NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRẺ EM

logo Slide 01 Hội nghị Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi toàn quốc 2023

Tin mới nhất

  • Thông báo Số: 969/TB-BVĐKT về việc Gia công, lắp đặt Tủ để mẫu kết quả... - 20/12/2024
  • Lịch trực toàn bệnh viện từ ngày 23/12 đến ngày 29/12/2024 - 20/12/2024
  • LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH - 02/12/2024
  • Quyết định Số: 3436/QĐ-BVĐKT về Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng... - 19/12/2024
  • Thông báo Số: 962/TB-BVĐKT về việc Tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký... - 19/12/2024
Hôm nay: 22/12/2024 Trang chủ Root

NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRẺ EM

07/07/2017 | 19886 I. DỊCH TỄ HỌC 1. Tần suất Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em đứng hàng thứ 3 sau nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. Bệnh khó điều trị do vi khuẩn kháng thuốc và dễ tái phát. Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này. Đường tiểu hay đường tiết niệu bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang, có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước tiểu cũng là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu vi khuẩn xâm nhập vào đấy. Tất cả các đối tượng đều có thể mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Ở trẻ sơ sinh và bú mẹ trai gái như nhau, sau đó trẻ gái bị nhiều hơn gấp 2- 3 lần so với trẻ trai, điều này được giải thích do niệu đạo nữ ngắn hơn và ở gần hậu môn nên dễ bị nhiễm trùng hơn, ngoài ra trong dịch tiền liệt tuyến có chất diệt khuẩn.2.Vi khuẩn học E.Coli chiếm hàng đầu (88%). Proteus thường gặp ở trẻ trai >1tuổi, trẻ bị sỏi tiết niệu. Klebsiella pneumoniae và Enterococcus thường gặp ở sơ sinh. Staphylococcus albus, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella thường gặp ở những bệnh nhân nằm viện vì bệnh thận-tiết niệu hoặc những bệnh có đặt thông tiểu, sau can thiệp ngọai khoa, những nòi này thường kháng nhiều loại kháng sinh. Nấm và siêu vi hiếm gặp.3. Yếu tố nguy cơ- Thủ thuật thông tiểu là một yếu tố nguy cơ gây bệnh, nếu ống thông lưu càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.- Ở trẻ nhũ nhi, vi khuẩn từ tả lót dính phân có thể đi vào đường tiểu và gây bệnh. Vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân tạo điều kiện dễ bị nhiễm trùng đường tiểu.- Tắc đường ra của bàng quang do sỏi.- Bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng tống xuất nước tiểu của bàng quang làm bàng quang luôn có một lượng nước tiểu ứ đọng sau tiểu tiện.- Những dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu, đặc biệt là bệnh trào ngược bàng quang – niệu quản.- Suy giảm miễn dịch.- Đái đường.- Hẹp bao qui đầu.- Hẹp niệu đạo bẩm sinh.- Uống nước ít.