà thơ phát biểu về nhiều vấn đề, suy nghĩ tỏ rasắc sảo, sâu xa và nhiều khi táo bạo nữa.Trong chuyên luận Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán (Tạp chí văn học,tháng 11 năm 1966), nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã đưa ra những ý kiến khái quát và xác đáng:Đằng sau hình ảnh Nguyễn Du với cõi lịng ủ ê tê tái, với cá tính rõ mồn một, một Nguyễn Du nghìnlần hiện thực hơn cái con người chỉ biết vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện trước mặt Gia Long mà sửsách từng ghi lại, ta thấy một điều gì lớn hơn nữa; ấy là những suy nghĩ nung đúc của nhà thơ về conngười, về xã hội, là cái nhìn phanh phui đến đáy những nhân cách lịch sử, cũng là sự chiêm nghiệmsâu kín và đầy trắc ẩn về những ba động của thời cuộc diễn ra trước mắt ông. Ở những thi phẩm này,Nguyễn Du đã đặt vấn đề trực tiếp về số phận mình, gắn liền với vận mệnh chúng sinh trong nhiều thờiđại, nhất là thời đại ông đang sống.Giáo sư Nguyễn Lộc khi tìm hiểu Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự của nhà thơ (Văn học Việtnam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX xuất bản lần đầu năm 1976) cũng cho rằng điều quantrọng đối với Nguyễn Du không phải vấn đề triều đại này hay triều đại nọ, mà là vấn đề khác có ýnghĩa xã hội rộng lớn hơn nhiều; chính vấn đề cuộc đời mới là trung tâm những day dứt, suy nghĩ của nhà thơ. Nguyễn Du suy nghĩ nhiều và có xu hướng không dừng lại ở những hiện tượng cá biệt, lẻ tẻmà muốn đi đến cái khái quát, cái phổ biến cho những lời thơ của ông nhiều câu như châm ngơn, nhưtriết lí.Tác giả Hà Minh Đức trong bài viết Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (Đến với thơ chữ Hán NguyễnDu, NXB Thanh niên, 2000) về cơ bản cũng đưa ra quan điểm tương đồng với các tác giả như HồiThanh, Trương Chính, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Lộc khi cho rằng điều quan trọng trong tâm hồnNguyễn Du, trong thơ chữ Hán của ông không nằm ở thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại lịchsử mà ở tâm trạng, cái nhìn của ơng đối với cuộc đời. Cho nên cái phần trong sáng và đáng trân trọngnhất trong những bài thơ chữ Hán chính là những yêu ghét của nhà thơ – dấu hiệu riêng của nhữngnghệ sĩ lớn; bởi lẽ ở vào thời đại Nguyễn Du biết yêu ghét không phải là chuyện dễ.Trong Lời nói đầu của bộ sách Nguyễn Du tồn tập (Trung tâm nghiên cứu Quốc học và NXBVăn học ấn hành năm 1996), Giáo sư Mai Quốc Liên cũng nhận định nỗi buồn và sự thất vọng củaNguyễn Du trong thơ chữ Hán không phải chỉ là cái buồn của thân thế, nó cịn là cái buồn trước đấtnước và thời cuộc; ấy là cái buồn chứa đầy những ý tưởng lớn.Trên đây là một số bài viết, cơng trình nghiên cứu về thơ chữ Hán Nguyễn Du có đề cập đến nộidung của đề tài. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy các cơng trình, bài viết có liên quan đến đềtài này phần lớn thống nhất với nhau ở những điểm sau:- Trên con đường hoạn lộ, điều quan trọng đối với Nguyễn Du không phải là vấn đề triều đại nàyhay triều đại nọ, ông cũng chẳng thiết tha với chốn quan trường. Nguyễn Du có những tâm sự riêngnhưng bao trùm lên tất cả là một nỗi buồn lớn, những ý tưởng lớn về thời thế, về nhân sinh.- Vượt ra khỏi giới hạn bản thân, giới hạn của một triều đại, giới hạn của một thời đại trong suynghĩ và đánh giá cuộc sống, ấy là chỗ vĩ đại của Nguyễn Du và cũng là giá trị sáng ngời của thơ chữHán nói chung, những bài thơ được viết trong thời gian tác giả làm quan nói riêng.Những cơng trình trên, nhìn chung, do phạm vi đề tài quá rộng lớn hoặc dung lượng còn hạn hẹpnên chưa đi vào khảo sát một cách đầy đủ, chi tiết và hệ thống về đề tài Nguyễn Du và con đường hoạnlộ qua thơ chữ Hán mà chỉ đưa ra một số nhận định có tính chất khái qt. Tuy chỉ là những phác họacịn sơ lược về đề tài này, song những nhận định, đánh giá trên đã gợi mở cho chúng tôi nhiều hướngtiếp cận. Chúng tôi xin trân trọng lĩnh hội và vận dụng vào đề tài của mình.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5.1. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp vận dụng nhiều phương pháp:Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu bối cảnh thời đại, cuộc đời – những yếu tố chi phốisáng tác của Nguyễn Du, từ đó hiểu thêm về nội dung tác phẩm. Phương pháp so sánh được dùng để làm rõ bản chất của đối tượng trong mối tương quan với mộtsố hiện tượng văn học khác như: thơ Nguyễn Trãi, thơ đi sứ của một số nhà thơ trung đại Việt Nam,thơ Nguyễn Công Trứ.Phương pháp thống kê được sử dụng như một phương pháp phụ trợ để làm tăng sức thuyết phụccho những kết luận rút ra từ luận văn.Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng với tư cách là phương pháp chủ đạo để tìm hiểuđặc điểm của đối tượng.5.2. Trong khi vận dụng các phương pháp trên, chúng tôi đồng thời thực hiện yêu cầu về nghiêncứu tổng hợp và liên ngành.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂNNgồi mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn được triển khai thành bốn chươngnhư sau:- Chương 1: Thời đại, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn DuTrong chương này, luận văn giới thiệu những yếu tố về thời đại, cuộc đời nhà thơ có ảnh hưởngđến sáng tác của ông, đặc biệt là những sự kiện xáy ra trong thời gian Nguyễn Du làm quan dưới triềuNguyễn.- Chương 2: Con đường hoạn lộ với những nỗi niềm riêngTrong chương này, luận văn tìm hiểu những nỗi niềm riêng của nhà thơ trên con đường hoạn lộ.Đó là nỗi buồn, cô đơn, nhớ nhà; là nỗi chán ngán lợi danh và thất vọng trước hiện thực nhiễu nhươngchốn quan trường; là nỗi giằng xé giữa ước nguyện được trở về với cuộc sống an nhàn với chí nguyệndấn thân. Vượt lên trên những nỗi niềm u uẩn ấy, vị quan đưa ra những lí lẽ tự khuyên mình cố gắnglàm trịn chức phận mà khơng phạm vào cái tính tự nhiên của bản thân.- Chương 3: Con đường hoạn lộ với nỗi băn khoăn về số phận con ngườiTrên con đường hoạn lộ, điều Nguyễn Du quan tâm không phải là những vấn đề của triều đại nàyhay triều đại nọ. Điều khiến ông trăn trở không yên là số phận của con người: người nghèo khổ, ngườitài hoa bạc mệnh và cả những kẻ bất nghĩa, xấu xa. Mỗi số phận, mỗi cuộc đời ẩn chứa một câu hỏi lớnvề thời thế, nhân sinh.- Chương 4: Con đường hoạn lộ và những triết luận về cuộc đờiTừ những băn khoăn về số phận con người, Nguyễn Du có những nhận xét khái qt mang tínhchân lí, thấu triệt bản chất của xã hội và cuộc đời. Ở chương này luận văn tìm hiểu những nhận xétmang tính khái qt ấy của nhà thơ.7. