Nhận Biết, Xử Trí Nhiễm Trùng Tiết Niệu ở Người Cao Tuổi

Truy cập nội dung luôn Cổng thông tin Bộ Y tế

Nhận biết, xử trí nhiễm trùng tiết niệu ở người cao tuổi

28/09/2019 | 14:56 PM

|

Nhiễm trùng tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở người cao tuổi. Đáng lưu ý là so với người trẻ tuổi, người cao tuổi có thể gặp các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn.

news-relate

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm 2 thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu - bàng quang và niệu đạo. Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu có thể bao gồm: Cảm giác buồn tiểu gấp gáp; Đi tiểu thường xuyên hơn, thậm chí có khi chỉ rặn ra được một ít nước tiểu; Có cảm giác nóng rát, đau buốt hoặc khó chịu khi đi tiểu; Có cảm đau tức lưng hoặc bụng dưới; Nước tiểu đục hoặc có mùi bất thường; Có lẫn máu trong nước tiểu; Cảm giác tiểu không hết: Bàng quang không cảm thấy trống rỗng sau khi đi tiểu; Sốt hoặc rét run (dấu hiệu có thể nhiễm trùng đã lan lên thận); Cảm giác mệt mỏi, run rẩy; Cảm thấy buồn nôn; Nôn.

Triệu chứng ở người cao niên

Người cao tuổi bên cạnh các triệu chứng UTI điển hình ở trên còn có nhiều khả năng lâm vào tình trạng lú lẫn, mê sảng hoặc thay đổi hành vi. Những thay đổi trong hành vi có thể chỉ điểm tình trạng UTI ở người cao tuổi bao gồm: bồn chồn, lo lắng, ảo giác, chán ăn, kích động, lú lẫn hoặc giảm linh hoạt, thậm chí hôn mê. Các triệu chứng không điển hình khác có thể là bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ, nước tiểu rỉ ra thường xuyên.

Tại sao có các triệu chứng này ở người cao niên? Người ta không chắc chắn tại sao có các triệu chứng bổ sung như lú lẫn hoặc mê sảng xảy ra ở người lớn tuổi. Một giả thuyết cho rằng do các mạch máu cung cấp cho não kém hơn và có thể có nhiều khả năng nhiễm trùng lan truyền đến hệ thần kinh.

Nhiễm trùng đường tiểu có thể do vi khuẩn xâm nhập hệ thống tiết niệu qua niệu đạo.

Nguyên nhân và các yếu tố tăng nguy cơ cho người cao niên

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm gây nên. Nhiều UTI xảy ra do E.coli, một loại vi khuẩn thường có trong phân và có thể xâm nhập hệ thống tiết niệu qua niệu đạo. Các vi khuẩn khác có khả năng gây ra UTI thường gặp ở người cao tuổi có ống thông tiểu hoặc đang nằm trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc như viện dưỡng lão.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ người cao tuổi mắc UTI bao gồm: Thay đổi hệ thống miễn dịch; Tiếp xúc với các vi khuẩn khác nhau trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc; Có sẵn các bệnh khác, chẳng hạn như tiểu không tự chủ; Bị nhiễm trùng tiểu trước đây; Sự thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống tiết niệu, chẳng hạn phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới; Tình trạng đang đặt ống thông tiểu. Như thế, điều quan trọng là người thân, người chăm sóc người cao tuổi cần phải nhận thức được các yếu tố nguy cơ này và quan sát bất kỳ thay đổi nhận thức nào ở người cao tuổi để phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiểu.

Biến chứng của UTI ở người cao tuổi

Nhiễm trùng tiểu khá là phổ biến, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Tổn thương thận: Nhiễm trùng tiểu nếu không được điều trị có thể lan đến thận và gây tổn thương thận hoặc bệnh thận. Nhiễm trùng thận là rất nghiêm trọng và cần phải nhập viện điều trị ngay.

Nhiễm trùng huyết: Một biến chứng khác của nhiễm trùng tiết niệu là nhiễm trùng huyết. Đây là một biến chứng đe dọa tính mạng, nếu không được điều trị có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng và cuối cùng là tử vong. Nhiễm trùng huyết có thể gây ra các biến chứng khác bao gồm rối loạn chức năng nội tạng, đe dọa mất chi và rối loạn đau majn tính. Ngay cả khi đã điều trị nhiễm trùng huyết, các biến chứng vẫn có thể xảy ra.