- Chứng són phân.II/ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẨU2.1.Thận2.1.1. Trọng lượng và kích thước Trọng lượng thận của trẻ sơ sinh (12g/3kg thể trọng, chiếm 4 %) . Thận lớn nhanh trong những năm đầu và vào thời kỳ dậy thì.2.1.2. Định khu Trẻ càng nhỏ tuổi bao nhiêu thì cực trên của thận càng nằm ở một vị trí cao và cực dưới của thận càng nằm ở một vị trí thấp bấy nhiêu. Thận phải thường có vị trí thấp hơn thận trái từ 0,5 - 1cm. Theo H.Seipelt, chiều dài của thận tương đương với độ dài của 4 đốt sống thắt lưng đầu tiên cho bất kỳ lứa tuổi nào và không khác biệt giữa trai và gái. Với các đặc điểm về kích thước và định khu như trên, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi nên người thầy thuốc nhi khoa có thể sờ thấy thận bình thường một cách dễ dàng hơn là vào các lứa tuổi về sau. 2.1.3. Cấu trúc Thận trẻ sơ sinh vẫn giữ cấu tạo tiểu thuỳ từ thời kỳ bào thai cho đến trước 2 tuổi. Tỷ lệ giữa phần vỏ thận và phần tuỷ thận ở trẻ sơ sinh là 1 :2,5 và ở người lớn là 1:2 . Như vậy vỏ thận ở trẻ sơ sinh còn ít biệt hoá.2.2. Đài bể thận và niệu quản - Mỗi thận có từ 10 – 12 đài thận, thường được sắp xếp làm 3 nhóm : Trên, giữa và dưới. Hình dáng của đài bể thận rất khác nhau và thay đổi theo từng lứa tuổi. Bể thận của trẻ sơ sinh và trẻ còn bú tương đối rộng, càng phát triển thì càng trở nên tương đối hẹp hơn. - Niệu quản của trẻ sơ sinh đi ra từ bể thận một cách vuông góc, còn ở trẻ lớn thì góc tù. Khẩu kính niệu quản trẻ còn nhỏ càng rộng và thành niệu quản giảm trương lực do các sợi và cơ đàn hồi còn non nớt. Chiều dài niệu quản của trẻ sơ sinh bằng 1/4 chiều dài niệu quản người lớn(6 – 7 cm ) và ngoằn ngèo nhiều hơn nên dễ bị gấp hoặc xoắn tạo điều kiện cho chứng bí đái dễ xảy ra và từ đó có thể đưa đến các bệnh lý thận và bể thận.2.3. Bàng quang - Bàng quang của trẻ sơ sinh nằm ở một vị trí cao hơn bàng quang của trẻ lớn. Một phần của bàng quang lồi vào trong khoang bụng vì vậy dễ sờ thấy cầu bàng quang. Trẻ càng lớn lên thì bàng quang càng xuống thấp dần trong khung chậu. Khi rỗng, bàng quang trẻ nhỏ có hình thoi hoặc quả lê, về sau tròn dần. Về vi thể thành bàng quang cho thấy niêm mạc đã phát triển tốt ngay sau sinh nhưng mô cơ và các sợi đàn hồi chưa phát triển đầy đủ. -Thần kinh bàng quang xuất phát từ đám rối hạ vị và từ các dây thần kinh cùng S3 – S4 để tạo thành đám rối bàng quang. Các chức phận bàng quang được điều khiển từ 3 trung tâm chính là : trung tâm phản xạ tuỷ sống, trung tâm phản xạ ở đại não và trung tâm hữu ý ở đại não. Ngoài ra sau này người ta còn nói đến trung tâm tự động ở vách bàng quang. 2.4. Niệu đạo Niệu đạo trẻ trai có độ rõ rệt hơn so với người lớn. Niệu đạo trẻ gái thường thẳng. Niệu đạo trẻ sơ sinh trai dài 5 – 6 cm, gái 0,8 – 1cm. Trẻ càng lớn lên thì chiều dài niệu đạo càng tăng dần. Đến tuổi dậy thì con trai 6 – 15cm, con gái 2 – 4cm. Màng niêm mạc trẻ em ít nếp nhăn hơn người lớn. Lỗ ngoài niệu đạo trẻ sơ sinh thường mở rộng. Khi trẻ được 1 - 2 tuổi thì lỗ ngoài hẹp lại dần và khi 12 tuổi chỉ còn là một khe nhỏ. Phần sau ống niệu đạo thì bị các nhung mao che lấp và trong chừng mực nào đó, nhung mao này ngăn cản không cho vi khuẩn xâm nhập vào. Một điểm lưu ý là niệu đạo trẻ gái đã ngắn lại nằm gần hậu môn, do đó