Nguyên Tắc Và Quy Trình Lập Tiến độ Thi Công Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
1. Quy trình lập tiến độ thi công dự án
Bất kỳ dự án xây dựng nào đều được bắt đầu từ nhu cầu xây dựng một tòa nhà mới hoặc cải thiện các công trình đã cũ. Dự án kết thúc khi việc xây dựng hoàn thành và được các cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu. Trong thời gian thực hiện dự án, mọi hoạt động trên công trường sẽ được tiến hành theo đúng tiến độ thi công đã được lập ra từ trước.
Vậy lập tiến độ thi công là gì? Lập tiến độ thi công có vai trò như thế nào trong mỗi dự án? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1.1. Khái quát về tiến độ thi công
Tiến độ thi công là toàn bộ kế hoạch chi tiết về cách thức một dự án sẽ được thực hiện và thực hiện vào thời điểm nào. Lịch trình xây dựng phác thảo khung thời gian của dự án và theo dõi tiến độ dự án để đảm bảo mọi thứ được thực hiện đúng thời gian và ngân sách dự toán từ trước.
Có thể ví tiến độ thi công như là xương sống của bất kỳ công việc quản lý dự án xây dựng nào.
1.2. Đảm bảo đầy đủ các yếu tố trong tiến độ thi công
Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ khi lập tiến độ thi công công trình xây dựng đó là phải đảm bảo được đầy đủ các yếu tố cần thiết trong một bản kế hoạch tiến độ thi công. Một bản kế hoạch tiến độ thi công bao gồm những yếu tố sau:
+ Dự án có thể bàn giao
+ Quản lý tài nguyên
+ Phân bổ nguồn lực
+ Các nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành công trình
+ Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ khác nhau
+ Thời hạn xây dựng công trình và thời hạn cho các công đoạn nhỏ
+ Ngân sách và chi phí của dự án và những yếu tố liên quan
Tiến độ thi công cần được người quản lý dự án theo dõi và đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng việc xây dựng diễn ra theo đúng kế hoạch và sẽ hoàn thành trong khung thời gian đã định.
1.3. Quy trình lập tiến độ thi công hiệu quả
Đến đây thì bạn đã biết tầm quan trọng của tiến độ thi công và những yếu tố không thể thiếu khi lập tiến độ thi công. Kế tiếp chúng ta cùng điểm qua quy trình xây dựng lịch trình thi công công trình nhé!
Một bản kế hoạch tiến độ thi công hiệu quả sẽ được thực hiện theo các bước sau đây.
1.3.1. Thu thập thông tin
Bước đầu tiên trong việc lập tiến độ thi công là thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về dự án và các vấn đề liên quan. Bạn cần xác định được những gì cần phải làm và yêu cầu của nhóm thi công công trình sẽ bao gồm những gì. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy thử bắt đầu bằng cách liên hệ với tất cả các nhà thầu phụ tham gia vào dự án và hỏi thăm về các yêu cầu của họ.
1.3.2. Xác định các vấn đề liên quan
Tiếp theo, bạn cần xác định vai trò và trách nhiệm của tất cả lao động trên công trường và các bên liên quan chính tham gia vào dự án xây dựng. Bạn cũng cần xác định tên, chức vụ và thông tin của tất cả mọi người trong nhóm dự án: Chủ dự án, tổng thầu, nhà thầu phụ và nhà cung cấp.
1.3.3. Xây dựng và phân chia nhiệm vụ
Mỗi khi dự án xây dựng tiến gần đến bước nghiệm thu, bước đó được coi là một "nhiệm vụ". Các nhiệm vụ cần được chia thành các công đoạn nhỏ hơn và được chỉ định người thực hiện cũng như hướng dẫn thực hiện một cách chính xác để chúng được thực thi thành công. Mỗi nhiệm vụ nhỏ hơn là cơ sở hoàn thành toàn bộ dự án. Nhiệm vụ của người lập tiến độ thi công là phải hoạch định, sắp xếp mức độ ưu tiên và chỉ định thực hiện một cách chính xác.
Để quản lý hiệu quả tiến độ thi công và các công việc được giao, các nhà quản lý dự án xây dựng thường chia các nhiệm vụ thành các phần nhỏ hơn và dễ quản lý hơn. Ngày nay, để công việc này được tiến hành thuận lợi hơn, các nhà quản lý dự án thường sử dụng những phần mềm quản lý công trình miễn phí, chẳng hạn như phần mềm quản lý công trình 365.
Bạn có thể thêm vào các cột mốc quan trọng là những điểm quan trọng đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn phát triển lớn trong dự án xây dựng. Việc thêm và theo dõi các mốc quan trọng giúp nhóm dự án của bạn đi đúng hướng.
1.3.4. Ước tính thời gian cần thiết hoàn thành mỗi nhiệm vụ
Sau khi bạn đã hoàn thành việc xây dựng tiến độ cơ bản và giao tất cả các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện dự án thành công, đã đến lúc bạn đưa ra thời lượng dành cho mỗi. Ước tính thời lượng dành cho mỗi nhiệm vụ giúp bạn vẽ ra một bức tranh toàn cảnh rõ ràng hơn về tiến độ thi công và giúp việc lập kế hoạch phân bổ nguồn lực hợp lý nhất.
Khi ước tính thời gian thi công, hãy đảm bảo đưa ra những quyết định bám sát với thực tế và đừng quên đi ảnh hưởng của khí hậu vì đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trì hoãn các dự án xây dựng.
Bạn cũng cần tính đến các kỳ nghỉ và xem xét các ngày nghỉ ốm cùng với ngày nghỉ phép cho nhân viên. Bạn nên dự trù một số khoảng thời gian trống để thích ứng với các sự cố bất ngờ phát sinh.
1.3.5. Giao nhiệm vụ cụ thể
Các nhiệm vụ trong bảng tiến độ thi công cần được chỉ định trước khi quá trình thi công công trình bắt đầu. Việc phân công vai trò và trách nhiệm giúp tránh được sự mơ hồ và tạo tiền đề cho một khởi đầu suôn sẻ.
Nguyên tắc khi giao nhiệm vụ đó là cần đảm bảo rằng các nguồn lực được cân bằng và phân bổ hợp lý, bên cạnh đó, không có một nhóm hoặc bên liên quan nào được giao nhiệm vụ quá mức.
1.3.6. Xem lại bản tiến độ thi công
Không có tiến độ thi công nào là cố định và hoàn thiện ngay từ lần đầu tiên. Tiến độ thi công phải đủ điều kiện để thay đổi và đủ linh hoạt để sửa đổi hoặc thêm vào một vài công đoạn mới.
Khi xem lại bản tiến độ thi công, bạn cần xem xét các nhiệm vụ đã hoàn thành theo khoảng thời gian định kỳ để điều chỉnh các nhiệm vụ còn lại thích hợp với biến động và giảm thiểu tối đa mọi rủi ro có nguy cơ phát sinh. Hãy nhớ theo dõi và xem lại tiến độ thi công theo định kỳ để kiểm soát chính xác tiến độ và giảm thiểu mọi rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh trong tương lai.
1.3.7. Dự tính trước những tình huống có thể phát sinh
Bước cuối cùng trong quy trình lập tiến độ thi công đó là dự tính trước những tình huống hay khó khăn có thể phát sinh và phương án giải quyết. Nhóm dự án công trình xây dựng cần được thông báo về những khó khăn có thể gặp phải trong tương lai và cách xử lý nếu tình huống đó xảy ra.
Xem thêm: Thi công xây dựng công trình là gì?
2. Một số phương pháp lập tiến độ thi công có giá trị tham khảo
2.1. Phương pháp đường cân bằng
Nguyên tắc của phương pháp lập tiến độ thi công cân bằng đó là chia nhỏ dự án xây dựng thành các phần lặp đi lặp lại (chẳng hạn như một tòa nhà chọc trời sẽ được thi công theo từng tầng).
Mỗi biểu đồ đại diện cho một trong những công việc lặp đi lặp lại đó, với thời gian trải dài trên trục x và trục y hiển thị khu vực làm việc (chẳng hạn như mỗi tầng của tòa nhà nói trên).
Khi công nhân đạt được đúng tiến độ hoặc nhanh hơn tiến độ trong nhiệm vụ, biểu đồ sẽ phản ánh mỗi lần lặp lại mất bao lâu. Với sự lặp lại, bạn sẽ có thể lập kế hoạch phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả dựa trên những điểm tương đồng.