Nếu nghi ngờ có UTI, cần làm xét nghiệm nước tiểu. Nuôi cấy nước tiểu có thể xác định vi khuẩn nào đang gây nhiễm trùng để có điều trị phù hợp.

Điều trị thế nào?

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho nhiễm trùng tiết niệu là kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng là nấm thì dùng thuốc chống nấm. Điều quan trọng là người bệnh phải dùng thuốc chính xác theo đơn, không tự ý dừng thuốc ngay cả khi cảm thấy hết triệu chứng.

Dùng thuốc chống loạn thần: Nếu UTI gây ra tình trạng lú lẫn hay mê sảng nghiêm trọng, có thể sử dụng thuốc chống loạn thần cho đến khi hết nhiễm trùng. Thuốc chống loạn thần làm giảm sự khổ sở, kích động và nguy cơ chấn thương ở người bệnh có triệu chứng này.

Kháng sinh tiêm tĩnh mạch: Các trường hợp UTI tiến triển hơn, chẳng hạn như những trường hợp dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng thận, phải nhập viện và dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Một tình trạng gọi là nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng (ASB) cũng phổ biến ở người lớn tuổi. Đó là khi xét nghiệm có vi khuẩn trong nước tiểu, nhưng chúng không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng nào. Mặc dù ASB khá phổ biến ở người cao tuổi, nhưng thường không cần điều trị, trừ khi nó gây ra các triệu chứng lâm sàng khác.

Có thể ngăn ngừa được UTI?

Ngăn ngừa UTI là rất quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao, trong đó có người cao tuổi. Các biện pháp ngăn ngừa UTI bao gồm: Uống nhiều nước; Tránh caffein và rượu. Khi đi vệ sinh: Thực hiện nguyên tắc lau từ trước ra sau. Kịp thời thay miếng lót hoặc đồ lót khi ướt (do tiểu không tự chủ). Liệu pháp estrogen âm đạo có thể giúp phụ nữ cao tuổi giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu trong và sau khi mãn kinh do viêm teo âm đạo.

Nói chung, những người cao tuổi già yếu thường phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Hơn nữa, người cao tuổi thường mắc những bệnh đi kèm tuổi già như bệnh mất trí nhớ, Alzheimer làm người bệnh không thể kể cho bác sĩ, người chăm sóc dù họ có các triệu chứng điển hình của UTI. Do vậy, hiểu biết của người chăm sóc rất quan trọng trong việc phòng ngừa UTI cho người cao tuổi.

BSCKI. Nguyễn Thông

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống

  • Tweet
Tin liên quan
  • Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
  • Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024
  • Bệnh viện A Thái Nguyên: "Xanh - sạch - đẹp" hướng tới sự hài lòng của người bệnh
  • Quảng Trị xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp
  • Bệnh viện giữa tâm bão Yagi chuyển mình 'sáng, xanh, sạch, đẹp'
  • Tỷ lệ nhà tiêu, nhà tắm và bể chứa nước sinh hoạt tại các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đều đạt chỉ tiêu
  • Ngành Y tế Yên Bái yêu cầu xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường sau bão lũ
Cải cách hành chính Bộ Y tế
Tin tức sự kiện
Hoạt động Lãnh đạo Bộ Tin tổng hợp Thông tin chỉ đạo điều hành Hoạt động của địa phương Điểm tin Y tế Chuyển đổi số y tế
Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách
Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật nói chung Chế độ chính sách lĩnh vực y tế
Chiến lược định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển
Công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hàng năm Công bố KH sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp Báo cáo chế độ tiền lương, thưởng của doanh nghiệp
Công khai ngân sách Bộ Y tế
Dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao Tình hình thực hiện dự toán ngân sách trong năm Quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tổng hợp tình hình công khai
Công khai tiếp nhận, phân bổ đóng góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược Thu hồi chứng chỉ hành nghề dược Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Thông tin liên quan đến thuốc nhập khẩu Thông tin cơ sở bán buôn thuốc của cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được quyền phân phối Danh mục cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc Danh mục thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị công bố theo Điều 66 Nghị định 54/2017/NĐ-CP Thông tin đấu thầu
Thông cáo báo chí
Hỏi đáp y tế
Thống kê y tế
Lịch công tác

Liên kết

---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngành

Thăm dò ý kiến

  • %
Bình chọn Kết quả Ghi lại

Từ khóa » Sốc Nhiễm Trùng đường Tiết Niệu