để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo thì ta phải rửa vùng đáy chậu này từ trước ra sau và khi lau khô cũng vậy.III/ GIẢI PHẨU BỆNH3.1. Viêm bàng quang cấp Niêm mạc xung huyết, phù nề, chấm xuất huyết. Trong trường hợp viêm bàng quang mạn tính thường có túi ngách ở vách bàng quang.3.2. Viêm đài bể thận cấp : Thận to, hiện tượng viêm ở tuỷ và bể thận, nếu không điều trị sẽ có những ổ áp xe nhỏ sau thành ổ lớn. Sau đó thành sẹo.3.3. Viêm đài bể thận mạn : Có sẹo khu trú hay lan toả. Đài bể thận biến dạng. Vi thể : xơ hoá cầu thận, viêm mô kẻ, xơ và teo ống thận.IV/ MỘT SỐ THĂM KHÁM CƠ BẢN HỆ THẬN - TIẾT NIỆU TRẺ EM4.1. Rối loạn tiểu tiện4.1.1. Đái khó4.1.1.1. Định nghĩa : Đi tiểu khó hoặc đau.4.1.1.1.1.Bệnh căna/ Tổn thương đường niệu thấp : Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi bàng quang hay hẹp niệu đạo, van niệu đạo sau, túi phình niệu đạo, hẹp miệng sáo, hẹp bao qui đầu ...b/ Bàng quang thần kinh : Tổn thương hệ thống thần kinh tự động hay không tự động chỉ huy hay sự tháo chảy của bàng quang.4.1.2. Đái rắt 4.1.2.1. Định nghĩa : Tăng số lần đi tiểu.4.1.2.2. Bệnh căna/ Tinh thần: Những trạng thái lo âu hoặc bồn chồn thường kèm theo đái rắt.b/ Tổn thương đường niệu thấp : Tất cả các nguyên nhân đái khó cũng gây ra đái rắt.c/ Đái nhiều : Tất cả các trường hợp đái nhiều, thường kèm theo đái rắt.4.1.3. Đái đêm4.1.3.1 Định nghĩa : Tăng đi tiểu ban đêm, buộc người bệnh phải trở dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu. Bình thường bài tiết nước giảm tiểu trong đêm 2-3 lần so với ban ngày và người khoẻ không trở dậy để đi tiểu.4.1.3.2. Bệnh căna/ Tinh thần : Đái đêm thường kèm theo mất ngủ hoặc lo âu.b/ Tổn thương đường niệu thấp : Tất cả các trường hợp đái khó thường kèm theo đái đêm.c/ Suy tim hoặc suy thận : Đái đêm có thể thấy ở tất cả các bệnh tim hay bệnh thận đã mất khả năng đào thải nước tiểu đậm đặc trong đêm.4.1.4. Đái nhiều4.1.4.1. Định nghĩa : Tăng bài tiết nước tiểu > 150% so với nước tiểu một ngày.4.1.4.2. Bệnh căna/ Đái nhiều sinh lý : Hấp thu quá mức dịch, uống nhiều.b/ Đái tháo nhạt : Đái nhiều có thể quá 5- 10 lít nước tiểu một ngày trong đái tháo nhạt do thiếu hormon chống bài niệu. Đái nhiều cũng thấy trong đái tháo nhạt do bệnh sinh ở thận do tế bào ống thận không nhạy cảm với hormon chống bài niệu.c/ Đái nhiều do đái đường : Là đặc trưng của bệnh đái tháo đường không được điều trị hoặc kém cân bằng với đường máu cao và đường niệu nhiều.d/ Đái nhiều do suy thận tiến triển : Do cơ chế bù trừ, các đơn vị thận lành tăng đến mức tối đa khả năng lọc. Nước tiểu bị đồng tỉ trọng.e/ Đái nhiều do điều trị thuốc lợi tiểu.4.1.5.