2.2. Phương pháp kế hoạch định lượng
Phương pháp lập kế hoạch định lượng sử dụng biểu đồ cột để giúp bạn hình dung số lượng tài nguyên cũng như vị trí và thời gian sẽ cần đến những tài nguyên đó. Đây là phương pháp duy nhất để lập kế hoạch trong quản lý xây dựng ràng buộc thứ tự các nhiệm vụ với chi phí trên mỗi nguồn lực.
Phương pháp này rất thích hợp với các dự án xây dựng bao gồm nhiều công việc lặp lại nhưng với số lượng tài nguyên thay đổi.
2.3. Phương pháp sơ đồ mạng lưới (PERT)
PERT không dành riêng cho việc xây dựng nhưng cũng rất hữu ích khi cung cấp một phương pháp phân tích các nhiệm vụ chính trong tiến độ thi công và sự phụ thuộc lẫn nhau của những nhiệm vụ này. Diễn đạt theo một cách dễ hiểu hơn, PERT đưa ra các mốc quan trọng có tác dụng chỉ ra tiến độ của dự án xây dựng.
2.4. Phương pháp biểu đồ Gantt
Biểu đồ Gantt là một trong những loại lịch trình xây dựng/ tiến độ thi công phổ biến nhất. Chúng giúp bạn hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về tiến độ thi công dự án và làm cho việc xác định tiến độ thi công dễ dàng hơn nhiều.
Biểu đồ Gantt thường bao gồm một lịch trình với các hoạt động và thông tin chi tiết về các nhiệm vụ cần thực hiện trải dài từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc dự án.
2.5. Phương pháp đường găng
Phương pháp đường găng có lẽ là phương pháp phổ biến nhất trong số các phương pháp lập tiến độ xây dựng. Phương pháp này liên quan đến việc xác định các nguồn lực và thời gian cần thiết để hoàn thành một cột mốc quan trọng, cũng như xác định xem mục tiêu đã đề cập trước đó có vai trò như thế nào trong tổng thể dự án.
Phương pháp đường găng rất hữu ích khi bạn đang tìm cách xác định trình tự ưu tiên thích hợp nhất cho việc hoàn thành các nhiệm vụ trong tiến độ thi công. Phương pháp này cũng giúp xác định “nhánh” quan trọng nhất trên tiến độ thi công, cho phép bạn dễ dàng thấy được những nhiệm vụ nào là cần thiết để hoàn thành dự án và những nhiệm vụ nào chỉ có vai trò hỗ trợ.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên tắc lập tiến độ thi công, quy trình lập tiến độ thi công, cũng như một số phương pháp lập tiến độ thi công có giá trị tham khảo. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc và hỗ trợ bạn trong quá trình lập tiến độ thi công hiệu quả.
Từ khóa » Tiến độ Ngang Là Gì
-
[PDF] LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG SƠ ĐỒ NGANG
-
Sơ đồ Ngang Gantt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sơ đồ Gantt Là Gì? Hướng Dẫn Cách Vẽ Sơ đồ Gantt Trong Excel Và ...
-
Sử Dụng Sơ đồ Ngang Gantt Trong Việc Xây Dựng Tiến độ Công Việc
-
Cách Lập Bảng Tiến độ Thi Công Công Trình (mẫu Chuẩn Nhất 2021)
-
Mẫu Bảng Tiến độ Thi Công Miễn Phí 2022 Và Cách Xây Dựng Chi Tiết
-
Lập Tiến độ Thi Công Theo Sơ đồ Ngang - Trần Gia Hưng
-
Sơ đồ Gantt Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Sơ đồ Gantt
-
Hỏi Về Tiến độ Ngang Và Xiên- Ưu, Nhược điểm Và Phạm Vi ứng Dụng
-
3 Các Phương Pháp Lập Kế Hoạch Tiến độ Thi Công - Tài Liệu Text
-
CÁC MÔ HÌNH KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG Ppsx
-
Lập Kế Hoạch Tiến độ Thi Công Sơ đồ Ngang
-
(PDF) Bài Giảng Tổ Chức Thi Công | Hoang Hung