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀIBên cạnh Truyện Kiều, thơ chữ Hán Nguyễn Du đã được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổthông. Đây là lĩnh vực cịn mới mẻ, khó khăn đối với khơng ít giáo viên và học sinh. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ giúp chúng tôi phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy thơ chữ Hán Nguyễn Du ở nhàtrường phổ thông sau này.Chúng tôi cũng hi vọng đề tài này có thể góp thêm một nét nhỏ bé vào bức chân dung tinh thần tolớn của đại thi hào dân tộc mà rất nhiều bạn đọc, nhà nghiên cứu phê bình đã xúc động và say mê tìmhiểu từ trước đến nay.Lắng nghe thơ chữ Hán Nguyễn Du là lắng nghe một nỗi niềm tâm sự lớn, lắng nghe hơi thở củamột thời đại bể dâu. Từ những nỗi niềm dâu bể ấy, ta lại thấy toả ra thứ ánh sáng đẹp đẽ của một chủnghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Vì vậy, cũng như Truyện Kiều, thơ chữ Hán Nguyễn Du mãi mãithanh lọc tâm hồn con người, đưa con người về gần với giá trị nhân bản của mình hơn. NỘI DUNGCHƯƠNG 1THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁCCỦA NGUYỄN DU1.1. THỜI ĐẠINguyễn Du sống trong một thời đại lịch sử đầy biến động:nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIXvới những cuộc bể dâu, những cuộc thay đổi sơn hà. Đặc điểm nổi bật của lịch sử xã hội nước ta thờikỳ này là chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, không có lối thốt. Nhữngmâu thuẫn chất chứa trong lịng xã hội phong kiến đến giai đoạn này bộc lộ gay gắt và bùng nổ thànhnhững cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt.1.1.1. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọngCuộc khủng hoảng bắt đầu từ Đàng Ngoài rồi lan rộng ra cả nước. Chiến tranh phong kiến kéo dàikhiến cho nơng nghiep đình đốn, ruộng đất phần lớn tập trung trong tay bọn quan lại địa chủ. Tô thuếrất nặng nề, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Nhu cầu chi tiêu tăng lên, nhân dân không thể nộp thuế,đành phải bỏ làng đi phiêu tán. Làng xóm trở nên điêu tàn, sức sản xuất bị tàn phá. Người nông dân thaphương cầu thực khắp nơi, nhiều người chết đói, chết bệnh trên đường.Ở Đàng Ngồi, hình thành chế độ “vua Lê chúa Trịnh”, vua Lê chỉ ngồi làm vì, tất cả quyền hànhtập trung vào phủ chúa, chuyên quyền, độc đoán. Các chúa Trịnh thường lo việc ăn chơi và xây dựngchùa chiền nhiều hơn là lo việc trị nước. Nhu cầu chi tiêu trong phủ chúa tăng lên, trong khi đó nhândân khơng có khả năng nộp thuế; nhà nước đặt lệ mua quan bán chức để thu thóc, tiền. Sự suy đồi củakhoa cử đẻ ra hàng loạt quan lại tham nhũng, dốt nát. Có thể nói, chính quyền phong kiến giai đoạn nàytừ trung ương đến địa phuơng đều thối nát, tệ tham nhũng hối lộ ngày càng trầm trọng.Ở Đàng Trong, những mâu thuẫn cố hữu của chế độ phong kiến dần trở nên gay gắt và từ giữa thếkỉ XVIII, Đàng Trong bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Năm 1744, chúa Nguyễn PhúcKhoát xưng vương, xây dựng Phú Xuân thành kinh đô, tổ chức lại bộ máy nhà nước. Các gia đình quanlại, quý tộc cũng đua nhau xây dựng dinh thự, đua nhau chơi bời xa xỉ. Phủ huyện, làng xã nằm trongtay bọn quan lại cường hào tham nhũng. Chính trị thối nát, nhân dân lầm than. Họ là lớp người gánhchịu mọi tai họa của tự nhiên, mọi thiệt thịi, bất cơng của xã hội, mọi thứ thuế má, sưu dịch của triềuđình.Tình hình kinh tế, chính trị như thế đã đẩy nhân dân vào cuộc sống lầm than, khơng lối thốt. Cămthù đối với chế độ phong kiến, nhân dân đã phẫn nộ nổi dậy đấu tranh.1.1.2. Sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa Ở Đàng Ngoài, từ cuối thế kỉ XVII- đầu thế kỉ XVIII, nông dân nhiều nơi đã nổi dậy cướp phá cácnhà giàu, nhưng phong trào chỉ bùng lên từ cuối những năm 30, do hậu quả của những nạn đói liêntiếp. Có thể kể các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu,Hoàng Công Chất và cuoc nổi dậy của Lê Duy Mật… Cuộc chiến đấu quyết liệt của những người nôngdân tuy chưa giành được thắng lợi nhưng đã là hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độphong kiến Đàng Ngoài, là những biểu hiện nổi bật, toàn diện của cuộc khủng hoảng đó.Ở Đàng Trong, như sử sách đã ghi: trăm họ cơ cực, trộm cướp nổi lên bốn phương, trong cõi từđó có nhiều việc [31, tr.114]. Chế độ phong kiến Đàng Trong bước vào giai đoạn suy tàn, chuẩn bị chomột cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại làm rung chuyển cả đất nuớc. Cuộc khởi nghĩa bùng lên từ đấtTây Sơn, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Và sau hơn mười lăm nămkhởi nghĩa (1771-1787), quân Tây Sơn đã hoàn thành một sự nghiệp to lớn: đánh đổ ba tập đoàn phongkiến thống trị Lê, Trịnh, Nguyễn, làm chủ đất nước, đánh tan tác năm vạn quân xâm lược Xiêm rồi haimươi vạn quân xâm lược Mãn Thanh trong chớp nhoáng, bảo vệ độc lập cho dân tộc, thực hiện sứmệnh thống nhất đất nước.Triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh xây dựng triều Nguyễn. Dưới thời thống trị của nhàNguyễn, khởi nghĩa nông dân cũng xảy ra liên tục. Theo tính tốn của các nhà nghiên cứu, thời Nguyễncó đến 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ các loại, riêng thời Gia Long có khoảng 90 cuộc [31].Phong trào nông dân khởi nghĩa giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX không những đãlàm cho giai cấp thống trị kinh hồn bạt vía mà cịn làm cho hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phongkiến bị khủng hoảng và sụp đổ.Tóm lại, đặc điểm cơ bản của tình hình xã hội nước ta giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVII - nửa đầuthế kỉ XIX là sự khủng hoảng, bế tắc của nhà nước phong kiến, sự sụp đổ của ý thức hệ phong kiến vàsự vùng dậy của quần chúng nông dân bị áp bức.1.2. CUỘC ĐỜI1.2.1. Truyền thống gia đìnhQuê hương Tiên Điền của Nguyễn Du một thời nổi tiếng vì ở đây có nhiều người đỗ đạt cao,làm quan to. Nghệ Tĩnh có câu phương ngơn Quan Tiên Điền, tiền Hội Thống nói lên quá khứ giàusang của làng này. Nhưng ở đây họ Nguyễn Tiên Điền có thể coi là dịng họ vinh hiển nhất. Có rấtnhiều người đỗ đại khoa và làm quan to. Đến đời Lê - Trịnh, trong một nhà có đến ba người đỗ Hồnggiáp: tiến sỹ Nguyễn Nghiễm thân sinh Nguyễn Du, đỗ Hoàng giáp khoa Tân Hợi (1731); Nguyễn Huệ,bác Nguyễn Du, đỗ tiến sỹ năm Quý Sửu (1733); rồi Nguyễn Khản anh ruột nhà thơ, khác mẹ cũng lạiđỗ tiến sỹ khoa Canh Thìn (1760). Những người đỗ cử nhân, tú tài thì không kể. Làm quan, vinh hiểnnhất là cha con Nguyễn Nghiễm làm đến chức Đại tư đồ, tước Xuân Quận Công. Lúc bấy giờ dinh thự của Xuân Quận Công tọa lạc ở phía nam hồng thành Thăng Long, vendịng Bích Câu trong vắt chảy ra hồ Kim Âu, mùa hè ngát hương sen. Tòa nhà ở giữa một khu vườnrộng, tồn những cây cao bóng mát. Cảnh ở đây có lẽ đẹp nhất đế đô thời ấy. Trước dinh thự NguyễnNghiễm có đề hai chữ phú đức, ý nói nhà này được hưởng mọi thứ phú quý vinh hoa không ai bằng.Quả vậy ông đỗ tiến sĩ năm 24 tuổi rồi lập được nhiều công trạng, năm 1761 được thăng Đơ ngự sử,sau đó thăng thượng thư bộ cơng, giữ chức thị tham tụng ở phủ chúa, tương đương với chức tể tướng,nắm tất cả chính quyền. Bấy giờ mới 54 tuổi. Năm 1764 ơng được thăng hàm thiếu phó. Năm 1767,Trịnh Sâm lên cầm quyền, ông được thăng làm Thái tử thiếu bảo tước Xuân Quận Công [2].Con trai đầu của ông là Nguyễn Khản đỗ tiến sỹ năm 27 tuổi, được làm Đốc đông xứ Sơn Tây.Năm Trịnh Sâm nối ngôi, ông giữ chức Tri binh phiên ở phủ chúa, lại có cơng dạy chúa lúc cịn là thếtử nên được thăng Đông các đại học sỹ, kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm ấy trong hồ Kim Âu nhàXn Quận Cơng có một giị sen nở hai hoa. Trịnh Sâm và các quan triều đình làm thơ khen mừng, cóbài như sau:Phụ đăng khoa, tử kế đăng khoaThế chưởng quân hành Nguyễn tướng giaBất tín thả khan trì thượng thụyĐình đình tranh xuất tịnh đầu hoa(Cha đậu cao, con cũng đậu caoHai đời giữ chức trọng yếu, chỉ có nhà quan tướng cơng họ Nguyễn mới được nhưvậyKhông tin hãy xem điềm tốt kia hiện ra trên mặt hồRành rành là một chồi nở những hai đóa hoa).Chủ nhân của tòa nhà này là tâm phúc của vua Lê chúa Trịnh. Trịnh Sâm lại xem Nguyễn Khảnnhư người bạn thân thiết nhất của mình: Khản có thể mặc quần áo thường ra vào trong cung, cịn chúathì mỗi khi ngự chơi chùa lại đến thăm nhà Khản. Chúa cùng Đặng Thị Huệ ngồi thuyền dạo chơi trênhồ, Khản ngồi hầu ngang trước mặt, cười nói như người nhà. Chúa thưởng ca cũng có Khản ngồi cạnhcầm chầu điểm hát, chính chúa đã viết bốn chữ “tâm phúc hịa trung” ban cho Khản. Hai bên gắn bóvới nhau như thế [14, tr.191].Nguyễn Du cất tiếng chào đời giữa hội này. Cảnh nhà đang hết sức thịnh vượng, giàu sang tộtbậc. Năm ấy Nguyễn Nghiễm đang làm tể tướng trong chính phủ, hai năm sau (1768) được thăng Tháitử thiếu bảo. Ân điển tới tấp, do đó mới lên ba, Nguyễn Du đã được tập ấm là Hoằng tín đại phu, trungthành môn vệ úy, tước thu nhạc bá. Trong ký ức của cậu Chiêu Bảy còn lưu lại ấn tượng sâu sắc về sựkiện cụ thân sinh vinh quy về làng. Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm 64 tuổi, xin về hưu. Chúađặc cách thăng chức Đại tư đồ và chuẩn cho vinh quy về làng. Cả nhà cùng về theo, được dự một cuộc tiếp rước long trọng từ bến Giang Đình về đến dinh thự ở Tiên Điền. Sau này, trải qua hơn hai mươinăm lưu lạc, trở về dưới chân núi Hồng, nhà thơ khơng khỏi nhớ lại cảnh huy hồng ngày ấy, ghi lạitrong bài thơ Giang đình hữu cảm:Ức tích ngơ ơng tạ lão thì,Phiêu phiêu bồ tứ thử giang mi.Tiên chu kích thủy thần long đấu,Bảo cái phù khơng thụy hạc phi.Nhất thự y thường vô mịch xứ,Lưỡng đê yên thảo bất thăng bi.Bách niên đa thiểu thương tâm sựCận nhật Trường An đại dĩ phi.(Nhớ xưa cha ta cáo lão về hưuXe bồ ngựa tứ về bến sông này, oai vệ làm sao!Đồn thuyền tiên xơ nước như rồng thần đấu nhau.Những chiếc tàn quý phấp phới trên khơng như hạc báo điềm lành.Từ khi bóng xiêm khơng thấy đâu nữaTrơng làn khói trên ngọn cỏ ở hai bên sông mà khôn xiết bùi ngùi.Cuộc đời trăm năm có biết bao chuyện thương tâm.Gần đây Trường An đã đổi khác lắm rồi!)Đó là bài thơ ghi lại dấu ấn một thời vang bóng, một quá khứ vàng son của gia đình đã để lại ấntượng sâu đậm trong kí ức của nhà thơ. Giọng điệu ơng khơng sao giấu được nỗi chua xót, ngậm ngùi,hẳn là tiếc nhớ.Nguyễn Du được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc triều Lê - Trịnh danh giá bậc nhất đươngthời, lại là gia đình tâm phúc của nhà chúa, được hưởng ân nặng phúc dày khác hẳn người thường.Điều đó lý giải vì sao Nguyễn Du lập thân bằng việc ra làm quan cho triều Lê và luôn nặng nợ trungquân với triều Lê cho đến mãi về sau này.1.2.2. Lập thân dưới triều LêKỳ thi Hương năm Quý Mão (1723), Nguyễn Du cùng các anh em lều chõng đi thi. Khoa ấy,các anh em của Nguyễn Du là Nguyễn Nễ, Nguyễn Nhưng cùng người cháu của ông là Nguyễn Thiệnđỗ tứ trường (cử nhân), còn Nguyễn Du chỉ đậu tam trường (hay nho sinh, tức tú tài). Ơng có tài vănchương, kiến thức rộng nhưng có lẽ khơng chun về lối học khoa bảng nên lần đầu tiên bước chân vàođời đã nếm mùi thất bại. Đời Lê khoa thi ấy chưa phải là khoa thi cuối cùng, còn có khoa Bính Ngọ(1726) nhưng ơng khơng dự. Khoa bảng không thành, Nguyễn Du khát vọng lập thân cùng thanh trường kiếm. Đó là thanhbảo kiếm ơng được quận cơng Hồng Ngũ Phúc ban cho từ khi cịn nhỏ vì có tướng mạo khơi ngơ khácthường. Với thanh bảo kiếm, chàng trai trẻ Nguyễn Du từng mang khát vọng to lớn, chí nguyện dấnthân:Tằng lăng trường kiếm ý thanh thiên(Khất thực)(Tựa kiếm dài, ngạo nghễ nhìn trời xanh)Cái nhìn ngạo nghễ của trang nam tử mới lẫm liệt làm sao, như thu cả vũ trụ vào trong tầm mắt.Cùng với thanh bảo kiếm ấy, Nguyễn Du bước vào đời. Lúc bấy giờ người cha nuôi họ Hà - nguyên làmột vị võ quan trong triều - mất, Nguyễn Du được tập ấm chức Chánh thủ hiệu đội quân hùng hậu hiệuở tỉnh Thái Nguyên. Cùng lúc đó, các anh em của ông đến tuổi trưởng thành đều được người anh cả làNguyễn Khản xin Chúa cho mỗi người một chức vị: Nguyễn Quýnh giữ chức Quản trấn tả đội, NguyễnTrừ làm tri phủ Tam Đới, Nguyễn Nễ học giỏi được vào Thị nội văn chức, giữ việc thường trực tại nhàhọc của con Chúa [2].Nguyễn Du vào đời lúc vua Lê chúa Trịnh đã đến bước suy tàn. Gia đình ơng gắn bó với vua Lêchúa Trịnh cũng đang suy tàn theo.Năm Giáp Thìn 1784 xảy ra nạn kiêu binh làm lung lay cả phủ chúa và ảnh hưởng trực tiếp đếngia đình Nguyễn Du. Kiêu binh nguyên là lính người Thanh Nghệ, lập được nhiều cơng trạng cho triềuđình. Triều đình có lệ ưu đãi họ hơn lính người nơi khác và gọi họ là ưu binh. Sự ưu đãi đó trải quanhiều đời làm họ trở nên kiêu căng, có những hành vi phóng túng. Đã nhiều lần họ đốt nhà tham tụng,bồi tụng mà chúa khơng dám làm gì, như các năm 1674, 1741. Năm 1782 Trịnh Sâm chết, Trịnh Cánlên ngơi chúa, Hồng Tố Lý phụ chính. Được một tháng kiêu binh nổi dậy, phế Trịnh Cán lập TrịnhTông (sau đổi là Trịnh Khải), giết