Đái ra dưỡng trấp : Có dưỡng trấp trong nước tiểu khi thấy nước tiểu đục như sữa. Dấu hiệu tổn thương bạch mạch.4.1.6. Khí niệu : Có không khí trong nước tiểu.4.1.7. Ứ nước tiểu : Còn nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu.4.1.8. Đái rỉ : Đái rỉ là đái nước tiểu không theo ý muốn.4.1.9. Thiểu niệu : Giảm bài niệu hằng ngày, nước tiểu dưới < 300ml/ m2 diện tích cơ thể. Những nguyên nhân của thiểu niệu cũng là nguyên nhân vô niệu.4.1.10. Vô niệu :Thận không bài tiết nước tiểu. Trong vô niệu không có nước tiểu trong bàng quang. Trong bí tiểu tiện, trái lại có nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi tiểu, bàng quang có thể bị căng và có cầu bàng quang .4.2. Đau do nguyên nhân thận tiết niệu – sinh dục4.2.1. Đau do thận : Giản vỏ bao quanh thận do viêm thận, bể thận cấp, viêm cầu thận cấp, bệnh thận do tắc nghẽn gây đau trong khoang thận, đôi khi gây đau vùng thượng vị có nấc và nôn.4.2.2. Đau do hệ thống bể đài thận : Hệ thống bể đài thận bị giản cấp gây cảm giác đau rất dữ dội ở mạn sườn lan về phía vùng hố chậu, các cơ quan sinh dục ngoài và mặt bên trong các đùi còn gọi là cơn đau quặn thận.4.2.3. Đau do bàng quang : Bàng quang bị căng ra cấp tính gây đau dữ dội ở vùng dưới rốn, nhiều khi có kèm hốt hoảng. Hiện tượng căng mạn tính thường không đau.4.2.4. Đau do đường niệu thấp : Tổn thương ở niệu đạo sau và tiền liệt tuyến gây ra các chứng đau lan toả ở vùng quanh hậu môn và trực tràng.4.3. Khám lâm sàng bộ máy thận tiết niệu sinh dục4.3.1. Quan sát Người ta quan sát vùng thắt lưng của bệnh nhân ở tư thế ngồi, hai chân buông thõng. Nếu thấy da đỏ, phù nề, có vùng lồi ở vùng sườn sống thì có thể là triệu chứng của viêm quanh thận. Cũng cần thăm khám cả những bộ phận sinh dục ngoài . Cần tìm xem có dịch chảy ở niệu đạo, viêm đỏ ở lỗ niệu đạo, bìu có sưng hay không. Trường hợp bìu có tăng thể tích , tiến hành phương pháp soi xuyên trong phòng tối bằng một đèn pin bỏ túi. Những u nang chỉ chứa thanh dịch thường đều thấu sáng.4.3.2. Sờ nắn 4.3.2.1. Sờ nắn vùng hố thận : Bệnh nhân nằm ngữa duỗi thẳng, người khám luồn tay dưới lưng ở vùng góc sườn đốt sống, rồi khum ngón tay lại, ấn nhẹ vùng đó, nếu có bệnh thận, ở vùng giáp dưới có thể gây ra cảm giác đau ở sâu. Muốn sờ nắn vào quả thận, người khám đặt ngay bàn tay kia trên vùng hạ sườn tương ứng, vừa ấn nhẹ và bảo bệnh nhân hít vào thật sâu. Thận bên trái bình thường thì không bao giờ nắn thấy được, đôi khi có thể sờ nắn thấy cực dưới của quả thận bên phải ở những bệnh nhân gầy. Cũng có thể sờ nắn được thận bên phải khi bị sa. Nếu thận bị to ra thì có dấu bập bềnh thận theo chiều trước sau.4.3.2.2. Sờ nắn bộ phận sinh dục ngoài : Sờ nắn ở nam giới khá quan trọng. Trước hết loại trừ khả năng thoát vị bẹn. Đồng thời phát hiện viêm niệu đạo.4.3.2.3.Khám toàn thể Các bệnh thận có ảnh hưởng toàn thân, cần khám để phát hiện :- Triệu chứng thứ phát do suy thận và tăng uree huyết.- Triệu chứng thứ phát do tăng huyết áp động mạch.- Triệu chứng thứ phát do giảm protein huyết, các chứng albumin niệu nặng. V/ CÁC XÉT NGHIỆM CẦN CHO CHẨN ĐOÁN NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU5.1. Xét nghiệm phân tích nước tiểu- Về sinh hoá : Protein niệu, glucose niệu, tỷ trọng, pH...- Về tế bào niệu : Hồng cầu , Bạch cầu, trụ...