Nguyên Tắc Xã Giao Giữa Bạn Bè Với Nhau Của Người Trưởng Thành
Trong tác phẩm "Lâu đài di động của Howl" có một câu nói như này: "Giữa biển người bao la, chúng ta gặp nhau, quen nhau và hỗ trợ lẫn nhau, cuộc đời này, bất kể là ai, không thể cả đời đều thuận buồm xuôi gió."
Duy trì bất cứ một mối quan hệ nào, trước giờ không phải việc dễ dàng.
Đôi khi, quá vồ vập sẽ khiến người khác khó chịu; đôi khi, quá nhiệt tình lại tự làm tổn thương bản thân.
Những mối quan hệ dễ chịu, trước giờ luôn cần có một cái "độ".
01
Tùy duyên, không cưỡng cầu
Trên mạng có một câu hỏi như này: "Quan hệ giữa người với người, sao lại trở nên xa cách?"
Câu trả lời của một cư dân mạng có nickname @amira nhận được rất nhiều lượt tán đồng.
Khi còn học cấp 2, cô ấy có một cô bạn vô cùng thân thiết, đi đâu cũng có nhau, ăn uống gì cũng chia sẻ với nhau.
Họ cứ như vậy suốt 4 năm học trung học, sau này, hai người thi vào hai trường cấp 3 khác nhau, cố gắng giữ liên lạc với nhau bằng chiếc điện thoại cục gạch ngày xưa.
Sau đó nữa, họ tốt nghiệp cấp 3, thi vào hai trường đại học khác nhau, tốt nghiệp đại học, cô ấy lựa chọn đi làm, còn cô bạn thân học tiếp lên thạc sỹ.
Trong khoảng thoảng gian đó, hai người họ thỉnh thoảng vẫn nhắn tin Facebook cho nhau.
Mỗi lần nhắc tới một cái tên mới với cô bạn thân, amira thường bắt đầu kể từ lúc quen họ ra sao, quan hệ như nào, còn cô bạn thân dường như cũng không có quá quan tâm tới những chuyện và người mà cô ấy thậm chí còn không quen biết nữa.
Sau đó nữa, cô ấy nhận được thiệp mời cưới của cô bạn thân, chú rể và cả hội phù dâu, đều là những người mà cô ấy lần đầu tiên gặp, đều là những khuôn mặt xa lạ, sau khi nghi thức trao nhẫn kết thúc, cô ấy xin phép về trước.
Cô ấy nói, gặp rồi, tham dự ngày trọng đại nhất của nhau rồi, biết được cô bạn sống rất tốt, có người chăm sóc, công việc cũng ổn định, vậy là đủ rồi.
Một tác gia từng nói:
"Người mà bạn từng cho là người thân thiết nhất, người mà bạn từng cho rằng sẽ chơi với nhau cả đời, không biết từ bao giờ, sớm đã lạc mất nhau."
Đường đời là một hành trình mà ở đó chúng ta sẽ luôn phải gặp một vài người.
Có thể từng có giai đoạn đi đâu cũng có nhau, không hết chuyện để nói.
Nhưng khi ngã rẽ mà hai người là khác nhau, chúng ta cũng cần phải học cách lùi lại và nói tạm biệt.
Không cần tiếc nuối, cũng không cần day dứt.
Gặp nhau là điều ngẫu nhiên, chia ly là chuyện tất nhiên.
Nếu một nhóm bạn, sau đó không còn qua lại, hãy học cách thản nhiên chấp nhận mọi thứ.
Không phải bạn không tốt, chỉ đơn giản là hướng đi khác nhau.
02
Tùy tính, không thúc ép
Khi còn nhỏ, chúng ta chơi với bất kỳ ai mà chúng ta gặp, nhưng khi trưởng thành, chúng ta chỉ thích bầu bạn với những người mà chúng ta cảm thấy thoải mái.
Không giả bộ và không phải khách sao, đó là trạng thái và hình thái tốt nhất của mối quan hệ giữa các cá nhân.
Diễn viên Hoàng Lỗi và MC Hà Cảnh quen nhau đã gần 20 năm, khi còn trẻ, Cảnh thường tới nhà Lỗi ăn cơm.
Có một lần, Hoàng Lỗi không cẩn thận bị ngã, phải bó bột.