Hoàng Tố Lý, giáng Đặng Thị Huệ - mẹ ruột Trịnh Cán làm thứnhân. Trịnh Khải lên ngôi, Nguyễn Khản vì là quốc sư, được nhắc lên làm Thượng thư Bộ lại và thamtụng, ban tước Toản quận công. Em là Nguyễn Điều được giữ chức Đô đốc phủ sứ, ban tước Điều nhạchầu. Hai anh em cùng ở trong chính phủ. Kiêu binh lại khơng phục, họ nổi lên làm loạn, địi hỏi đặc ân.Khơng ai kiềm chế nổi họ. Các quan đại thần trong chính phủ, như Nguyễn Khản, Dương Khuông (cậuruột chúa) định làm mạnh tay để ngăn chặn ưu binh và củng cố uy tín cho triều đình nên quyết định xửtử bảy người trong bọn họ. Việc đó làm cho họ tức giận, chẳng cịn biết sợ hãi, kéo nhau đến phá nhàDương Khng, phá nhà Nguyễn Khản. Nguyễn Khản có một người thủ hạ giỏi kiếm thuật ra cửachống cự, cịn ơng cải trang trốn lên Sơn Tây tìm em là Nguyễn Điều, bàn nhau liên lạc với chúa TrịnhKhải, ước hẹn các trấn cùng kéo quân về dẹp kiêu binh. Kiêu binh biết được, ngày đêm canh giữ vươngphủ. Chúa phải ngầm cho người đi bảo các trấn hãy thơi việc đó. Anh em Nguyễn Khản phải bỏ về quê ở Nghi Xuân. Lúc này, Nguyễn Du vừa đúng mười tám tuổi. Ơng chứng kiến tất cả những việc đó,khơng khỏi lo âu cho gia đình và bản thân.Thêm nữa, tình hình trong triều đình cũng như bên phủ chúa vơ cùng rối rắm. Từ lâu, vua Lê chỉlàm vì, khơng có thực quyền. Chúa Trịnh nắm lấy tất cả mọi quyền hành. Ai trung thành với nhà Lê thìtrước hết phải trung thành với chúa Trịnh. Cha và anh Nguyễn Du – Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Khảnđều như thế. Cũng như ở phủ chúa, nội bộ bên vua Lê cũng thường xảy ra chuyện tranh giành ngôi,khiến anh em chú cháu ghét nhau, làm liên lụy đến nhiều người.Mặt khác, ở Đàng Trong lúc này khơng phải chỉ có chúa Nguyễn đối địch với tập đoàn Lê Trịnh mà có cả lực lượng Tây Sơn. Anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởinghĩa, năm 1771 hạ thành Quy Nhơn, tiến ra chiếm Quảng Ngãi, Phú Yên rồi đem quân vào Gia Định,đánh bật quân chúa Nguyễn ra khỏi đất liền. Chúa Nguyễn phải trốn tránh vào các hải đảo, cuối cùngsống lưu vong bên đất Xiêm. Chúa Nguyễn lại cầu cứu quân xâm lược Xiêm, Tây Sơn cũng đánh chotan tác (1785). Sau đó quân Tây Sơn đánh ra Đàng ngoài, quân Trịnh thua to. Tây Sơn tiếp tục tiếnquân ra Bắc Hà. Ở Bắc Hà tướng thì lười, qn thì kiêu, triều đình khơng có kỷ cương, bị đánh tất thua.Khi Nguyễn Du lập thân bằng chức quan võ dưới triều Lê - Trịnh thì thời cuộc như vậy, như một váncờ sắp tàn.Năm Bính Ngọ 1786, Nguyễn Huệ chỉ huy đội quân thủy chiến tiến đến sơng Vị Hồng (NamĐịnh). Thế qn Tây Sơn lúc này là thế chẻ tre. Không đầy một tháng, họ chiếm Thuận Hóa cho đến VịHồng rồi tiến thẳng ra Thăng Long giương cờ phù Lê diệt Trịnh. Khi nghe tin quân Tây Sơn Bắc tiến,Nguyễn Khản bèn tính mọi công việc với em là Nguyễn Điều, rồi đi mành vượt bể ra trước. Đến cửaThần Phù (Ninh Bình) được tin báo quân Tây Sơn đã đến bến Vị Doanh, ông ta liền đi bộ thẳng raThăng Long, gặp Trịnh Khải dâng kế. Kế của ông ta là để tướng ở lại giữ kinh thành, rước vua Lê lênSơn Tây, Hưng Hóa, Thái Ngun là nơi ơng ta có nhiều tay chân, sẽ chiêu mộ nghĩa sĩ. Kế hoạch ấy bịbọn kiêu binh phá. Họ nghe bàn nói Nguyễn Khản sẽ chiêu mộ nghĩa sĩ thì sợ Nguyễn Khản trả thù vàhọ sẽ chết trước. Cho nên họ tụ tập lại, mưu giết ông làm ông phải bỏ chạy lên Sơn Tây.Quân Tây Sơn tiến đến huyện Thanh Trì (ngoại thành Hà Nội ngày nay), chúa Trịnh Khải phảiđích thân đốc suất quân đánh ở bến Tây Luông, nay là bờ sông Hồng thuộc đầu phố Hàng Than. Quâncủa chúa thua, chúa vội cởi áo bào, chạy ra cửa Yên Hoa. Nguyễn Huệ vào thành đóng quân ở phủchúa. Chỉ trong vòng một tháng, quân Tây Sơn đã lật nhào nền thống trị xây dựng gần ba trăm năm củachúa Trịnh (1570 – 1786).Lúc bấy giờ, Nguyễn Khản trốn ở Sơn Tây cho đến khi Nguyễn Huệ rút về nam (tháng 8 năm1786). Vua Lê Chiêu Thống ra lệnh triệu ông về kinh, lại sai tri phủ Nguyễn Trừ, em ơng, đi đón. Vềđến kinh, ơng cảm bệnh và mất ngày 19 tháng 9 năm ấy. Nguyễn Điều ở nhà đợi tin của anh và xem xét tình thế trong hạt. Đến sơng Thanh Giang, thuộc huyện Thanh Chương, nghe kinh thành thất thủ, đauxót, cũng cảm bệnh, mất trước đó ít lâu vào ngày bảy tháng bảy năm Bính Ngọ [2, tr.37].Sau đó thời cuộc tiếp tục biến chuyển một cách khó lường. Quân Tây Sơn đột ngột rút về Nambỏ Nguyễn Hữu Chỉnh một mình ở đất Bắc (đêm mười bảy tháng tám năm Bính Ngọ 1786). Trịnh Lệ,em ruột Trịnh Sâm đem quân về địi lại ngơi báu của cha, của anh khi trước. Trịnh Bồng, con TrịnhGiang, cũng dâng biểu xin vào chầu vua Lê. Hai con hổ đấu nhau. Trịnh Lệ thua, Trịnh Bồng được, nhàvua đành phải trả chính quyền lẫn binh quyền cho Trịnh Bồng theo đúng mẫu mực từ hai trăm nămtrước. Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân từ Nghệ An ra đánh bại Trịnh Bồng, được vua Chiêu Thống chochức Bình chương quân quốc trọng sự đại tư đồ, tước Bằng trung công, vào mùa thu năm Đinh mùi(1787). Rồi Nguyễn Hữu Chỉnh lại chuyên quyền ở Bắc Hà y như chúa Trịnh ngày trước, cũng tự giảiquyết mọi cơng việc khơng hỏi gì đến vua Lê, thu phục lòng người bằng cách mở chế khoa, chọn lấymười lăm tiến sỹ - cũng là khoa thi cuối cùng của triều Lê (Đinh Mùi 1787). Quân Tây Sơn lại đưaquân ra, diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, lấy đất Bắc Hà vào tháng mười một năm Đinh Mùi (1787).Khi Vũ Văn Nhậm phá quân Nguyễn Hữu Chỉnh ở sông Thanh Quyết rồi đuổi ra đến ThăngLong, Nguyễn Hữu Chỉnh bảo vua Lê Chiêu Thống phải chạy sang Kinh Bắc để lánh nạn. Nhà vua vộivàng sai lấy đòn võng tre cáng thái hậu và nguyên tử đi, tôn thất và phi tần đều phải đi bộ hết. Đồ đạcchỉ khênh đi được bốn hòm, còn bao nhiêu để lại trong cung điện. Cha con Nguyễn Hữu Chỉnh chạytheo sau. Dọc đường quân lính bỏ trốn q nửa. Đến bờ sơng Như Nguyệt chỉ còn hơn bốn trăm người.Cha con Chỉnh bèn sang sơng trước đem qn đi về phía bắc. Nhà vua và tuỳ tùng phải đợi có đủthuyền. Sang sơng nhà vua bảo bọn Lê Quýnh đưa thái hậu và nguyên tử về phía Cao Bằng, từ đó tìmđường sang Quảng Tây xin vua Thanh đưa viện binh sang cứu. Còn nhà vua cùng các quan vănNguyễn Đình Giản, Chu Dỗn Lê, Vũ Trinh (anh rể Nguyễn Du) dựa vào thổ hào để mưu đồ việc phụchưng.Hồi đó, anh em Nguyễn Du cũng chạy loạn, họ cũng định chạy theo vua Chiêu Thống nhưngkhông kịp. Nguyễn Nễ tạm về quê ngoại ở Hoa Thiều, Nguyễn Du về quê vợ ở Hải An, Nguyễn Ức vềquê vợ ở Phù Đổng. Họ chia nhau mỗi người đi mỗi ngả, chờ xem tình hình biến chuyển ra sao. Khơngbao