Từ điển Tiếng Việt - Từ Xã Giao Là Gì

Tra cứu Từ điển tiếng Việt
xã giao dt. Việc giao-tiếp trong xã-hội: Phép xã-giao. // (R) đt. Vận-động, chạy-chọt: Phái người đi xã-giao trước, xã-giao với thầy chú. // bt. Lấy lệ, vui-vẻ: Chào xã-giao; nụ cười xã-giao.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức
xã giao - I d. (hoặc đg.). Sự giao tiếp bình thường trong xã hội. Phép xã giao. Có quan hệ xã giao rộng rãi. Kém xã giao (kng.).- II t. Chỉ có tính chất lịch sự theo phép . Nụ cười xã giao. Khen mấy câu xã giao. Đến thăm xã giao.
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
xã giao I. đgt. Giao thiệp bình thường giữa người với người trong xă hội: phép xã giao o biết xã giao o xã giao rộng . II. tt. Chiếu lệ, cho phải phép lịch sự, nghi lễ trong giao thiệp chứ không xuất phát từ tình cảm thực sự: nói mấy câu xã giao o vài ba câu vỗ về xã giao cho vừa lòng nhau.
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt
xã giao dt (H. xã: nhiều người họp lại; giao: trao đổi qua lại) Quan hệ giữa người với người trong xã hội: Người lịch sự giữ đúng phép xã giao.trgt Về mặt quan hệ quốc tế: Trưởng phái đoàn của ta đã đến thăm xã giao ông bộ trưởng ngoại giao nước ấy.tt Cho phải phép lịch sự, mang tính nghi lễ trong giao thiệp: Thăm hỏi mấy câu xã giao.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân
xã giao dt. Việc giao-thiệp trong xã-hội.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị
xã giao .- 1. d. Quan hệ giữa người và người trong xã hội về mặt cư xử lịch thiệp, ngoài mối quan hệ tình cảm. 2. t. Thuộc quan hệ quốc tế chỉ mang tính chất làm quen chính thức, ngoài mọi mục đích khác như hội đàm, thương lượng, ký kết...: Trưởng phái đoàn ta tại hội nghị Pa-ri về Việt Nam đến thăm xã giao ngoại trưởng Pháp.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân
xã giao Việc giao-tế trong xã-hội: Thạo về xã-giao.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí
* Từ tham khảo:
- xã hội hoá
- xã luận
- xã tắc
- xã thuyết
- xã-tri
- xã trưởng

* Tham khảo ngữ cảnh

Thấy Huệ , Nhật có vẻ bối rối , muốn dừng lại nói với Huệ vài câu xã giao nhưng không biết nghĩ sao lại rẽ sang trái đi thẳng ra cổng.
Sau vài lời xã giao nhạt nhẽo , tri huyện Bạch Doãn Triêu lớn tiếng nói : Hai chúng tôi vâng lệnh quan Tiết chế ra đây có nhiều việc phải bàn với các ông.
Bà mợ chỉ ở lại đủ thời gian xã giao rồi ra về.
Gặp tôi anh cũng chẳng cười nói như mọi khi mà chỉ gật đầu chào , trả lời xã giao vài câu rồi quay trở lại với những thầy tu Nhật Bản của mình.
Chúng tôi trao đổi vài câu xã giao.
Nghị Hách cũng cười nhạt đứng lên cầm cái mũ quả dưa , mặt bẽn lẽn... Bẩm quan lớn , ngài muốn trị tôi thẳng tay đó hay saỏ Ông huyện cười , cái cười xã giao , mà rằng : Trị ngài à? Tại sao thế nhỉ? Tôi tưởng tôi với ngài , chúng ta không có điều gì thù hằn thì phải.
* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): xã giao

Bài quan tâm nhiều

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

ads

Từ khóa » Tính Xã Giao Là Gì