- Về vi trùng học : Soi tươi, nhuộm gram, cấy vi khuẩn...5.2. Xét nghiệm máu : Công thức máu, VSS, cấy máu...5.3. Chẩn đoán hình ảnh :5.3.1. Chụp Xquang :5.3.1.1. Chụp hệ tiết niệu không sữa soạn5.3.1.2. Chụp hệ thận-tiết niệu đường tĩnh mạch(UIV) :+ Phương pháp chụp UIV thông thường+ Chụp cắt lớp thận thông thường+ Chụp cắt lớp thì nhu mô+ Chụp thì nhu mô ở phút đầu tiên+ Ép niệu quản+ Chụp cắt lớp muộn+ Tư thế chếch và nghiêng+ Tư thế nằm sấp+ Chụp hình ảnh động bằng bóng tăng sáng và truyền hình+ Nghiệm pháp rửa thận+ Chụp các phim muộn+ Chụp các phim khi bệnh nhân thở+ Chụp bàng quang+ Chụp bàng quang nghiêng ở tư thế đứng+ Chụp bàng quang niệu đạo khi đái5.3.1.3. Chụp ngược dòng :+ Chụp bể thận – niệu quản ngược dòng+ Chụp bàng quang ngược dòng :
  • Chụp bàng quang- niệu quản trong khi đái
  • Chụp bàng quang muộn
  • Chụp bàng quang đối quang kép
  • Chụp bàng quang hàng loạt
+ Chụp niệu đạo ngược dòng5.3.2. Siêu âm hệ thận – tiết niệu5.3.3. CT Scan5.3.4. Niệu động học5.3.5. Xạ hình niệu5.3.6. Chụp mạch máu VI. SINH LÝ BỆNH 6.1. Cơ chế gây bệnh6.1.1. Bằng đường dưới lên Thường gặp nhất với yếu tố làm dễ là hẹp bao qui đầu ở trẻ trai và niệu đạo ngắn, gần hậu môn, giun kim...ở trẻ nữ.6.1.2. Bằng đường máuRất hiếm, thường sau nhiễm trùng máu, hay gặp ở trẻ sơ sinh.6.2. Những yếu tố thuận lợi làm tăng sinh vi khuẩn6.2.1. Vi khuẩn Sự bám dính vào biểu mô đường tiểu của vi khuẩn và độc lực của nó.6.2.2. Miễn dịch Giảm IgA của niệu đạo, giảm sức đề kháng của bàng quang.6.2.3. Yếu tố cơ học Sự ứ trệ nước tiểu, tắc nghẽn đường tiểu, trào ngược bàng quang-niệu quản, các thủ thuật niệu khoa.6.2.4. Cơ địaNgười bị bệnh đái đường, hội chứng thận hư, người già, thai nghén, trẻ bị suy dinh dưỡng... VII. LÂM SÀNG Thường mơ hồ, có khi không có triệu chứng và thay đổi tuỳ theo tuổi7.1. Viêm bàng quang cấp7.1.1.Ở trẻ nhỏ - Tiêu chảy- Khóc quá mức và không dỗ nín bằng biện pháp thông thường như cho bú , ôm ấp.- Chán ăn.- Sốt.- Buồn nôn , nôn mữa.Các triệu chứng này chỉ gợi ý một nhiễm trùng.7.1.2.Ở trẻ lớn - Đau thắt lưng hay đau bên mạn sườn.- Tiểu rắt hay tiểu nhiều lần .- Són nước tiểu.- Tiểu buốt : Tiểu đau, có khi đau quá trẻ đưa tay bóp dương vật do vậy bàn tay khai ( dấu hiệu bàn tay khai ).- Đau bụng dưới.- Nước tiểu đục, một đôi khi tiểu máu cuối bãi thì có thể là viêm bàng quang chảy máu do E.Coli ( có chất hemolysine) hoặc do Adenovirus týp 11 và 21.7.2. Viêm thận-bể thận cấpThường phối hợp triệu chứng tổng quát và triệu chứng thực thể.7.2.1. Tổng quát Sốt 39- 400C, rét run..7.2.2. Tại chỗĐau lưng, đau hông tự nhiên hoặc khi khám (một hoặc hai bên), đau bụng. Khám sờ thấy thận lớn. Thường kèm triệu chứng viêm bàng quang trước đó. VIII. CẬN LÂM SÀNG 8.1. Tế bào-vi trùng học Đây là xét nghiệm chính, làm trước khi cho kháng sinh.8.1.1. Lấy nước tiểu 8.1.1.1. Lấy giữa dòng: Lấy nước tiểu giữa dòng vào buổi sáng là cách tốt nhất nhưng phải đảm bảo lấy đúng cách.8.1.1.2. Hứng nước tiểu bằng túi dán nhỏ:Dùng cho trẻ nhỏ < 2 tuổi và sơ sinh, ở trẻ tiểu không tự chủ do bệnh lý hoặc những trường hợp cấy giữa dòng bị ngoại nhiễm.8.1.1.4. Đặt thông tiểu :Ít sử dụng vì có thể đưa vi trùng từ ngoài vào. Nước tiểu đựng trong ống