Khi Hà Cảnh tới nhà Hoàng Lỗi, thấy anh đang ngồi trên chiếc ghế đẩu, một chân bó bột, đang bận rộn nấu cơm, Hà Cảnh không những không hỏi thăm, cũng chẳng có ý định giúp, câu đầu tiên là: "Chưa nấu xong à, đói lắm rồi, nhanh lên đi bạn."
Hoàng Lỗi chẳng bất ngờ, bởi lẽ anh biết, Hà Cảnh lo cho mình, chỉ là không muốn thể hiện ra mấy kiểu khách sáo không cần thiết mà thôi.
Thực ra, có thể bạn không biết, thứ mà một người cần không phải là một câu nói khách sao của bạn mà là một sự thân thiết như "người nhà" tới từ bạn.
Một mối quan hệ càng tốt càng khiến người ta cảm thấy tự do và thoải mái.
Tôi không cần quá phải khách sáo với bạn, bạn cũng chẳng cần phải khách khí với tôi.
Ăn to nói lớn, hi hi ha ha, không phải là không lịch sự, chỉ đơn giản là với ai cũng được, nhưng riêng với bạn, tôi không cần có sự phòng bị.
Không quá chú tâm, không phải là không quan tâm, chỉ là đã quen với việc đùa với bạn, khích lệ bạn theo kiểu không câu nệ với nhau.
Thoải mái và tự nhiên, là cách hòa hợp tốt nhất giữa hai cá nhân.
03
Tùy tâm, không lấy lòng
Một tác giả trong một cuốn sách của mình từng chia sẻ rằng ông từng từ chối lời mời ăn uống tới từ một người bạn, và có 4 lý do cho điều đó.
Đầu tiên, hầu hết những người tham gia hôm ấy đều là lãnh đạo, là quan to, bản thân ông tuy cũng có tiếng nói trong Liên đoàn văn học nghệ thuật nhưng trong mắt người khác, chức quan đó không là gì cả.
Thứ hai, nếu đi mà người khác đều mặc âu phục, ông thì đã quen mặc quần áo bình thường; người khác ngồi ô tô ông đi xe đạp, bản thân ông sẽ thấy không tự nhiên, người khác cũng sẽ cảm thấy ông không cùng đẳng cấp.
Thứ ba, ông không hiểu chuyện của quan chức, ở tuổi của ông, thoải mái, không câu nệ, không kiểu cách quen rồi, sẽ rất khó để nhất thời phải cư xử kiểu thận trọng, sợ mất lòng người khác.
Cuối cùng, ông nói rằng nếu bạn hỏi tại sao không đi, ông sẽ nói rằng mình bị ốm. Lần sau, ông sẽ làm chủ, mới bạn ăn bù một bữa, tìm một nhà hàng bình dân, một bình rượu, hai con người, ba bát cơm, bốn món rau, ăn với nhau một bữa thoải mái.
Có người từng nói: "Cuộc đời vỏn vẹn vài chục năm, điều quan trọng nhất là khiến bản thân cảm thấy thoải mái, chứ không phải sống để nịnh nọt, để không làm mất lòng người khác."
Có lẽ tất cả chúng ta đều đã từng trải qua chuyện như vậy, phải đi gặp những người không muốn gặp, đi tham gia những bữa tiệc liên hoan mà mình không muốn tham gia.
Nhưng dần dần, khi đã đến một độ tuổi nhất định, chúng ta không còn muốn làm bản thân tủi thân nữa, thà ở một mình còn hơn để những người không quan trọng bước vào cuộc sống của mình.
Bởi lẽ bạn nhận ra rằng, không phải tất cả mọi người đều xứng đáng để bạn dành thời gian và sức lực đi để qua lại, cũng không phải mọi mối quan hệ đều xứng đáng để bạn cho đi một cách hết mình.
Không cùng chí hướng, tam quan không giống nhau, không cần miễn cưỡng qua lại.
Đừng chỉ vì cả xã hội đều tán dương cái gọi là hướng ngoại, là phải nhiều bạn bè mà tự làm khổ bản thân.
Nghe theo trái tim, không cần làm hài lòng ai khác, cảm thấy chơi được với nhau hãy chơi, cảm giác không hợp nhau, dứt khoát một câu "tạm biệt".
04
Tùy ý, không làm khó
Chúng ta luôn sợ làm mất lòng người khác, vì vậy, hầu hết chúng ta đều không dám từ chối, không dám nói không.