lâu đã có tin cha con Nguyễn Hữu Chỉnh về đóng ở núi Tam Tầng (thuộc huyện Việt Yên, BắcGiang cũ). Quân Tây Sơn đuổi kịp, hai bên giao chiến, quân Nguyễn Hữu Chỉnh tan vỡ [2, tr.44].Nguyễn Du về quê vợ ở Thái Bình là để chạy loạn, không định ở lâu. Nhưng các sự việc cứ dồndập đến. Bấy giờ ông mới 22 tuổi, khơng có nhiều kinh nghiệm, lại ở đất lạ, khơng quen biết ai, chonên chỉ biết nhìn thanh bảo kiếm than vắn thở dài:Thư kiếm vô thành sinh kế xúc(Nghề văn nghề võ đều không thành, sinh kế quẫn bách)(Tự thán II) Loạn thế nam nhi tu đối kiếm(Trai thời loạn nhìn thanh gươm mà thẹn)(Lưu biệt Nguyễn đại lang)Liêu lạc tráng tâm hư đoản kiếm(Tráng tâm tịch mịch phụ cả cây đoản kiếm)(Tạp ngâm)Sau đó, Nguyễn Huệ ra Bắc hà lần thứ hai (Mậu Thân 1788). Ông chỉ giết Vũ Văn Nhậm là conrể Nguyễn Nhạc, cậy tài kiêu ngạo chứ khơng nghĩ đến chuyện lên ngơi vua. Ơng cải tổ bộ máy chínhtrị Bắc hà, giao cho người của mình giữ các trấn rồi lại trở về Nam. Rõ ràng Tây Sơn phù Lê diệt Trịnhthực sự. Ngơi vàng cịn vắng thì đặt Lê Duy Cận làm giám quốc giữ việc thờ cúng nhà Lê. Cho nênngười Bắc hà xưa nay một lịng theo nhà Lê cũng khơng có cớ mà chống lại Tây Sơn.Nhưng một sự kiện trọng đại đã xoay chuyển hẳn chiều hướng. Quân Thanh mượn tiếng sangcứu nhà Lê, chia hai mươi vạn quân thành ba đạo tiến vào nước ta. Nguyễn Huệ lại ra Bắc hà lần thứ bađể cứu nước. Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 quân Tây Sơn giành thắng lợi lừng lẫy. Quân xâm lượcThanh đại bại. Công của quân Tây Sơn đối với giang sơn tổ quốc khơng thua gì cơng của Lê Lợi batrăm năm trước.Vua Chiêu Thống theo tướng nhà Thanh là Tơn Sĩ Nghị cùng với hồng thái hậu và mấy vị cậnthần chạy sang Trung Quốc. Chuỵên xảy ra đột ngột quá, không mấy ai theo kịp. Nguyễn Du lúc bấygiờ đang nương náu ở Thái Bình, đành phải ở lại đó một thời gian nữa.Như vậy ván cờ thời cuộc đã ngã ngũ. Tập đoàn Lê - Trịnh bị diệt vong. Nguyễn Du vừa bướcvào đời, bắt đầu lập thân dưới triều Lê thì thời vận đã lỡ làng, công danh đã dang dở như thế.1.2.3. Bất hợp tác cùng Tây SơnKhi Tây Sơn thay nhà Lê, các nhà nho Bắc hà băn khoăn giữa lẽ xuất - xử, hành - tàng. Nhiềungười không ngần ngại noi gương Đào Tiềm trở về với cỏ cây, đồng ruộng, giữ lấy chí cao. Quyết liệthơn có người noi gương Bá Di, Thúc Tề tìm đến cái chết, cự tuyệt với triều đại mới.Nguyễn Du cũng có sự lựa chọn của riêng mình, ơng khơng hợp tác cùng Tây Sơn. Ơng khơnglàm gì để chống lại, trong thơ văn cũng khơng thấy có thái độ thù hằn nhà Tây Sơn nhưng để nhận mộtchức vụ nào trong triều thì Nguyễn Du nhất định khơng làm. Điều đó trái với lương tâm, trái với đạothánh hiền:Đản đắc Kỳ Sơn thánh nhân xuấtBá Di tuy tử bất thần Chu.(Dù ở đất Kỳ Sơn có thánh nhân ra đời đi chăng nữaThì Bá Di chết thì chết chứ chẳng chịu làm tơi nhà Chu.) Đó là hai câu thơ được ghi lại trong Thế phả, có lẽ nói lên thái độ bất hợp tác với Tây Sơn củaNguyễn Du lúc bấy giờ [2, tr.46].Vua Quang Trung khi thiết lập triều đại mới đã ra tờ Chiếu cầu hiền hiểu dụ các văn võ quantriều cũ. Tờ chiếu này do Ngơ Thì Nhậm thảo với những lời lẽ đầy tâm huyết, có lý có tình:Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi nhưng những người học rộng tài caochưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức khơng đáng để phị tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thểra phụng sự vương hầu chăng?Kìa như, trời cịn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đang ở buổi đầu của nền đại định,công việc vừa mới mở ra. Kỷ cương nơi triều chính cịn nhiều khiếm khuyết, cơng việc ngồi biêncương phải lo toan. Dân cịn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hoá của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắpnơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kỹ thì thấy rằng: một cáicột thì khơng thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu đồ một người không thể dựng nghịêp trị binh. Suy đitính lại trong vịm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có một người trung thành tín nghĩa. Huống naydải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại khơng có lấy một người tài danh nào ra phị giúpcho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao? [28, tr.216-217].Sau tờ chiếu này thì hai người anh thân thiết của Nguyễn Du đã ra làm quan cho nhà Tây Sơn.Đó là Nguyễn Nễ - anh ruột Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn - anh vợ Nguyễn Du. Nhưng NguyễnDu thì không lay chuyển. Hai ông anh sau khi đã cạn lời khuyên, đành từ biệt Nguyễn Du mà trở lênThăng Long nhận chức của triều đình mới. Ấy là vào năm đầu Quang Trung (Canh Tuất 1790).Đoàn Nguyễn Tuấn đỗ Hương cống đời Lê, được sung ngay vào sứ bộ, có mặt trong đồn đưaPhạm Cơng Trị đóng giả Quang Trung sang Trung Quốc mừng thọ vua Càn Long. Vinh dự đó ơng cịnghi lại trong bài tựa tập Tình sà kỷ hành của Phan Huy Ích:Chuyến đi này được nhà vua (Thanh) đặc cách cho quan tổng đốc (Thanh) đi bạn tống. Thuyền,xe, cờ, quạt quáng cả mắt. Đi đến đâu, quan lại phải lăng xăng đón tiếp đến đó. Mùa thu (năm CanhTuất 1790) đến hành cung Nhiệt Hà lại theo xa giá về Yên Kinh, đi Tây Uyển. Luôn luôn tiệc yến hàngtuần, được ơn trời âu yếm, ưu đãi, khác thường. Trước nay, người mình đi sứ Tàu chả có lần nào lạlùng và vẻ vang như vậy [2, tr.52].Nguyễn Nễ thì được bổ chức Hàn lâm viện thị thư, sung phó sứ tuế cống ngay năm đó. Năm saucùng đồn tuế cống đến n Kinh, được dự yến, làm thơ chúc mừng, được vua Càn Long khen và banthưởng. Về nước ông liền được thăng Đông các đại học sĩ gia tàng thái sử, thử tả thị lang, Nghi thànhhầu. Nghĩ đến em trai đang giấu kín tung tích ở Thái Bình, ơng làm một bài thơ gửi cho em và nhắn lênchơi:Tố Như hà xứ trú,Linh lạc lối kham ai. Tự hữu lăng vân chí,Hồn vơ hiệp thế tài.Đào tình thời sách bút,Thác tích nhật hàm bơi.Giãi ngã tương tư khổTừ huề ấu tử lai.(Hoài Tố Như đệ)(Tố Như ở nơi nào?Lưu lạc thật đáng thươngNgười vốn có chí cưỡi mâyNhưng lại khơng có tài giao thiệp với đờiDùng bút để rèn luyện tính tìnhGiấu kín tung tích, ngày nâng chén làm khuâyNên hiểu nỗi lòng ta mong nhớ,Thong thả bế con lên chơi)Mà tình cảnh của Nguyễn Du ở Thái Bình lúc này cũng thật đáng thương. Những bài thơ trongThanh Hiên thi tập nói rõ điều đó:Nguyệt dạ khơng đình nguyệt mãn thiên,Y y bất cải cựu thuyền quyên.Nhất thiên xuân hứng, thuỳ gia lạc,Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên.Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán,Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.Cùng đo lân nhữ dao tương kiến,Hải giác thiên khai tam thập niên.(Quỳnh Hải Nguyên Tiêu)(Đêm rằm tháng giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trờiVầng trăng vẫn đẹp như xưa, không hề thay đổi.Chẳng biết nhà ai được hưởng thú vui xuân đêm nayỞ đất Quỳnh Châu ngồi mn dặm này!Cịn ta ở q hương Hồng Lĩnh, chẳng còn nhà cửa, anh em tan tác cả.Đầu đã bạc, càng giận cho ngày tháng trôi mauLúc đường cùng thương ta cùng trăng nhìn nhau từ xaBa mươi năm nơi chân trời góc bể.) Bài thơ tám câu nói lên thấm thía tình cảnh Nguyễn Du lúc bấy giờ. Khơng nhà, gia đình ly tán,bản thân lại phải lưu lạc nơi chân trời góc bể. Nhưng trăng thì vẫn thế, khơng hề thay đổi vẻ đẹp. Vàvẫn sáng, càng sáng càng thấu tỏ nỗi niềm, càng làm cho người tha hương thêm cô độc nơi đất khách.Ở một bài thơ khác, Nguyễn Du nói mình đang ở một nơi u tịch, phải làm người khách trọ lâungày:Trệ khách yêm lưu nam hải trung,Tịch liêu lương dạ dữ thuỳ đồng.Qui hồng bi động thiên hà thuỷ,Thú cổ hàn xâm hạ dạ phong.Nhân đáo cùng đờ vô hải mộng,Thiên hồi khô hải xúc phù tung.Phong trần đội lý lưu bì cốt,Khách chẩm tiêu tiêu lưỡng mãn bồng.(Trệ khách)(Người khách ở lỳ chốn Nam Hải,Đêm đẹp và vắng lặng biết cùng ai tâm sự?Tiếng kêu bi thương của chim Hồng bay về làm xao động nước sông NgânCái lạnh của tiếng trống đồn canh xâm nhập vào luồng gió đêm hèNgười đã đến bước đường cùng khơng mộng đẹpTrời đưa lại bể khổ để thúc giục bước chân phiêu bồngGối khách buồn thiu hai mái tóc rối bù.)Người khách trọ đã đến bước cùng đường, khơng cịn giấc mộng đẹp, thân còn lại da bọc xương,lòng bi thương, quạnh vắng, khơng có người để bày tỏ tấc lịng.Những bài thơ viết trong mười năm gió bụi ở Thái Bình đều rặt một giọng buồn thương như thế.Thời cuộc đảo điên, gia đình tan tác, bản thân ơng vừa bước vào đời thì thời vận đã lỡ làng, cả hùngtâm lẫn sinh kế đều không thành, phải lưu lạc tha hương. Đã thế cịn bệnh tật khơng có thuốc uống,phải nhờ lịng thương của người. Ơng nhiều lần nói mình đã đến bước đường cùng, thân như ngọn cỏbồng đứt gốc mặc cho gió bụi cuộc đời đưa đẩy, mái tóc đã bạc phơ trong gió thu dù lúc này mới ngồiba mươi tuổi. Những hình ảnh con đường cùng, tóc bạc, ngọn cỏ bồng đứt gốc cứ trở đi trở lại trongthơ như một điệp khúc buồn, một nỗi ám ảnh da diết khiến người lưu lạc khơng ít lần phải thốt lên:Nhất sinh u tứ vị tằng khai(Thu chí)(Suốt đời ơm mối u sầu chưa từng gỡ ra được) Tình cảnh bi đát như thế nhưng Nguyễn Du vẫn quay lưng với triều đại mới, không ra làm quancho Tây Sơn.Năm Giáp Dần 1794 tình hình có nhiều chuyển biến sau khi vua Quang Trung mất đột ngột.Năm ấy Nguyễn Du quyết định vào tận Phú Xuân nơi Nguyễn Nễ đang làm quan để thăm anh.Lúc này ở Phú Xuân, tình hình Tây Sơn đang rất gay go. Vua Quang Trung mất, triều thần lúcbấy giờ là Bùi Đắc Tuyên, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng lập thái tử là Nguyễn Quang Toản lênngôi, rồi sai sứ sang Trung Quốc báo tang và cầu phong. Vua Thanh phong Nguyễn Quang Toản làmAn Nam quốc vương. Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ, mọi việc đều do thái sư Bùi Đắc Tuyên quyết đốn.Các quan văn và quan võ nhiều người khơng quy phục, trong triều đình chia ra các bè đảng. Ở phíaNam thì chúa Nguyễn đã đem qn tiến đánh. Năm 1788, chúa Nguyễn lấy được thành Gia Định, thếlực ngày một mạnh. Họ tiếp tục tiến ra, hạ thành Bình Thuận, đánh lấy các phủ Diên Khánh, BìnhKhang, Phú Yên, được thể tiến đánh thành Quy Nhơn. Người giữ thành Quy Nhơn lúc bấy giờ làNguyễn Nhạc, sai người ra Phú Xuân cầu cứu. Vua Cảnh Thịnh cho quan thái úy Phạm Công Hưng vàmột số tướng vào cứu Quy Nhơn. Cứu được thành các ông lại chiếm lấy thành, tịch biên tất cả các khotàng. Nguyễn Nhạc tức giận, thổ huyết mà chết.Thăm anh xong, Nguyễn Du lại trở ra Bắc. Cuối mùa đông năm ấy (Giáp Dần 1794), vợ NguyễnDu bị ốm rồi mất. Ăn nhờ ở đậu nơi đất khách quê người đã khổ, nay lại chịu cảnh gà trống nuôi con,nhà lại nghèo, xung quanh khơng có ruột thịt, Nguyễn Du cảm thấy mình đang lâm vào cảnh cùng cựcnhất. Ông quyết định trở về quê hương Tiên Điền. Từ ngày chạy loạn về Thái Bình, tưởng là ở tạm,tính đến lúc trở về q hương là mười năm (1786-1796).Mười năm gió bụi, trải qua mấy phen dâu bể, nghĩ đến thân thế, quê hương, làng xóm, lịng nhàthơ ngổn ngang trăm mối. Bài thơ Bát muộn gói gọn tâm sự ấy của ơng:Thập tải trần ai ám ngọc trừ,Bách niên thành phủ bán hoang khư.Yêu ma trùng điểu cao phi tận,Trỉ uế càn khôn huyết chiến dư.Tang tử binh tiền thiên lý lệ,Thân bằng đăng hạ sổ hàng thư.Ngư long lãnh lạc nhàn thu dạ,Bách chủng u hoài vị nhất sư.(Bụi trần mười năm nay che tối thềm ngọc,Thành phủ trăm năm một nửa thành gị hoangNhững cơn trùng chim chóc nhỏ bé đều bay đi hết,Đất trời nhơ nhớp sau cuộc huyết chiến Giọt lệ nơi nghìn dặm khóc cho cuộc binh đao ở quê hương.Bà con bạn bè chỉ còn biêt qua mấy vần thơ dưới đènCá rồng lặng lẽ đêm thu vắng,Trăm nỗi u buồn chưa một lần được giải thoát.)Mười năm đi giữa gió mưa li loạn của cuộc đời. Thành phủ đã hóa gị hoang. Đất trời nhơ nhớpsau cuộc huyết chiến. Dâu bể cuộc đời xô đẩy con người. Thân phận con người cũng bé nhỏ nào khácgì con sâu cái kiến. Trên bước đường tha hương, dễ hiểu vì sao người thơ khơng ngăn được giọt lệ,khơng sao giải thốt được trăm nỗi u buồn trong lịng.Nguyễn Du trở về quê nhà, dưới chân núi Hồng năm Ất Mão (1795) đầu năm Bính Thìn (1796).Từ khi ơng vào Phú Xuân thăm anh (1794), thời cuộc biến chuyển nhanh chóng, nhà Tây Sơn đãsuy yếu lắm. Ở Phú Xuân, các quan đại thần giết hại lẫn nhau, thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền,các quan nhiều người oán giận.Mùa đông năm 1796, Nguyễn Du toan vượt biển vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh, bị bắt giam ởnhà lao trấn Nghệ An. Ở tù, ông làm bài thơ My trung mạn hứng [2, tr.58]:Chung Tử viện cầm tháo Nam âm,Trang Tích bệnh trung do Việt ngâm.Tứ hải phong trần gia quốc lệ,Thập tuần lao ngục tử sinh tâm.Bình Chương di hận hà thì liễu?Cơ Trúc cao phong bất khả tầm.Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữHồng Sơn giang hạ Quế giang thâm.