nghiệm vô trùng và phải đưa đi xét nghiệm ngay. Nếu chưa đưa đi cấy ngay được thì phải bảo quản ở nhiệt độ 40C nhằm ức chế vi khuẩn cho đến khi cấy.8.1.1.3. Chọc dò bàng quang trên xương mu: Hạn chế sử dụng, chỉ áp dụng trong một số ít trường hợp không thể lấy bệnh phẩm bằng con đường trên.8.1.2. Xét nghiệm vi trùng học8.1.2.1. Soi tươi trực tiếp và nhuộm Gram:8.1.2.2. Cấy nước tiểu:Cấy nước tiểu trên môi trường thạch để xác định vi khuẩn và đếm khuẩn lạc.8.1.2.3. Phân tích kết quả: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được định nghĩa bởi phối hợp vi khuẩn niệu và mủ niệu. - Tiêu chuẩn KASS để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu là:+ Vi khuẩn niệu > 105/ml = 100.000vi khuẩn/ml, thuần một loại vi khuẩn .+ Bạch cầu niệu > 10/mm3 (một số tác giả khác thì >20 hoặc >50)- Một số điều kiện cho kết quả giả:+ Vi khuẩn niệu cao giả có thể do vấy bẩn, đưa xét nghiệm trễ, bảo quản không đúng nhiệt độ.+ Vi khuẩn niệu thấp giả có thể do điều trị kháng sinh trước đó, nước tiểu bị vấy thuốc sát trùng.+ Có bạch cầu niệu nhưng không có vi khuẩn niệu.8.2. Test nhanh Để phát hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu ( nhất là ở cộng đồng ) bằng cách dùng giấy thử để tìm bạch cầu niệu (+) và nitrite (+) dựa trên men leucocyte esterase và men nitrate reductase có trên vi khuẩn.8.3. Cấy máu Trong trường hợp có hội chứng nhiễm trùng rầm rộ. Cấy 3 lần / mỗi 4 giờ.8.4. Xét nghiệm máu + Công thức máu, CRP. + Chức năng thận, điện giải đồ trong các trường hợp nặng hay nghi ngờ có suy thận kèm theo.8.5. Tìm kháng thể kháng vi khuẩn, miễn dịch huỳnh quang8.6. Chẩn đoán bằng hình ảnh + Xquang không chuẩn bị. + UIV : Chỉ định trong một số trường hợp nghi ngờ có dị tật tiết niệu gợi ý qua siêu âm bụng. + Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng thực hiện 3 tuần sau khi hết nhiễm trùng cấp chỉ định trong những trường hợp tái phát nhiễm khuẩn đường tiết niệu và siêu âm có nghi ngờ có dị tật đường tiết niệu hay có trào ngược bàng quang niệu quản. +Xạ hình thận DMSA (2,3 dimercaptosuccinic acid) khi cần khẳng định nhiễm trùng tiết niệu trên trong một số trường hợp không chắc chắn. +Xạ hình thận DTPA : Khi cần chẩn đoán các bệnh lý dị tật tiết niệu có tắc nghẽn quan trọng phải can thiệp phẫu thuật. IX. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG 9.1. Tiến triển Thông thường là thuận lợi, dưới tác dụng kháng sinh nước tiểu sẽ sạch vi khuẩn. Đôi khi không thuận lợi, trẻ vẫn bị nhiễm khuẩn đường tiểu dù đã điều trị kháng sinh, cần xem lại có kháng thuốc không hoặc nguyên nhân chính là do dị dạng hệ tiết niệu...9.2. Biến chứng9.2.1.Toàn thânCó thể bị nhiễm trùng máu thường do vi khuẩn Gram(-) với nguy cơ choáng nhiễm trùng, hoại tử ống thận, bệnh thận kẻ.9.2.2. Tại thận và quanh thậnHoại tử nhú thận, abces thận, thận ứ mủ, viêm quanh thận.9.2.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu tái lại (tái phát hoặc tái nhiễm)9.2.4. Viêm thận - bể thận mãnViêm thận - bể thận mãn do xơ hóa vỏ thận, viêm kẻ thận mãn, xơ teo ống thận, trào ngược bàng quang - niệu quản (90%) còn gọi là bệnh thận trào ngược. X . ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG 10.1. Nguyên tắc điều trị Mục đích chủ yếu điều trị là vô khuẩn hóa nước tiểu nhanh chóng và ngừa sẹo hóa thận. Điều trị sớm và triệt để ngay sau khi lấy nước tiểu xét nghiệm vi trùng học. Chọn kháng sinh rẻ tiền, ít độc mà vẫn có hiệu quả nhờ phổ rộng, đặc hiệu. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng cách xét nghiệm tế bào-vi trùng ngày thứ 3 và ngày thứ 15. Tham khảo kháng sinh đồ. Điều trị dự phòng tái phát và điều trị dị tật hệ tiết niệu nếu có.10.2. Phác đồ điều trị10.2.1. Viêm bàng quang cấp (Nhiễm trùng đường tiểu thấp)Chỉ cần uống một loại kháng sinh từ 7-10 ngày. Chọn một trong các loại sau:- Amoxicillin : 50mg/kg/ngày chia 3lần- Nitrofurantoine : 5-10mg/kg/ngày chia 3lần- Bactrim (Sulfamethoxazole) : 20-30mg/kg/ngày và Trimethoprim : 4-6mg/kg/ngày) chia 2lần- Cephalosporin IG (Cephalexine): 50mg/kg/ngày chia 3 lần- Augmentin (Amoxicillin+Ac.Clavulanique) : 50mg/kg/ngày chia 2 lần.10.2. 2. Viêm thận-bể thận cấp (Nhiểm trùng đường tiểu cao)Phải kết hợp 2 loại kháng sinh đường tiêm trong 3-5 ngày đầu để đạt nồng độ cao tại thận. Tổng thời gian điều trị là 15 ngày, tối thiểu là 10 ngày. Cấy nước tiểu cứ mỗi 3 tháng / 2 năm.10.2.2.1.Khi chưa có kháng sinh đồ: Có thể chọn Cephalosporin 3G (Cefotaxime hoặc Ceftriaxone) hoặc Amoxicillin tiêm phối hợp Aminoside (Gentamycin)- Cefotaxime (Claforan): 50-100mg/kg/ngày chia 3lần- Ceftriaxone(Rocephin): 50mg/kg/ngày chia 3 lần- Gentamycin: 2mg/kg/ngày chia 2 lần.10.2.2.2. Khi có kháng sinh đồ: Tùy theo diễn tiến trên lâm sàng để có thể chuyển thuốc tiêm sang đường uống và cũng có thể dùng một loại kháng sinh.10.2.2.3. Dẫn lưu nước tiểu:Dẫn lưu trong trường hợp có tắc nghẽn, điều trị ngay dị tật đường tiểu.10.3. Dự phòngNếu nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát nhiều lần thì phải điều trị dự phòng bằng Bactrim hoặc Nitrofurantoin vói liều 1/3 liều bình thường, uống một lần từ 2 - 4 tuần hoặc hàng năm nếu còn hiện tượng trào ngược bàng quang - niệu quản hay tắc nghẽn đường tiểu. Phải giới hạn và đảm bảo vô khuẩn khi làm thủ thuật thông dò đường tiểu. Phải theo dõi tác dụng phụ và độc tính của thuốc, phải cấy nước tiểu mỗi 1-2 tháng/năm để đề phòng vi khuẩn kháng thuốc và phát hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát mà không có triệu chứng lâm sàng. Phải giải quyết ngoại khoa với những bất thường đường tiểu được phát hiện. Các vấn đề như uống nhiều nước, vệ sinh vùng hội âm hàng ngày, điều trị táo bón, điều trị hẹp bao qui đầu, phòng chống suy dinh dưỡng...cũng có ý nghĩa dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.XI.THEO DÕI Các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu đều cần phải cấy lại nước tiểu 1 tuần sau khi chấm dứt điều trị để chứng minh nhiễm khuẩn đường tiết niệu đã hết. Nếu có hiện tượng trào ngược cần lấy lại mỗi tháng trong 3 tháng đầu, mỗi 3 tháng trong 6 tháng và sau 2 lần trong năm.