Sau này mới nhận ra rằng, càng là những mối quan hệ kiểu "cố", càng khó dài lâu.
Một người từng xin lời khuyên từ một tác gia như này.
Anh nói, có một hôm, có một người bạn gọi điện thoại cho anh vào tối muộn, khi ấy anh đã 24 tiếng liền không được ngủ.
Nhưng người bạn lại nhất quyết muốn tới nói chuyện, hôm đó anh đã quá mệt rồi, người bạn không những không hỏi thăm mà còn trực tiếp tới phòng gõ cửa.
Mặc dù không tình nguyện cho lắm, những vẫn phải cố gắng vui vẻ tiếp chuyện người bạn.
Nhà văn sau khi nghe câu chuyện cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông nói, bản thân đôi khi sẽ cố ý trả lời tin nhắn của bạn bè chậm một chút, có hôm là 1 tiếng, có hôm là cả ngày.
Bởi lẽ nếu lúc nào cũng có mặt 24/24 vậy thì đó không phải là con người thật của ông, không nhất thiết phải giả vờ trước mặt những người thực sự thân thiết.
Trong bất cứ mối quan hệ nào, sự tôn trọng luôn cần được đặt lên hàng đầu.
Bạn bè có tốt tới đâu, cũng không thể lúc nào cũng vô tư vô ý cho rằng thời gian của họ đều có thể dành cho mình.
Nếu một mối quan hệ khiến bạn cảm thấy miễn cưỡng, vậy thì không cần thiết phải tiếp tục duy trì nó.
Có một câu nói rất hay rằng: "Theo thời gian, cùng với sự gia tăng của tuổi tác, chúng ta không hề mất đi một vài người bạn, chúng ta chỉ đang hiểu ra được rằng đâu mới là bạn bè thực sự."
Đối phương không coi trọng cảm nhận của bạn, bạn không cần phải sợ người ta tủi thân.
Đối phương không biết nghĩ cho bạn, bạn không cần phải nhịn hết lần này tới lần khác.
Một mối quan hệ tốt đẹp là mối quan hệ mà ở đó, chúng ta hiểu và cảm thông với nhau.
Có một câu nói như này:
"Cái gọi là bạn bè, chẳng qua cũng chỉ là, tôi đang đi trên đường, bỗng nhiên gặp được bạn, hai người nhìn nhau mỉm cười, rồi cùng nhau đi nốt quãng đường còn lại."
Duyên phận có sâu có cạn, có tụ thì ắt có tán, nên tạm biệt hãy tạm biệt, nên trùng phùng hãy trân trọng nhau.
Người đi kẻ ở, đây là lẽ thường tình.
Người nên gặp rồi sẽ gặp, người nên đi, sau cùng cũng sẽ không ở lại…
Như Nguyễn
Theo Doanh Nghiệp Tiếp Thị Copy link Link bài gốc Lấy link! https://doanhnghieptiepthi.vn/tim-kiem.htm?keyword=Nguy%C3%AAn+t%E1%BA%AFc+x%C3%A3+giao+gi%E1%BB%AFa+b%E1%BA%A1n+b%C3%A8+v%E1%BB%9Bi+nhau+c%E1%BB%A7a+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+tr%C6%B0%E1%BB%9Fng+th%C3%A0nh%3A+T%C3%B9y+duy%C3%AAn%2C+t%C3%B9y+t%C3%ADnh%2C+t%C3%B9y+t%C3%A2m%2C+t%C3%B9y+%C3%BD%21Từ khóa » Tính Xã Giao Là Gì
-
Xã Giao - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "xã Giao" - Là Gì?
-
Xã Giao Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Xã Giao Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Nghĩa Của Từ Xã Giao - Từ điển Việt
-
Quan Hệ Xã Giao - LinkedIn
-
Bạn Thân Và Bạn Xã Giao Khác Nhau ở điểm Nào? - Zing News
-
Chịch Xã Giao Là Gì? Ý Nghĩa Của Từ Chịch Trên Facebook
-
Phép Xã Giao – Wikipedia Tiếng Việt
-
MANG TÍNH XÃ GIAO - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
'xã Giao' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Nghi Thức Xã Giao: Nó Là Gì Và Các Loại Chính
-
Từ điển Tiếng Việt - Từ Xã Giao Là Gì