(Chung Tử ơm đàn gảy khúc Nam,Trang Tích trong lúc ốm đau vẫn ngâm tiếng ViệtBốn bể gió bụi, lệ rơi vì tình nhà nợ nước,Mười tuần trong ngục, lòng nghĩ đến chuyện sống chếtMối hận để lại của Bình Chương bao giờ hết?Sự cao thượng của Bá Di, Thúc Tề nước Cơ Trúc khơng thể tìmTa có tấc lịng khơng biết nói cùng ai,Dưới chân núi Hồng sơng Quế sâu.)Những điển tích trong bài thơ ơng dùng đều ca ngợi những người không vong bản, đến chết vẫngiữ lòng trung với triều cũ. Chung Nghi, người nước Sở, bị nước Tấn bắt. Người ta đưa đàn cho ônggảy, ông chỉ gảy những bài hát phương Nam (nước Sở). Trang Tích, người nước Việt, làm quan nướcSở. Khi ông ốm, Sở vương hỏi mọi người: Tích là kẻ tầm thường ở đất Việt, nay làm quan nước Sở, được phú q rồi thì cịn nhớ nước Việt nữa khơng?. Viên thị ngự đáp: Phàm người ta có nhớ nước cũhay không, thường tỏ ra lúc ốm đau. Nếu lúc này ơng ta nói tiếng Việt thì tức là nhớ nước Việt, bằngkhơng thì nói tiếng nước Sở. Sở vương sai người thân tín nghe thì thấy Trang Tích nói tiếng Việt. CịnBình Chương, tức núi Bình Chương, ý nói đến chuyện Trương Thế Kiệt, một tướng giỏi đời Tống, phịĐế Bính chống qn Ngun, mong khơi phục lại nhà Tống. Sau thua, lên thuyền chạy đến núi BìnhChương, gặp bão, thuyền đắm. Thế Kiệt chết, nhà Tống mất. Người nước Cô Trúc chỉ Bá Di, Thúc Tề,con vua Cô Trúc, đời nhà Ân. Khi Ân bị nhà Chu lấy, hai ông không phục nhà Chu, lên ở ẩn ở núi ThúDương rồi nhịn đói mà chết chứ khơng thèm ăn thóc nhà Chu. Nguyễn Du muốn nói mình một mựctrung thành với nhà Lê chúa Trịnh, không chịu làm tôi Tây Sơn.Nguyễn Du bị giam trong tù khoảng ba tháng rồi được thả nhờ quan trấn thủ Nghệ An làNguyễn Thận vị nể Nguyễn Nễ - anh trai ông. Ra tù, Nguyễn Du tiếp tục cuộc sống bế tắc dưới chânnúi Hồng, tâm trạng bất đắc chí có phần sâu sắc hơn. Ơng cảm thấy khơng gian như bao phủ con người,như muốn lấy cái vô tận của nó để làm tiêu ma ý chí con người. Thời gian không dừng lại, lao nhanhvun vút như thách thức cái hữu hạn của kiếp người. Ý thức được bước đi của thời gian, sự mênh môngcủa không gian, con người thất chí kia cũng muốn lao vào hưởng lạc, muốn tìm qn qua men say.Cũng có lúc cao hứng, con người còn cất lên bài ca hành lạc (Hành lạc từ). Cũng có lúc ơng muốn tìmđến một sự giải thốt, tìm đến một cuộc sống an nhàn, vơ lo. Và trở đi trở lại trong thơ là ước mơ vềchốn cửa huyền, được làm người ẩn dật, về chuyện học đạo thần tiên, về chiếc xe gió một ngày đi vạndặm, về đàn âu tự do theo dòng nước mà trôi đi, về vầng trăng sáng… Con người muốn thốt khỏivịng trần tục nhưng vịng trần tục lại càng xiết chặt nên đành trở lại đối diện với nỗi day dứt của chínhmình. Chứng kiến bao phen thay đổi sơn hà, đối với Nguyễn Du, cuộc đời đầy những đổi thay đếnchóng mặt. Chuyện đổi thay trước mắt là thực tại, con người bị cuốn vào thực tại ấy không cưỡng lạiđược cho nên chỉ thấy cuộc đời này là đáng buồn, đáng thương:Thế sự phù vân chân khả ai(Đối tửu)(Việc đời như mây nổi thật đáng thương)Đằng sau những câu thơ mang tính chất khái quát, triết lý về cuộc đời kia là mái tóc bạc đi tronggió thu hiu hắt, là giọt lệ lặng lẽ dưới đèn khuya, là ánh mắt bi thương ngước nhìn trời. Đi giữa gió mưali loạn của cuộc đời, Nguyễn Du càng hiểu rõ nỗi khổ của nhân dân, càng đau đớn trước sự suy tàn củathời cuộc. Luôn hoang mang giữa các ngả đường để rồi cuối cùng ông vẫn bế tắc khơng thể chọn chomình một hướng đi. Nhưng, vượt lên trên tất cả vẫn là tấm lòng sáng tỏ như vầng trăng, vẫn là nỗi ưuái dành cho cuộc đời và con người thẳm sâu như nước dòng sông Lam dưới chân ngọn núi Hồng.Trong sáu năm Nguyễn Du ở dưới chân núi Hồng này, thời cuộc cũng biến đổi rất nhanh. Nộitình Tây Sơn ngày càng suy đốn. Nhà vua nhu nhược, chỉ hay nghe lời dèm nịnh; triều thần và tướng tá thì chỉ tìm cách hại nhau. Năm 1798, tướng Nguyễn Bảo ở Quy Nhơn có ý đầu hàng Nguyễn Ánh.Triều đình sai bắt về giết. Tướng Lê Trung trấn thủ Quy Nhơn cũng bị giết. Thấy tình cảnh như thế,tướng sĩ rất ngã lòng, nhiều người bỏ theo nhà Nguyễn.Trong khi triều đình suy đốn thì bọn quan lại ở ngồi đua nhau mà bóc lột đục kht nhân dân.Họ lại thường lấy cớ đàn áp cựu đảng họ Nguyễn (ở Đàng trong) và họ Lê (ở Đàng ngoài) mà thẳng tayhà hiếp, có khi tàn phá cả làng. Quân lính Tây Sơn bấy giờ khơng cịn kỷ luật như ở đời Quang Trungnữa, thường nhũng nhiễu dân chúng. Đối với triều Tây Sơn bây giờ, nhân dân mỗi ngày một thêm chánghét.Nguyễn Ánh thấy thế Tây Sơn suy đốn, một mặt vẫn cố thủ, một mặt sai người ngầm ra miềnQuy Nhơn và Thuận Hóa để vận động dân chúng. Đến tháng tư năm 1799, Nguyễn Ánh đại tiến côngQuy Nhơn, chiếm được thành này và đổi tên là Bình Định. Sau đó, qn Nguyễn Ánh tiến đại binh raPhú Xuân. Vua Quang Toản phải bỏ thành chạy. Bấy giờ là tháng sáu năm 1801.Vua Quang Toản ra Bắc Hà truyền lệnh đi các trấn lấy viện binh, cả thảy được ba vạn người,đem chiến thuyền vào giữ cửa Nhật Lệ. Quân chúa Nguyễn đánh cửa Nhật Lệ, phá tan quân Tây Sơn.Một số tướng tá Tây Sơn đầu hàng, tàn quân chạy ra phía Bắc. Bấy giờ, Nguyễn Ánh đã khôi phụcđược đất cũ của các chúa Nguyễn từ sông Gianh trở vào. Tháng sáu năm 1802, ông lập đàn tế cáo trờiđất lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, rồi sai sứ thần sang cầu phong với nhà Thanh.Sau khi đã chuẩn bị chu đáo, Nguyễn Ánh cử đại binh ra Bắc Hà. Quân Nguyễn đi đến đâu thìqn Tây Sơn tan rã đến đó, chỉ trong một tháng là đến Thăng Long. Nhà Tây Sơn mất.Sự thắng lợi của Nguyễn Ánh đặt cuộc thống nhất trên một lãnh thổ rộng rãi hơn ở thời TâySơn. Nhưng nó lại khơi phục sự thống trị của một tập đồn phong kiến phản động hơn và xóa bỏ nhữngcải cách tương đối tiến bộ mà nhà Tây Sơn đã mang lại cho nhân dân.Trong thời gian Nguyễn Du ở q nhà thì lại có một phen thay đổi sơn hà long trời lở đất nhưthế. Triều Tây Sơn sụp đổ, cũng là kết thúc giai đoạn ẩn nhẫn dưới chân núi Hồng của Nguyễn Du.Cuộc đời nhà thơ lại có bước ngoặt mới.1.2.4. Ra làm quan triều NguyễnTháng bảy năm Nhâm Tuất (1802) Gia Long ở thành Thăng Long, ra dụ cho cựu thần nhà Lê,các vị hương cống và học trò hiệp ý bày mưu giúp nền chính đạo. Nhiều người ra hưởng ứng, trong đócó những người khi Tây Sơn lên không ra nhưng bây giờ lại ra như Phạm Q Thích, Phạm Đình Hổ.Nguyễn Du cũng ra khá sớm. Thế phả chép: Khi nhà vua đến Nghệ An, ơng đón xe yết kiến vàđược đem thủ hạ đi theo ra Bắc. Đại nam chính biên liệt truyện lại chép: Đến khi có lệnh gọi, khôngthể từ chối, ông bất đắc dĩ phải ra. Các nhà nghiên cứu đều theo thuyết sau. Ông Trần Trọng Kim nói:Tiên sinh phải triệu ra làm quan, hai ba lần từ chối khơng được. Ơng Đào Duy Anh cũng nói: Triềuđình vẫn cố nài ép, sau ơng thấy khơng thể trốn được, nếu cứ khăng khăng cố chấp thì e không khỏi lụy mình [2, tr.63]. Điều chắc là tháng tám năm ấy, ông được bổ tri huyện Phù Dung thuộc Khoái Châu,trấn Sơn Nam. Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau:Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánhsứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làmchết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đơ Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9năm 1820.Trong những năm ở dưới chân núi Hồng, Nguyễn Du đã nguyện làm bạn với cây tùng tảng đá,chán ngán vòng lợi danh, nguội lạnh tâm sự anh hùng. Lịng ơng đối với triều Lê cũng chỉ cịn là nỗihồi niệm về một thời vàng son quá vãng. Những tưởng lẽ xuất - xử đã phân minh thì giờ đây ơng lại ralàm quan cho triều Nguyễn. Khơng thể khẳng định chắc chắn những lí do vì sao Nguyễn Du về vớitriều Nguyễn nhưng một điều có thể thấy rõ là Nguyễn Du bước chân vào con đường hoạn lộ lúc nàykhông phải để lập công danh.Hơn nữa, Nguyễn Du cũng như nhiều cựu thần khác của nhà Lê, không hợp tác với Tây Sơnnhưng lại ra làm quan cho Nguyễn Ánh, một phần bởi lẽ, nhà Nguyễn không phải là lực lượng đối đầutrực tiếp với nhà Lê, về với triều Nguyễn âu cũng không đi ngược với lẽ cương thường đầy ràng buộccủa Nho giáo.Nguyễn Ánh đóng đơ ở Phú Xn, đặt quốc hiệu là Việt Nam, năm 1804 được nhà Thanh thừanhận và tấn phong, năm 1806 xưng đế hiệu. Vì cuộc thống nhất mới thành, cơ sở chính trị chưa ổn địnhnên nhà vua chưa đặt chính quyền tập trung hồn tồn, mà tách hai miền Nam - Bắc, đặt Gia Địnhthành và Bắc Thành, giao cho hai người công thần tin cậy phụ trách. Phần giữa thì trực thuộc triềuđình, gồm các trấn và dinh từ Thanh Hố đến Bình Thuận.Nhà Nguyễn dụng ý khôi phục và phát triển nhà nước phong kiến trung ương tập quyền với hìnhthức quân chủ chuyên chế. Để củng cố tuyệt đối quyền lực cá nhân, Nguyễn Ánh cũng tìm cớ trị tội cáccơng thần có uy tín, tài năng. Nguyễn Văn Thành là đệ nhất cơng thần, được Nguyễn Ánh giao phó làmTổng trấn Bắc Thành, thế mà chỉ vì một bài thơ có ý ngông của người con trai mà Nguyễn Văn Thànhbị vu là mưu phản, bị hạ ngục, đến phải tự tử. Hành động đáng phê phán của nhà Nguyễn là sự trả thù tàn bạo nhà Tây Sơn. Trước khi hànhhình Nguyễn Quang Toản, Gia Long đã bắt ông phải xem quân lính đào mộ Nguyễn Nhạc, NguyễnHuệ cùng vợ chính, lấy hài cốt giã nhỏ bỏ vào một cái bồ lớn, xương đầu thì bỏ vào ngục tối, giam lâudài. Quang Toản bị voi xé xác, chặt làm năm khúc, bêu ở năm chợ. Các em của ông đều bị voi giày.Tướng Trần Quang Diệu bị chém làm trăm mảnh, vợ là Bùi Thị Xuân cùng con gái cũng bị voi giày.Bọn lính lại chia nhau ăn tim gan của họ.Để đề cao hơn nữa uy quyền của nhà vua, Gia Long cịn đặt ra lệ tứ bất (nhưng khơng ghi thànhvăn bản): khơng đặt tể tướng, khơng lập hồng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phongtước vương cho người ngoài họ vua.Nhà Nguyễn dụng tâm chấn hưng chế độ phong kiến suy vi ở thời Lê mạt nhưng vẫn dựa trêngiai cấp quý tộc địa chủ cũ là một giai cấp đã hết sinh khí, khơng còn năng lực thúc đẩy sự tiến triểncủa xã hội nữa.Cũng như các triều đại trước, dưới thời Nguyễn, xã hội Việt Nam chia thành hai giai cấp lớn:thống trị và bị trị.Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan lại, thơ lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ.Vua và hoàng tộc (với cách gọi chung là Tôn thất) giờ đây đã trở thành một lớp người đơng đảo, có đặcquyền, nhất là con cháu gần gũi của nhà vua. Họ có dinh thự, ruộng vườn rộng rãi và được một hệthống cơ quan, đứng đầu là phủ tôn nhân, chăm lo bảo vệ. Các quan chức xuất thân từ nhiều tầng lớpxã hội khác nhau nhưng do vị thế của mình trở thành lớp người đối lập với nhân dân, ln hạch sách,bóc lột nhân dân.Giai cấp bị trị bao gồm tồn bộ nơng dân, thợ thủ công, thương nhân, một số dân nghèo thànhthị. Lớp người bị lưu đày, nơ tì cùng gia quyến sống ở các đồn điền cũng tăng lên đáng kể. Tuyệt đại đasố cư dân là nông dân, dân bản mường ở vùng dân tộc ít người. Họ là lớp người gánh chịu mọi tai hoạcủa tự nhiên, mọi thiệt thịi bất cơng của xã hội. Thiên tai, mất mùa thường xuyên đe dọa cuộc sống củadân nghèo. Sau mỗi lần vỡ đê, lụt lội lớn, mùa màng hư hại, nhân dân lại bỏ làng đi phiêu tán kiếm ăn.Rồi lại khốn khổ vì dịch bệnh hồnh hành. Ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ thời bấy giờ xuất hiện bài vènói lên tình cảnh thê thảm của người dân:Cơm thì chẳng cóRau cháo cũng khơng…… Quạ kêu vang bốn phíaXác đầy nghĩa địaThây thối bên cầuTrời ảm đạm u sầuCảnh hoang tàn đói rét…

Tài liệu liên quan

  • Tính tất yếu khách quan  và con đường hình thành công ty mẹ-công ty con ở Việt Nam .Doc Tính tất yếu khách quan và con đường hình thành công ty mẹ-công ty con ở Việt Nam .Doc
    • 57
    • 919
    • 1
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam
    • 25
    • 3
    • 24
  • TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
    • 15
    • 755
    • 5
  • Tính tất yếu khách quan và con đường hình thành công ty mẹ-công ty con ở Việt Nam Tính tất yếu khách quan và con đường hình thành công ty mẹ-công ty con ở Việt Nam
    • 57
    • 578
    • 0
  • tính khách quan và con đường hình thành công ty mẹ - con ở Việt Nam tính khách quan và con đường hình thành công ty mẹ - con ở Việt Nam
    • 57
    • 494
    • 0
  • Đặc điểm và con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa của các nước ASEAN Đặc điểm và con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa của các nước ASEAN
    • 26
    • 2
    • 17
  • Đặc điểm và con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa của các nước ASEAN Đặc điểm và con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa của các nước ASEAN
    • 27
    • 950
    • 0
  • NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ QUA THƠCHỮHÁN NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ QUA THƠCHỮHÁN
    • 111
    • 531
    • 3
  • Tài liệu Đề tài Tài liệu Đề tài "Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam bức tranh quá khứ, tương lai và con đường nào vững bước vào hội nhập" pdf
    • 30
    • 409
    • 0
  • Thơ chữ hán nguyễn du và thơ đỗ phủ qua cái nhìn so sánh Thơ chữ hán nguyễn du và thơ đỗ phủ qua cái nhìn so sánh
    • 126
    • 970
    • 11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(872.16 KB - 111 trang) - Nguyễn du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ hán Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đường Hoạn Lộ Là Gì