Tác giả bài viết: BS Nguyễn Quốc Tính

Nguồn tin: Phòng Chỉ đạo tuyến BVĐK tỉnh Bình Định

Tác giả bài viết :

Nguồn tin :

Bài viết khác Xem tất cả

Thông tin tình hình dịch bệnh COVID-19 tỉnh Bình Định, tính đến 6h00 ngày 05/3/2022 Root 511 lượt xem

Thông tin tình hình dịch bệnh COVID-19 tỉnh Bình Định, tính đến 6h00 ngày 05/3/2022

05/03/2022 | 511 Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19 tại Việt Nam ngày 19/8/2021 Root 468 lượt xem

Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19 tại Việt Nam ngày 19/8/2021

19/08/2021 | 468 Thông tin về việc phân công thường trực phòng, chống dịch bệnh viêm hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (COVID–19) từ ngày 24/5 đến 30/5/2021 Root 448 lượt xem

Thông tin về việc phân công thường trực phòng, chống dịch bệnh viêm hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (COVID–19) từ ngày 24/5 đến 30/5/2021

21/05/2021 | 448 Sẽ phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư đầu cổ ngay tại Bình Định Root 1056 lượt xem

Sẽ phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư đầu cổ ngay tại Bình Định

06/05/2019 | 1056 Phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm. Niềm vui từ một bước tiến dài Root 3984 lượt xem

Phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm. Niềm vui từ một bước tiến dài

03/12/2018 | 3984 NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRẺ EM Root 19887 lượt xem

NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRẺ EM

07/07/2017 | 19887

Văn bản mới

Nghị định Số: 06/2023/NĐ-CP 21/02/2023 Quyết định số 115/QĐ-BNV 24/02/2022 Số 39/QĐ-UBND 05/01/2021 Quyết đinh số: 4946/QĐ-BYT 26/11/2020 Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế 05/7/2019 Quyết định số: 7435/QĐ-BYT 14/12/2018 Thông tư Số: 39/2018/TT-BYT 30/11/2018 Quyết định số: 98/QĐ-BV 08/01/2019

Tin mới nhất

Thông báo Số: 969/TB-BVĐKT về việc Gia công, lắp đặt Tủ để mẫu kết quả xét nghiệm bệnh nhân nội trú; Tủ để hồ sơ; Kệ để vật tư tiêu hao của một số khoa cận lâm sàng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định Thông báo Số: 969/TB-BVĐKT về việc Gia công, lắp đặt Tủ để mẫu kết quả xét nghiệm bệnh nhân nội trú; Tủ để hồ sơ; Kệ để vật tư tiêu hao của một số khoa cận lâm sàng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định Lịch trực toàn bệnh viện từ ngày 23/12 đến ngày 29/12/2024 Lịch trực toàn bệnh viện từ ngày 23/12 đến ngày 29/12/2024 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH Quyết định Số: 3436/QĐ-BVĐKT về Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định Quyết định Số: 3436/QĐ-BVĐKT về Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định Thông báo Số: 962/TB-BVĐKT về việc Tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký tuyển dụng viên chức năm 2024 Thông báo Số: 962/TB-BVĐKT về việc Tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký tuyển dụng viên chức năm 2024 Công văn Số: 3630/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá Công văn Số: 3630/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá

Đối tác

  • Kênh truyền thông chính sách Zalo Official Account của Bộ Nội vụ
  • Sở Y tế Bình Định
  • Văn phòng điện tử
  • UBND Tỉnh Bình Định
  • Báo Bình Định
  • Bộ y tế

Video

Mạng xã hội

Thống kê truy cập

Đang online: 7

Hôm nay: 241

Hôm qua: 1183

Tổng: 373265

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Địa chỉ: 106 Nguyễn Huệ, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Email: bvdakhoatinh@syt.binhdinh.gov.vn

Điện thoại: 0256.3822184

Fax: 0256. 3825455

Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Sốc Nhiễm Trùng đường Tiết Niệu